(Tindautruongdanchu)-Cách
mạng Tháng Mười đã làm rung chuyển thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại
nó đã chứng tỏ mọi chế độ xã hội dựa trên nô dịch, bóc lột đều cần phải và có
thể xóa bỏ, thiết lập một chế độ xã hội mới, một nhà nước kiểu mới của nhân dân
lao động.
>Kẻ chống cộng cực đoan Lê Mỹ Hạnh và con đường 'chết'!
>Lại một tờ tin nhái báo Pháp luật để xuyên tạc cần phải điều tra xử lý
>Lại một tờ tin nhái báo Pháp luật để xuyên tạc cần phải điều tra xử lý
>Quỹ đầu tư HigherOrderVC bang California sẽ làm được gì về vụ 5 nhà báo gốc Việt bị sát hại
Cách mạng Tháng Mười có sức động viên, cổ vũ lớn lao cho chế độ mới, động viên, cổ vũ lớn lao nhân dân lao động xây dựng chế độ mới đó. Nhân dân lao động bao gồm công nhân, nông dân, trí thức, người làm dịch vụ, là lực lượng đông đảo trong dân cư, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, lần đầu tiên đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. Như thế, Cách mạng Tháng Mười không chỉ đóng khuôn tác dụng đối với nước Nga, dân tộc Nga, mà điều quan trọng hơn và sâu sắc hơn là mở ra cả một thời đại mới, thời đại của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tìm đường đem lại hạnh phúc cho nhân dân, theo đó nhanh hay chậm, trước hay sau dần dần sẽ tìm ra chân lý: đi lên CNXH. Ðúng là: "Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên toàn thế giới". (1)
Chế
độ XHCN hiện
thực ở Liên Xô do cuộc Cách mạng Tháng Mười mang lại, đã từng tỏ rõ những ưu việt
của mình, tạo nên những quan hệ tốt đẹp giữa người với người, tạo nên bước tiến
thần kỳ, chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành một cường quốc. Trong thực tiễn,
chế độ xã hội tốt đẹp ở Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ đến các trào lưu cách mạng
trên thế giới. Và, một điều trớ trêu, khi có Liên Xô làm đối trọng, các nước đế
quốc chủ nghĩa đã từng tiếp thu một số mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội để hòng
khắc phục khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản, thực hiện thủ đoạn mị dân, nhằm
duy trì và kéo dài chế độ tư bản chủ nghĩa.
Ảnh
hưởng của Cách mạng Tháng Mười càng lớn, thì giai cấp công nhân và nhân dân lao
động càng nức lòng phấn khởi, tự hào, càng trân trọng, ngưỡng mộ, biết ơn, bảo
vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Mười. Trong khi đó, các thế lực
thù địch chủ nghĩa xã hội càng ra sức xuyên tạc, bôi nhọ. Từ khi Liên Xô tan vỡ,
những người có lợi ích đối lập với chủ nghĩa xã hội càng hí hửng, họ tung ra luận
điệu "Cách mạng Tháng Mười là sự đẻ non, là sự sai lầm của lịch sử".
Thật ra, ngay từ những năm 1917, 1918, ở nước Nga các học giả tư sản cùng những
người "cơ hội hữu khuynh" cũng đã từng bài xích Cách mạng Tháng Mười,
họ khuyên hãy làm cách mạng tư sản đã, hãy để cho chủ nghĩa tư bản ở Nga phát
triển hết mức đã rồi hãy làm cách mạng vô sản! Bằng lý luận và thực tiễn sống động,
V.I.Lê-nin đã chiến đấu sắc bén đập tan những luận điệu phi biện chứng lịch sử
đó.
Có
thể nói, Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lý luận và thực tiễn,
một mặt là sự thể nghiệm chủ nghĩa Mác, vận dụng chủ nghĩa Mác, mặt khác là sự
phát triển chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo. C.Mác, trong những học thuyết của
mình đã chỉ ra vai trò to lớn của chủ nghĩa tư bản phủ định chế độ phong kiến,
phát triển lực lượng sản xuất nhân loại, đồng thời vạch ra những mâu thuẫn cơ bản
của chủ nghĩa tư bản làm cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa không
phải là vĩnh cửu, trái lại đòi hỏi tất yếu ra đời và còn tạo những tiền đề cho
sự ra đời chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản. Vì sống trong điều kiện
chủ nghĩa tư bản còn đang ở giai đoạn phát triển cho nên C.Mác dự báo cách mạng
vô sản phải nổ ra đồng đều ở hầu hết các nước "văn minh" thì mới có
thể thắng lợi. V.I.Lê-nin sống trong thời điểm chủ nghĩa tư bản đã phát triển
sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc. Người đã phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới, chỉ ra rằng, chủ nghĩa đế quốc
phát triển không đều về kinh tế và chính trị, từ đó cách mạng xã hội chủ nghĩa
có thể nổ ra thắng lợi trước tiên ở khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ
nghĩa đế quốc. Và, Tháng Mười (theo lịch Nga) năm 1917, một cuộc cách mạng vô sản
đã diễn ra và thắng lợi ở nước Nga rộng lớn dưới ánh sáng của lý luận và thực
tiễn đó. Như thế Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi là phù hợp với
quy luật phát triển khách quan của lịch sử, chứ tuyệt nhiên không phải là sản
phẩm của một ý tưởng thuần túy, không phải là một "quái dị" của lịch
sử. Có thể nói, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại tự nó là một thành tựu lý
luận và thực tiễn, vừa bảo vệ thành công lại vừa phát triển chủ nghĩa Mác, là một
sản phẩm rực rỡ sáng ngời của chủ nghĩa Mác - Lê-nin - hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân quốc tế.
Một
thành quả cụ thể, trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười Nga là chủ nghĩa xã hội với
tính cách một chế độ xã hội mới được xây dựng ở Liên Xô. Chủ nghĩa xã hội hiện
thực ấy đã tồn tại gần ba phần tư thế kỷ 20. Nhân dân lao động thế giới chăm
chú theo dõi với đầy tình cảm thân yêu, ra sức bảo vệ, tìm thấy ở đấy chỗ dựa
đáng tin cậy và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh của mình. Ngược lại, các thế lực
đại diện cho "thế giới cũ" thì rất hằn học và họ tìm kiếm mọi thủ đoạn
để thủ tiêu. Ngày nay, sự kiện Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô không còn, đã trở thành biến cố lịch sử lớn lao nhất của thập niên cuối thế
kỷ 20, làm cho nhân loại tiến bộ xót xa nhưng các thế lực thù địch của chủ
nghĩa xã hội lại vui mừng khôn xiết. Chính vì ảnh hưởng vô cùng lớn lao của cuộc
Cách mạng Tháng Mười vĩ đại và thành quả của nó đối với thế giới, mà khi Liên
Xô tan vỡ đã tác hại không nhỏ, từ đấy tình hình thế giới trở nên bất trắc, khó
lường kéo dài.
Không
thể coi nguyên nhân tan vỡ Liên Xô là tại chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngược lại,
chỉ có thể nói chính ở những thời điểm mà nguyên tắc xã hội chủ nghĩa bị vi phạm,
một đường lối sai lầm không nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội được thực
hiện, nhân dân lao động Liên Xô thiếu tin tưởng ủng hộ, đã tạo thêm cơ hội cho
những thế lực đen tối quay ngược bánh xe lịch sử. Phải bình tĩnh, tỉnh táo nhận
xét rằng, nếu như Công xã Pa-ri năm 1871 chỉ tồn tại 72 ngày đã cho giai cấp
công nhân và nhân dân lao động thế giới bài học quý giá về khởi nghĩa giành
chính quyền, về ý niệm sơ khai xã hội mới, thì Cách mạng Tháng Mười Nga với Nhà
nước Xô-viết tồn tại 74 năm đã cho nhân loại tiến bộ bài học vô giá. Ðó là một
chủ nghĩa xã hội hiện thực với những ưu điểm rất cơ bản của nó cần được giữ
gìn, bảo vệ, phát huy, và cả một số khuyết điểm cần phải tránh, có thể tránh.
Và, cũng phải bình tâm nhận thức rằng, Ðảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên
Xô đã lĩnh trách nhiệm đi tiên phong khai phá con đường mới, đột phá xây dựng một
chế độ xã hội chưa từng có trong lịch sử, cho nên ưu khuyết, đúng sai, hay dở của
mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực là lẽ tự nhiên. Ðiều quan trọng là phải có một
đường lối chính xác, biết phát huy cái đúng và sửa trúng cái sai. Tiếc rằng, những
năm cuối cùng của thập kỷ 80 thế kỷ 20, một đường lối cải tổ sai lầm đưa Liên
Xô đi chệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa, cùng với những nguyên nhân quan trọng
khác, đã dẫn Liên Xô đến chỗ tan rã, rút cuộc không bảo vệ và phát huy được
thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Cuộc
đại Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lê-nin cùng hoạt động cách mạng
thực tiễn, đã là những yếu tố quyết định dẫn Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường
đi đúng đắn của Cách mạng Việt Nam, góp phần rất quan trọng vào nguồn gốc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường mới,
đó là: một dân tộc lạc hậu, khi điều kiện chín muồi, thì cách mạng vô sản có thể
nổ ra, trước làm cách mạng giải phóng dân tộc, sau làm cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Dĩ nhiên phải có sự lãnh đạo của Ðảng Mác-xít - Lê-ni-nít - chính đảng
tiền phong của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng
Tháng Mười cùng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã dày công sáng lập nên
Ðảng Cộng sản Việt Nam. Và, ngay từ buổi đầu thành lập Ðảng, Nguyễn Ái Quốc đã
vạch ra Chính cương vắn tắt, theo đó đã "chủ trương làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản", (2) cũng tức là
làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tiếp
thu lý tưởng cách mạng của Cách mạng Tháng Mười cùng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, từ ngày ra đời đến nay, Ðảng ta luôn luôn xác định đường
lối cơ bản: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Non một thế kỷ qua,
cách mạng nước ta diễn ra sôi động theo đúng quy luật tiến hóa của lịch sử, đem
lại những biến đổi to lớn, đẹp đẽ, sâu sắc về đất nước, xã hội và con người.
Trước
những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, bập phải luận điệu của những
phần tử cơ hội hữu khuynh quốc tế, ở nước ta cũng có người nói "lịch sử mấy
chục năm qua là sai lầm", và rằng "chủ nghĩa Mác là đồ xa xỉ đối với
Việt Nam", ... Họ phủ định sạch trơn chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô,
phủ định sạch trơn ý nghĩa và giá trị của Cách mạng Tháng Mười. Những luận điệu
đó chỉ là xuyên tạc thực tế, bôi nhọ lịch sử, phù hợp với ý đồ đen tối của các
thế lực thù địch với con đường xã hội chủ nghĩa của nước ta. Bằng cả lý trí và
tình cảm, bằng cả tri thức và thực tế, chúng ta bác bỏ những luận điệu sai trái
đó. Chúng ta phấn đấu theo lý tưởng và con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn: con đường
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội. Con đường chúng ta đang
đi là phù hợp với thời đại hiện nay do cuộc đại Cách mạng Tháng Mười mở ra. Thấu
suốt lý luận và thực tiễn, cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
2011) đã chỉ ra rằng, "Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện
nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau
cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc
gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng
sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất
định sẽ tiến tới CNXH" (3).
Thế
giới đang chứng kiến công cuộc đổi mới ở nước ta - một công cuộc đổi mới có
nguyên tắc: theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội; lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản;
xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực và mọi lợi ích thuộc về
nhân dân. Chủ nghĩa xã hội, Ðảng Mác-xít - Lê-ni-nít, nhân dân lao động làm chủ,
nhà nước kiểu mới... đó là những lý tưởng, mục tiêu, nguyên tắc, thành quả mà
cuộc Cách mạng Tháng Mười mở ra và tỏa sáng. Ðảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta
ghi nhớ mãi mãi lời nói vô cùng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giống
như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh
hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử
loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".
(4) Chủ nghĩa
Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Mười, đang cổ vũ, khích lệ,
chiếu sáng mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Doãn
Anh (dautruongdanchu)
1. Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 12, tr.301.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 3, tr.1.
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), NXBCTQG, H.2011, tr.2.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 12, tr.300.
1. Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 12, tr.301.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 3, tr.1.
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), NXBCTQG, H.2011, tr.2.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 12, tr.300.