(chiasekienthucnet)-Tù nhân Đặng Xuân Diệu (phạm nhân của trại giam Xuyên Mộc-trại giam số 5-Thanh Hóa) được Nhà nước ta mở lượng khoan hồng cho đi Pháp chữa bệnh bắt đầu từ chiều 12/01/2017, với Nhân dân Việt Nam sự ra đi chữa bệnh của phạm nhân Diệu là một sự chạy trốn "đê hèn".
Lật lại vụ án xét xử 14 đối tượng âm mưu lật đổ chính quyền Nhân dân, trong đó có Đặng Xuân Diệu, chúng ta thấy Diệu cùng đồng phạm đã cố gắng hủy hoại Nhân dân Việt Nam mà trực tiếp là cuộc sống hòa bình, ổn định và yên lành.
Diệu và đồng phạm hầu tòa về tội danh chống chính quyền Nhân dân
Trong hai ngày 8 và 9/1/2013, tại thành phố Vinh, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm, công khai xét xử 14 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 1 và khoản 2 - Điều 79 - Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Các bị cáo gồm: Hồ Đức Hòa (sinh năm 1974, trú tại xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An); Đặng Xuân Diệu (sinh năm 1979, trú tại xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An); Lê Văn Sơn (sinh năm 1985, trú tại thôn 2, Trinh Hà, xã Hoàng Trung, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa); Nguyễn Đặng Minh Mẫn (sinh năm 1985, trú tại tại số 511, đường Kiên Thị Nhẫn, khóm 3, phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Đình Cương (sinh năm 1981, xóm 4, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An); Đặng Ngọc Minh (sinh năm 1957, tại số 511, đường Kiên Thị Nhẫn, khóm 3, phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Văn Duyệt (sinh năm 1980, tại xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Ngoài ra, các bị cáo còn có Nguyễn Văn Oai (sinh năm 1981, xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An); Nông Hùng Anh (sinh năm 1983, tại số 16, ngõ 10A, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn); Nguyễn Xuân Anh (sinh năm 1982, tại xóm 4, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An); Hồ Văn Oanh (sinh năm 1985, tại xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An); Thái Văn Dung (sinh năm 1988, tại xóm 4, xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An); Trần Minh Nhật (sinh năm 1988, tại thôn Yên Thành, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng); Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (sinh năm 1980, tại số 511, đường Kiên Thị Nhẫn, khóm 3, phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Đặc biệt, có 3 mẹ con cùng bị truy tố trong vụ án này là Đặng Ngọc Minh, cùng con trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc và con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Các bị cáo gồm: Hồ Đức Hòa (sinh năm 1974, trú tại xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An); Đặng Xuân Diệu (sinh năm 1979, trú tại xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An); Lê Văn Sơn (sinh năm 1985, trú tại thôn 2, Trinh Hà, xã Hoàng Trung, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa); Nguyễn Đặng Minh Mẫn (sinh năm 1985, trú tại tại số 511, đường Kiên Thị Nhẫn, khóm 3, phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Đình Cương (sinh năm 1981, xóm 4, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An); Đặng Ngọc Minh (sinh năm 1957, tại số 511, đường Kiên Thị Nhẫn, khóm 3, phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Văn Duyệt (sinh năm 1980, tại xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Ngoài ra, các bị cáo còn có Nguyễn Văn Oai (sinh năm 1981, xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An); Nông Hùng Anh (sinh năm 1983, tại số 16, ngõ 10A, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn); Nguyễn Xuân Anh (sinh năm 1982, tại xóm 4, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An); Hồ Văn Oanh (sinh năm 1985, tại xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An); Thái Văn Dung (sinh năm 1988, tại xóm 4, xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An); Trần Minh Nhật (sinh năm 1988, tại thôn Yên Thành, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng); Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (sinh năm 1980, tại số 511, đường Kiên Thị Nhẫn, khóm 3, phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Đặng Xuân Diệu cùng các đồng phạm tại phiên tòa (Ảnh VietNam+)
Đặc biệt, có 3 mẹ con cùng bị truy tố trong vụ án này là Đặng Ngọc Minh, cùng con trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc và con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, cùng lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, xét tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt: Hồ Đức Hòa; Lê Văn Sơn; Đặng Xuân Diệu mỗi bị cáo 13 năm tù; Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị phạt 8 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Mỗi bị cáo còn bị phạt quản chế cấm đi khỏi nơi cư trú 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Các bị cáo: Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Đình Cương; Thái Văn Dung; Nguyễn Văn Duyệt, mỗi bị cáo bị phạt 4 năm tù, phạt quản chế cấm đi khỏi nơi cư trú 4 năm; Trần Minh Nhật bị phạt 4 năm tù, phạt quản chế cấm đi khỏi nơi cư trú 3 năm; Nông Hùng Anh, Đặng Ngọc Minh mỗi bị cáo bị phạt 3 năm tù, phạt quản chế cấm đi khỏi nơi cư trú 4 năm; Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh mỗi bị cáo bị phạt 3 năm tù, phạt quản chế cấm đi khỏi nơi cư trú 3 năm; Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc bị phạt 3 năm tù treo, thử thách 37 tháng 16 ngày và được thả tự do tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các bị cáo đã được tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là Việt Tân), móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Các đối tượng bị truy tố trong vụ án này đã được tổ chức “Việt Tân” kết nạp, đặt bí danh, giao nhiệm vụ, tiền và phương tiện để về nước hoạt động, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Số đối tượng tham gia hoạt động đông, phạm vi ở nhiều địa phương trên toàn quốc và cả ở nước ngoài; có sự cấu kết và chỉ đạo chặt chẽ của các đối tượng hoạt động ở ngoài nước.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các bị cáo đã được tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là Việt Tân), móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Các đối tượng bị truy tố trong vụ án này đã được tổ chức “Việt Tân” kết nạp, đặt bí danh, giao nhiệm vụ, tiền và phương tiện để về nước hoạt động, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Số đối tượng tham gia hoạt động đông, phạm vi ở nhiều địa phương trên toàn quốc và cả ở nước ngoài; có sự cấu kết và chỉ đạo chặt chẽ của các đối tượng hoạt động ở ngoài nước.
Trong quá trình điều tra, cũng như xét hỏi công khai tại phiên tòa, bị cáo Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đình Cương... không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, nhưng đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An đã dẫn ra nhiều bằng chứng thu thập trong quá trình điều tra, cũng như các bút lục trong hồ sơ vụ án mà các bị cáo đã khai nhận với cơ quan điều tra trước đó, chứng minh hoạt động phạm tội của các bị cáo.
Những đối tượng này móc nối, câu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài, để tập hợp lực lượng thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng hình thức “bất bạo động,” thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Các bị cáo Hồ Đức Hòa, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, tuy tham gia hoạt động đắc lực cho tổ chức "Việt Tân," nhưng trong quá trình điều tra và thẩm vấn tại tòa đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn, hối cải nên Hội đồng xét xử đã giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, thể hiện tính khoan hồng của pháp luật Việt Nam.
Trong vụ án này còn có các bị can Nguyễn Xuân Kim, Thái Văn Tư và Lê Sỹ Sáng đã bỏ trốn trước khi bị phát hiện. Cơ quan An ninh điều tra-Bộ Công an đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Các bị cáo Hồ Đức Hòa, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, tuy tham gia hoạt động đắc lực cho tổ chức "Việt Tân," nhưng trong quá trình điều tra và thẩm vấn tại tòa đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn, hối cải nên Hội đồng xét xử đã giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, thể hiện tính khoan hồng của pháp luật Việt Nam.
Trong vụ án này còn có các bị can Nguyễn Xuân Kim, Thái Văn Tư và Lê Sỹ Sáng đã bỏ trốn trước khi bị phát hiện. Cơ quan An ninh điều tra-Bộ Công an đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Trốn chạy "đê hèn"
Tính đến thời điểm hiện nay, phạm nhân Đặng Xuân Diệu đã chấp hành được 1/3 số thời gian chấp hành án tù giam được Nhà nước Việt Nam mở lượng khoan hồng cho đi Pháp chữa bệnh và cho phép tị nạn chính trị. Đây là một sự nhục nhã và xấu hổ trước gia đình, dòng tộc, bạn bè và người dân Việt Nam của tội phạm Đặng Xuân Diệu. Xong, dường như những kẻ ném đá dấu tay, những tên tội phạm cùng hội cùng thuyền lại "ca tụng" cổ vũ làm cho chính Đặng Xuân Diệu càng cảm thấy ê chề hơn.
Dù Diệu có đi đâu, ở đâu vẫn chỉ là tội phạm chống chính quyền Nhân dân đối với người dân Việt Nam. Tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là người đã bị kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và chỉ được xóa án tích (trở thành công dân bình thường) khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định-riêng đối với tội phạm xâm phạm vào an ninh quốc gia chỉ được xóa án tích sau khi chấp hành xong bản án và có đơn được tòa án chấp nhận bằng quyết định. Đối với tội phạm Đặng Xuân Diệu thì sao ? vẫn là một tên tội phạm ở Việt Nam chưa chấp hành xong bản án và chưa được tòa án xóa án tích. Vậy thì, sự ra đi của Diệu lần này là gì ? chính là sự trốn chạy bản án, trốn chạy hình phạt mà bản thân phải chấp hành với hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng của mình. Nhiều tù nhân ở Việt Nam chấp hành án trung thân, tù có thời hạn,... họ vẫn cố gắng lao động, cải tạo để được nhà nước đặc xá hoặc đại xá nhưng còn Diệu thì sao ?
Phạm nhân Đặng Xuân Diệu không chịu lao động, cải tạo để trở thành người tốt, công dân có ích cho xã hội mà luôn tìm cách "bày trò" trong quá trình lao động, cải tạo tại trại giam số 5. Diệu sử dụng mọi thủ đoạn như tuyệt thực, tự "hành xác" để tạo cớ mắc bệnh,... Đây là những thủ đoạn "đê hèn" mà chỉ có những phạm nhân không chịu hướng thiện, không chịu cải tạo vẫn thường làm.
Mặt khác, Đặng Xuân Thiện từ bỏ quê hương, từ bỏ gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè để đi tị nạn chính trị ở xứ người cũng là một nỗi nhục nhã, một nỗi đau mà chính Diệu lúc này đang phải chịu. Sự đau đớn này không chỉ là một sự xỉ nhục mà còn là nỗi đau không bao giờ có thể xóa được đối với một kẻ vừa là tội phạm chống lại Nhân dân vừa là kẻ phải trốn chạy khỏi sự trừng trị của Nhân dân.
Bản thân Diệu sinh ra mang dòng máu đỏ, da vàng, quốc tịch Việt Nam mà phải chấp nhận đi tị nạn theo kiểu sống không bằng chết ở xứ người thì thử hỏi có còn xứng đáng. Cuộc sống của Diệu ở xứ người liệu có tốt đẹp hơn khi người bản xứ họ vẫn nhìn Diệu chỉ là một tên tội phạm trốn chạy như người Việt Nam nhìn Diệu ? Liệu cuộc sống tị nạn của Diệu có tốt hơn những kẻ trốn chạy trước đó như: Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,...
Chính sách nhân đạo, khoan hồng cho người phạm tội ở Việt Nam là một nguyên tắc vừa mang tính Hiến định, vừa được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam và trường hợp của Đặng Xuân Diệu cũng như bao tên tội phạm khác xin đi tị nạn đều được Nhà nước chấp thuận khi có đủ các điều kiện quy định. Tuy nhiên, trường hợp của Đặng Xuân Diệu lần này cũng giống như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,.. hàng loạt báo, đài, blog phản động cố tình xuyên tạc chính sách nhân đạo của Việt Nam họ cho rằng Việt Nam phải chấp nhận vì sự ép buộc, thúc ép của các tổ chức nhân quyền,... Chúng tôi cũng xin nhắc lại rằng, Việt Nam là một quốc gia độc lập không một quốc gia, tổ chức quốc tế nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việt Nam chỉ thực hiện những chính sách pháp luật do chính Nhà nước Việt Nam ban hành hoặc điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết hoặc thừa nhận. Mọi sự xuyên tạc đều vi phạm pháp luật Việt Nam và sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
VT (chiasekienthucnet)