(Tindautruongdanchu)-Một phái đoàn thuộc EU phải "chui lủi đi đêm" bất hợp pháp với những kẻ chống cộng cực đoan trong nước nhằm mục đích "đấu tố" Việt Nam về vấn đề nhân quyền trước thềm đối thoại nhân quyền sẽ diễn ra vào tháng 12 tới đây.
>Giải thưởng nhân quyền 2017: Giải cho những tên tội phạm phản bội Tổ quốc
>Lynn Nguyễn đứa con 'lai' phản phúc!
Hành vi lén lút bất hợp pháp trên đất Việt Nam
Một câu hỏi đặt ra vì sao một Bộ trưởng ngoại giao thuộc EU lại phải chấp nhận "lén lút chui lủi" đi đêm với những kẻ chống cộng cực đoan ngay trên đất nước Việt Nam để nhận một số tài liệu không kiểm chứng, xuyên tạc, vu cáo về tự do, dân chủ và nhân quyền ? Theo đó sẽ có nhiều câu hỏi tiếp tục đặt ra tại sao kẻ chống cộng cực đoan Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Tuyến lại không chuyển số "tài liệu" bằng còn đường gmail hoặc đăng tải công khai lên mạng xã hội cho những chính khách của EU ?
Đó là những câu hỏi mà câu trả lời của nó sẽ rất khó khăn bởi nó nằm ngay trong chính thủ đoạn của bên nhận và bên giao tài liệu. Mục đích của những kẻ chống cộng cực đoan và những chính khách của phái đoàn EU đến Hà Nội vào ngày 16, 17, 18 tháng 11 này là nhằm "tạo dựng chứng cứ" để chống lại quốc gia Việt Nam. Điều này thật đơn giản và dễ hiểu ở chỗ:
Phái đoàn EU đến Hà Nội và gặp gỡ những kẻ chống cộng cực đoan trên là nhằm mục đích muốn thông báo với các quốc gia EU, thế giới biết rằng những chứng cứ, tài liệu họ thu được là rất công khai, khách quan và thực tế. Còn đối với những kẻ chống cộng cực đoan muốn trở thành "nhân chứng" cho mục đích của các thành viên thuộc phái đoàn EU.
Song, cách mà những thành viên phái đoàn EU gặp gỡ những kẻ chống cộng cực đoan để nhận tài liệu, chứng cứ chứng minh về tự do, dân chủ , nhân quyền ở Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại-tức là lén lút, bất hợp pháp và không công khai. Điều này thể hiện ở chỗ vì sao họ chỉ gặp 4 nhân vật từng bị nhân dân Việt Nam coi là tội phạm phản quốc và bị tòa án Việt Nam xét xử như Phạm Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Tuyến... mà không gặp người dân khác ? Mặt khác, tài liệu họ nhận được đã công khai để người dân Việt Nam kiểm chứng về tính chân thực của nó hay chưa ? Đó là vấn đề khẳng định rằng việc họ gặp nhau, trao cho nhau những gì cũng chỉ là hành động lén lút, chui lủi và không công khai.
Xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Phạm Đoan Trang đã trao những tài liệu gì, chứng cứ gì cho những thành viên phái đoàn EU ? Ngoài những mảnh giấy A4 được đánh máy bằng tiếng Anh thì không có cái gì làm bằng chứng. Vậy, nó có giá trị gì để chứng minh về tình hình nhân quyền ở Việt Nam ?
Quả thật, theo chúng tôi những tờ giấy A4 do Phạm Đoan Trang đưa ra và một số lời lẽ do tiến sĩ Nguyễn Quang A, Phạm Chí Tuyến, Bùi Thị Minh Hằng trình bày được ghi âm lời thoại thì cũng không khác gì mớ "giấy lộn" và "những lời lẽ vu cáo" theo kịch bản đã dàn dựng trước.
Trước về mớ giấy lộn được đánh máy bằng tiếng A khá công phu trong đó nêu lên 7 vấn đề về nhân quyền Việt Nam như: " 1, Kiểm duyệt truyền thông. 2, Tiếp tục bắt bớ các nhà hoạt động và blogger. ( Các trường hợp được nêu như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bắt bớ các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, Chấn Hưng TV, bắt Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Viết Dũng, Hoàng Đức Bình Bình Hoàng - thành viên phong trào Lao Động Việt, truy nã Bạch Hồng Quyền - CĐVN ... ) 3, Những bản án nghiêm khắc đối với các nhà hoạt động ( Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, @Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai). 4, Bức hại những người thiệt thòi ( Vụ việc nổi bật là ở Đồng Tâm). 5, Tấn công bạo lực và giết người hoạt động ôn hoà ( chị Lê Mỹ Hạnh bị tấn công tại Hà Nội và xông vào nhà quay clip đánh đập tại Sài Gòn, anh Nguyễn Hữu Tấn - phật giáo Hoà Hảo nghi bị cắt cổ chết trong đồn CA). 6, Đàn áp bằng bạo lực trong các cuộc tập họp ôn hoà. 7, Đàn áp tôn giáo." là những vấn đề mà bấy lâu nay những kẻ chống cộng cực đoan này vẫn thường "lẻo mép" vu cáo, xuyên tạc. Nhìn vào 7 vấn đề này không người Việt Nam nào không nhận ra đó là trò xảo trá, vu khống của những kẻ chống cộng cực đoan, ví dụ như vấn đề kiểm duyệt truyền thông. Vậy, như thế nào là kiểm duyệt truyền thông ? mức độ kiểm duyệt ở Việt Nam so với các nước khác ? và đối chiếu ngay với một người dân Việt Nam về những thông tin họ nhận, tiếp cận thì có thể thấy ngay mức độ kiểm duyệt thông tin ở Việt Nam quá thoải mái, tự do hơn rất nhiều các nước thuộc EU.
Về những phát biểu của các nhà chống cộng cực đoan thì sao ? Những câu hỏi và trả lời đã được dàn dựng từ trước và cũng chỉ là những lời nói bịa đặt không có chứng cứ và không được kiểm chứng. Các phóng viên này tác nghiệp có chủ đích với kịch bản mà lời thoại, nhân vật đã được xác định trước thì có gì là thực tế, là khách quan ? Nếu họ phỏng vấn một người dân bình thường, tình cờ bất kỳ nào đó thì có thể phản ánh phần nào về thực trạng họ đang thu thập nhưng đối tượng họ gặp và câu hỏi đã định sẵn thì khác gì "họ tự vẽ ra viễn cảnh, tạo dựng viễn cảnh" theo ý định của người thực hiện.
Tóm lại, cho dù phái đoàn EU hay bất kỳ phái đoàn nào, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh về đất nước, con người Việt Nam mà thiếu khách quan, chân thực như vậy thì trước hết người dân Việt Nam "coi thường" hành vi của những người đó và coi đó là hành vi xâm phạm vào cuộc sống "riêng" của người dân Việt Nam. Đồng thời, quốc gia Việt Nam sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của Việt Nam và không chấp nhận bất kỳ một cáo buộc nào nhằm gây sức ép đến Việt Nam trong quan hệ ngoại giao.
Viết Thắng (dautruongdanchu)
>Giải thưởng nhân quyền 2017: Giải cho những tên tội phạm phản bội Tổ quốc
>Lynn Nguyễn đứa con 'lai' phản phúc!
Hành vi lén lút bất hợp pháp trên đất Việt Nam
Một câu hỏi đặt ra vì sao một Bộ trưởng ngoại giao thuộc EU lại phải chấp nhận "lén lút chui lủi" đi đêm với những kẻ chống cộng cực đoan ngay trên đất nước Việt Nam để nhận một số tài liệu không kiểm chứng, xuyên tạc, vu cáo về tự do, dân chủ và nhân quyền ? Theo đó sẽ có nhiều câu hỏi tiếp tục đặt ra tại sao kẻ chống cộng cực đoan Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Tuyến lại không chuyển số "tài liệu" bằng còn đường gmail hoặc đăng tải công khai lên mạng xã hội cho những chính khách của EU ?
Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A và mớ giấy lộn (Ảnh Thành Nam)
Đó là những câu hỏi mà câu trả lời của nó sẽ rất khó khăn bởi nó nằm ngay trong chính thủ đoạn của bên nhận và bên giao tài liệu. Mục đích của những kẻ chống cộng cực đoan và những chính khách của phái đoàn EU đến Hà Nội vào ngày 16, 17, 18 tháng 11 này là nhằm "tạo dựng chứng cứ" để chống lại quốc gia Việt Nam. Điều này thật đơn giản và dễ hiểu ở chỗ:
Phái đoàn EU đến Hà Nội và gặp gỡ những kẻ chống cộng cực đoan trên là nhằm mục đích muốn thông báo với các quốc gia EU, thế giới biết rằng những chứng cứ, tài liệu họ thu được là rất công khai, khách quan và thực tế. Còn đối với những kẻ chống cộng cực đoan muốn trở thành "nhân chứng" cho mục đích của các thành viên thuộc phái đoàn EU.
Song, cách mà những thành viên phái đoàn EU gặp gỡ những kẻ chống cộng cực đoan để nhận tài liệu, chứng cứ chứng minh về tự do, dân chủ , nhân quyền ở Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại-tức là lén lút, bất hợp pháp và không công khai. Điều này thể hiện ở chỗ vì sao họ chỉ gặp 4 nhân vật từng bị nhân dân Việt Nam coi là tội phạm phản quốc và bị tòa án Việt Nam xét xử như Phạm Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Tuyến... mà không gặp người dân khác ? Mặt khác, tài liệu họ nhận được đã công khai để người dân Việt Nam kiểm chứng về tính chân thực của nó hay chưa ? Đó là vấn đề khẳng định rằng việc họ gặp nhau, trao cho nhau những gì cũng chỉ là hành động lén lút, chui lủi và không công khai.
Xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Phạm Đoan Trang đã trao những tài liệu gì, chứng cứ gì cho những thành viên phái đoàn EU ? Ngoài những mảnh giấy A4 được đánh máy bằng tiếng Anh thì không có cái gì làm bằng chứng. Vậy, nó có giá trị gì để chứng minh về tình hình nhân quyền ở Việt Nam ?
Quả thật, theo chúng tôi những tờ giấy A4 do Phạm Đoan Trang đưa ra và một số lời lẽ do tiến sĩ Nguyễn Quang A, Phạm Chí Tuyến, Bùi Thị Minh Hằng trình bày được ghi âm lời thoại thì cũng không khác gì mớ "giấy lộn" và "những lời lẽ vu cáo" theo kịch bản đã dàn dựng trước.
Trước về mớ giấy lộn được đánh máy bằng tiếng A khá công phu trong đó nêu lên 7 vấn đề về nhân quyền Việt Nam như: " 1, Kiểm duyệt truyền thông. 2, Tiếp tục bắt bớ các nhà hoạt động và blogger. ( Các trường hợp được nêu như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bắt bớ các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, Chấn Hưng TV, bắt Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Viết Dũng, Hoàng Đức Bình Bình Hoàng - thành viên phong trào Lao Động Việt, truy nã Bạch Hồng Quyền - CĐVN ... ) 3, Những bản án nghiêm khắc đối với các nhà hoạt động ( Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, @Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai). 4, Bức hại những người thiệt thòi ( Vụ việc nổi bật là ở Đồng Tâm). 5, Tấn công bạo lực và giết người hoạt động ôn hoà ( chị Lê Mỹ Hạnh bị tấn công tại Hà Nội và xông vào nhà quay clip đánh đập tại Sài Gòn, anh Nguyễn Hữu Tấn - phật giáo Hoà Hảo nghi bị cắt cổ chết trong đồn CA). 6, Đàn áp bằng bạo lực trong các cuộc tập họp ôn hoà. 7, Đàn áp tôn giáo." là những vấn đề mà bấy lâu nay những kẻ chống cộng cực đoan này vẫn thường "lẻo mép" vu cáo, xuyên tạc. Nhìn vào 7 vấn đề này không người Việt Nam nào không nhận ra đó là trò xảo trá, vu khống của những kẻ chống cộng cực đoan, ví dụ như vấn đề kiểm duyệt truyền thông. Vậy, như thế nào là kiểm duyệt truyền thông ? mức độ kiểm duyệt ở Việt Nam so với các nước khác ? và đối chiếu ngay với một người dân Việt Nam về những thông tin họ nhận, tiếp cận thì có thể thấy ngay mức độ kiểm duyệt thông tin ở Việt Nam quá thoải mái, tự do hơn rất nhiều các nước thuộc EU.
Về những phát biểu của các nhà chống cộng cực đoan thì sao ? Những câu hỏi và trả lời đã được dàn dựng từ trước và cũng chỉ là những lời nói bịa đặt không có chứng cứ và không được kiểm chứng. Các phóng viên này tác nghiệp có chủ đích với kịch bản mà lời thoại, nhân vật đã được xác định trước thì có gì là thực tế, là khách quan ? Nếu họ phỏng vấn một người dân bình thường, tình cờ bất kỳ nào đó thì có thể phản ánh phần nào về thực trạng họ đang thu thập nhưng đối tượng họ gặp và câu hỏi đã định sẵn thì khác gì "họ tự vẽ ra viễn cảnh, tạo dựng viễn cảnh" theo ý định của người thực hiện.
Tóm lại, cho dù phái đoàn EU hay bất kỳ phái đoàn nào, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh về đất nước, con người Việt Nam mà thiếu khách quan, chân thực như vậy thì trước hết người dân Việt Nam "coi thường" hành vi của những người đó và coi đó là hành vi xâm phạm vào cuộc sống "riêng" của người dân Việt Nam. Đồng thời, quốc gia Việt Nam sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của Việt Nam và không chấp nhận bất kỳ một cáo buộc nào nhằm gây sức ép đến Việt Nam trong quan hệ ngoại giao.
Viết Thắng (dautruongdanchu)