Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, December 17, 2017 , 0 bình luận

Thực tế tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội (thôn Xuân Khanh, xã Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) đã chứng minh phóng sự về cuộc sống tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Việt Nam mà một hãng thông tấn của nước ngoài tuần qua đăng tải là hoàn toàn sai lệch.

Một hãng thông tấn của nước ngoài tuần qua đã đăng tải phóng sự về cuộc sống tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Việt Nam, trong đó có ý cho rằng các trung tâm này “không khác gì nhà tù”. Hãng thông tấn này cũng cáo buộc có hiện tượng tiêu cực như quản giáo thu phí của các học viên, đánh đập hoặc buộc người nghiện phải làm việc trong các nông trại hoặc nhà máy lân cận…
Ông Vũ Văn Trí - Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội.
Tuy nhiên, thực tế chứng minh những thông tin trên là hoàn toàn sai lệch. Có mặt tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 7, chúng tôi nhận thấy khu nhà lưu trú của các học viên cai nghiện tại đây khá khang trang, sạch sẽ, có hệ thống phun sương, đảm bảo mùa hè mát mẻ còn mùa đông thì ấm áp. Các học viên đều có chiếc giường cá nhân, trên đó chăn màn được xếp ngay ngắn. Ngoài ra, các học viên cũng có khu chơi thể thao, tập gym, thậm chí còn có phòng văn nghệ, uống café.
Tại cơ sở này, các học viên có thể tham gia nhiều lớp học, từ phổ biến giáo dục pháp luật, tới các lớp học về những giá trị sống cơ bản của con người… nhằm truyền đạt cho họ các quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống ma túy, tác hại của ma túy, lợi ích công tác cai nghiện, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu…
Tại khu dạy nghề và tổ chức lao động, không khí làm việc của các học viên rất hăng say. Là giai đoạn cuối cùng trước khi người nghiện về với cộng đồng, việc dạy nghề và tổ chức lao động được thực hiện nhằm giúp người nghiện vừa trị liệu vừa có thêm thu nhập.
Theo học viên Đinh Xuân Hoành (44 tuổi ở Hà Nội), tại xưởng lắp ráp cầu trì, công tắc nơi anh làm việc, cơ sở phân công công việc theo lứa tuổi và sức khỏe. Bản thân anh chỉ làm việc nửa ngày, còn nửa ngày chơi bi-a, bóng bàn, giải trí. Các học viên ở cơ sở đều khẳng định được đối xử tốt, chăm sóc chu đáo.
Ông Vũ Văn Trí – Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội – cho biết, thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc chuyển đổi 7 trung tâm cai nghiện trên địa bàn thành phố thành các cơ sở cai nghiện ma túy, Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 hiện là một cơ sở đa chức năng gồm các nhiệm vụ cai nghiện bắt buộc, quản lý sau cai nghiện, cai nghiện tự nguyện, điều trị cho người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone và giúp đỡ người nghiện hòa nhập vào cộng đồng…
Việc giúp người nghiện từ bỏ được ma túy tại cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. “Trong số những người đang cai nghiện ở cơ sở có đến 70,80% là đối tượng có tiền án, tiền sự, đi cai nghiện đã hàng chục lần. Thứ 2, những người đang cai nghiện có sức khỏe yếu, nhiều người mắc các bệnh cơ hội do đã nghiện ma túy nhiều năm, khiến cho việc chăm sóc rất vất vả. Có những thời điểm ở cơ sở có đến 30, 40% người cai nghiện nhiễm HIV. Thứ 3, những người nghiện thường xuyên phải đi viện, mỗi lần như vậy phải có khoảng 2 cán bộ đi chăm, rất vất vả do người nghiện không hợp tác, người nhà cũng không hỗ trợ”, ông Trí cho hay.
Mặc dù vậy nhưng hoạt động của cơ sở đang đổi mới mạnh mẽ. Việc tiếp nhận người nghiện được thực hiện bất kể đêm ngày. Sau khi tiếp nhận người nghiện, cơ sở sẽ phân loại để điều trị, chữa trị trong y tế và tư vấn cho họ. Điều trị y tế xong, người nghiện sẽ được chuyển về các khu quản lý và thực hiện quy trình khép, bao gồm các hoạt động tư vấn, giáo dục, truyền nghề, dạy nghề, tổ chức lao động, vui chơi giải trí… Các học viên sẽ được quản lý theo hướng đan xen giữa học tập, vui chơi và lao động trị liệu. 
Đặc biệt, ông Trí cho biết thêm, dù là lao động truyền nghề hay lao động thì tất cả các học viên đều được chấm công và trả lương một cách bài bản. Vào cuối tháng, các học viên sẽ nhận được bản chấm công và quyết định việc sử dụng số tiền mình kiếm được. Quy trình này được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ. 
Ngoài ra, cơ sở cũng thành lập tổ hay hội đồng người sau cai để hàng tuần các học viên họp và nếu có kiến nghị, đề xuất gì thì kiến nghị bằng văn bản đưa lên để Giám đốc đơn vị điều chỉnh. 
Hàng tháng, cơ sở cũng tiến hành khảo sát học viên về chế độ ăn uống, sinh hoạt … để Ban giám đốc điều chỉnh. Cơ sở cũng đã thành lập các tổ chức như Hội liên hiệp thanh niên để các học viên có thể tham gia cả vấn đề tổ chức, chính trị…
“Ở trung tâm không có tiền mặt, tiền được sử dụng theo hệ thống sổ, ví dụ họ gửi vào cơ sở là 1 triệu thì số tiền được ghi vào sổ, khi học viên đi ăn, họ mang theo sổ đi và trừ đi bằng đúng số tiền họ sử dụng. Do đó, có chăng học viên chỉ có thể cho quả quýt trong suất ăn chứ không thể cho tiền. Không có tiền thì không thể xảy ra tiêu cực, chèn ép”, ông Trí khẳng định.
Bên cạnh đó, thực hiện chế độ của nhà nước, cơ sở cũng cố gắng hết sức để đảm bảo đời sống của các học viên. Lấy ví dụ về chế độ ăn, ở cơ sở đang có nhiều suất ăn, có những suất ăn chỉ hơn 6.000 đồng nhưng nhờ đưa các loại rau, thành phẩm chăn nuôi do các học viên lao động, sản xuất được vào bữa ăn nên vẫn có thể đảm bảo các học viên có được những bữa ăn no, có thịt, có rau. 
Các loại hình thăm gặp ở cơ sở cũng được đảm bảo để người thân của học viên có thể thoải mái thăm gặp. Bên cạnh đó, những học viên sau cai chấp hành tốt còn được về phép, thưởng phép… để động viên, khích lệ các họ. 
Các cán bộ tại cơ sở cũng đang cố gắng đổi mới, thân thiện, cởi mở, rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ với học viên. Sau khi học viên được về gia đình, cơ sở tiếp tục tới thăm để xem họ đã cai nghiện được chưa, nếu phát hiện bị tái nghiện sẽ tư vấn quay trở lại. Còn nếu họ gặp khó khăn về việc làm, cơ sở sẵn sàng giúp họ bằng cách tiếp nhận các học viên quay trở lại làm việc, bố trí nơi ăn ở cho họ.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội tiếp nhận 793 lượt người, trong đó chỉ có 44 học viên cai nghiện bắt buộc. 487 người trong số này đã hoàn thành chương trình cai nghiện, hòa nhập cộng đồng. Tính từ đầu năm, cơ sở đã tổ chức giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tư vấn, dạy văn hóa, xóa mù được 331 buổi cho 8.275 lượt học viên.  
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội:
Cơ sở điều trị methadone.
Anh Đỗ Văn Mai - đang điều trị methadone tại cơ sở - cho biết anh được đối xử tốt, việc điều trị có hiệu quả.
Một lớp học giáo dục phục hồi hành vi ở cơ sở.

Các học viên chăm chú lắng nghe.
Khu giải trí của học viên.
Các học viên hăng say lao động.
Việc lao động trị liệu ở cơ sở được chấm công và trả tiền.
Các suất ăn ở cơ sở.
Chế độ ăn của học viên vẫn được đảm bảo nhờ được bổ sung rau, thịt học viên tăng gia sản xuất được.


Hoàng Nam (báo Pháp luật Việt Nam)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X