Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, October 26, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Việt Nam xử lý trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật Việt Nam là công việc nội bộ và không một cá nhân, tổ chức, quốc gia nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.


Vụ việc của luật sư Nguyễn Văn Đài đã từng hai lần bị xét xử về tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88-Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009: 27/11/2007 Tòa án Nhân dân Tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân về tội danh theo điều 88, sau khi xem xét Hội đồng xét xử phúc thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Văn Đài 4 năm tù giam, thời gian quản chế 4 năm, Lê Thị Công Nhân 3 năm tù giam, thời gian quản chế 3 năm, về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo khoản 1, điều 88, Bộ luật Hình sự (đối với Nguyễn Văn Đài giảm 1 năm tù giam so với bản án sơ thẩm hình sự vào ngày 11/5/2007). Lần thứ hai, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà tiếp tục bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 16/12/2015 cũng với tội danh theo điều 88-BLHS hiện đang chờ đưa ra xét xử.


Bị can Nguyễn Văn Đài


Với tính chất tái phạm như của Nguyễn Văn Đài có thể sẽ bị xét xử theo khoản 2 điều 88 BLHS với tình tiết tăng nặng được quy định tại phải chịu tăng nặng Điều 48-Các tình tiết tăng nặng tại điểm g: “Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;” thì luật sư Nguyễn Văn Đài thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần, tái phạm và thậm chí là tái phạm nguy hiểm. Bởi Nguyễn Văn Đài không thuộc ttường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại điều 64-Bộ LHS.

Với một tên tội phạm xâm phạm vào an ninh quốc gia như Nguyễn Văn Đài lẽ ra các nước, các dân biểu phải ủng hộ Việt Nam trong việc xử lý nghiêm minh theo pháp luật thì 73 dân biểu đại diện cho một số quốc gia lại ra thông cáo chung gửi lên Thủ tướng Việt Nam yêu cầu thả vô điều kiện đối với Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà. Thật vô lý và nực cười cho những người mang danh "dân biểu" (Nghị sĩ) ở một số nước tham gia vào thông cáo chung này. Bởi lẽ:

Dân biểu chỉ là nghị sĩ trong cơ quan lập pháp của một quốc gia nhất định nên tốt nhất hãy làm tốt chức năng của mình trong việc tham gia góp ý làm luật cho phù hợp, tránh xảy ra tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo hay thậm chí buông lỏng quản lý xã hội của quốc gia mình do thiếu luật. Làm tròn nhiệm vụ của một dân biểu mà cử tri quốc gia dân biểu đại diện gửi gắm trước khi "rỗi thời gian" quan tâm đến việc của quốc gia khác. 

Việc can thiệp vào hoạt động tư pháp của Việt Nam, nhất là xét xử đối với tội phạm xâm phạm an ninh Quốc gia là vi phạm nguyên tắc của Luật Quốc tế, đặc biệt khi đưa ra những đòi hỏi phi lý không thể chấp nhận. Đây là một nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong Nghị quyết về nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" được thông qua năm 1965 với việc "tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia" và nguyên tắc này còn được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyến bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước Henxinki năm 1975, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari năm 1973 về lập lại hòa bình tại Việt nam... Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung, tội xâm phạm an hinh quốc gia nói riêng ở Việt Nam là do cơ quan tố tụng hình sự tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự Việt Nam mà không một cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước hay một quốc gia khác có thể can thiệp. Mặt khác, việc coi một hành vi là tội phạm hay không phải là tội phạm là quyền của mỗi quốc gia và chỉ do cơ quan lập pháp tiến hành. Theo đó, các dân biểu không có tư cách để có thể can thiệp vào hoạt động tư pháp của Việt Nam khi Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự đã quy định và có hiệu lực pháp luật.

Các dân biểu lớn tiếng cho rằng Nguyễn Văn Đài chỉ đấu tranh cho cho quyền tự do, dân chủ ? xin thưa rằng, các ông, bà dân biểu có ở Việt Nam đâu mà biết được hành vi của Nguyễn Văn Đài vi phạm như thế nào ? Nếu Nguyễn Văn Đài thực sự không vi phạm vào Bộ luật hình sự Việt Nam thì các đại biểu Quốc hội ở Việt Nam sẽ lên tiếng chứ không cần các dân biểu nước ngoài phải lên tiếng. Có bao giờ các dân biểu tự hỏi mình xem, một hành vi xâm phạm an ninh quốc gia ở quốc gia mình mà mình lại đứng lên để bảo vệ cho kẻ đó hay chưa ? hay chỉ biết nói, lên tiếng theo ý chí chủ quan thông qua những chứng cứ không phải do cơ quan điều tra Việt Nam cung cấp. 

Đồng thời, các dân biểu gửi thư đến Thủ tướng Việt Nam là không đúng thẩm quyền và Thủ tướng Việt Nam không có quyền để thả hay tuyên vô tội. Những tưởng, các ông bà dân biểu phải hiểu rằng, Thủ tướng chỉ là người đứng đầu cơ quan hành pháp thì không ở quốc gia nào có quyền về tư pháp hoặc can thiệp sang hoạt động của cơ quan tư pháp. Sao, dân biểu lại gửi thư lên Thủ tướng Chính phủ ? đó là một đòi hỏi vô lý, đòi hỏi làm cho chính Thủ tướng không thể trả lời và không thể thực hiện.

Tội phạm và xử lý tội phạm của Việt Nam phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam không một hành vi nào có thể can thiệp và mọi hành vi can thiệp đều bất hợp pháp và không được chấp nhận. Mỗi quốc gia có đặc điểm riêng , có chủ quyền độc lập cần phải được tôn trọng và cực lực lên án hành vi can thiệp, vu khống của bất kỳ cá nhân, tổ chức, quốc gia nào trên thế giới.

VT (chiasekienthucnet)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X