(Tindautruongdanchu)-Năm 2017 là năm cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện và xử lý theo quy định nhiều đối tượng thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và với tổng số năm tù giam cho các đối tượng đến gần 500 năm.
>Xét xử nhóm rải tờ rơi nhằm chống phá chính quyền nhân dân
>Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống bạo loạn lật đổ của các đơn vị cơ sở hiện nay
Có thể thấy, năm 2017 khác biệt so với những năm trước đó về hành vi, tính chất phạm tội đối với những đối tượng là kẻ chống cộng cực đoan, phản Quốc, chống chính quyền nhân dân. Nếu như những năm 2016 về trước tội danh 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'; 'khủng bố' được đưa ra xét xử rất ít chủ yếu là tội danh 'tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam'; tội 'gây rối trật tự công cộng'; tội 'lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm vào lợi ích nhà nước, tổ chức và cá nhân'.... thì năm 2017 nổi lên những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia có tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều.
Các tội danh được đưa ra xét xử trong năm 2017 như 'tội khủng bố' ; 'tội tuyên truyền chống nhà nước'; tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'; tội 'không chấp hành án'... với số lượng đối tượng tham gia đông và hình phạt cũng tăng cao. Mới đây nhất là vụ án với tội danh 'khủng bố' liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng bị cáo lên đến gần 100 đối tượng đã, đang và sẽ tiếp tục đưa ra xét xử, đối tượng có mức án cao nhất lên đến 20 năm tù giam như Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử 15 bị cáo mức án trung bình từ 5 đến 14 năm tù giam do hai đối tượng ở nước ngoài chủ mưu là Đào Minh Quân và Lisa Pham.
Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị tòa án nhân dân các tỉnh Khánh Hòa, Hà Nam, Thái Nguyên, An Giang; Bình Định gồm các đối tượng như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với mức án 10 năm tù giam, Trần Thị Nga với mức án 9 năm tù giam; nhóm Nguyễn Tấn An (An Giang) bị tuyên tổng cộng 19 năm tù giam và nhóm 9 đối tượng rải truyền đơn chống Nhà nước Việt Nam và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị tuyên án tổng cộng đến 83 năm tù giam...
Còn nhiều vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra về các tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống nhà nước, không chấp hành án và chống người thi hành công vụ.... sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2018.
Tội không chấp hành án như vụ án Nguyễn Văn Oai; Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung... đã đưa ra xét xử Nguyễn Văn Oai bị tòa án Nghệ An tuyên phạt 5 năm tù giam còn hai đối tượng còn lại hiện đang bị truy nã...
Với các tội danh trên cho thấy tính chất, mức độ và hành vi của các đối tượng chống phá chính quyền nhân dân có những thay đổi nhất định thay vì tội danh gây rối trật tự với hành vi như biểu tình thì năm 2017 các hành vi của các đối tượng chống cộng cực đoan này có tính chất nguy hiểm hơn như khủng bố, tuyên truyền chống nhà nước và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Điều này cho thấy, các đối tượng ở nước ngoài chỉ đạo các hoạt động chống phá trong nước ngày càng táo tợn, thậm chí chúng lợi dụng việc thăm thân nhân để đưa các đối tượng về chỉ đạo trong nước. Đặc biệt là sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động, móc nối nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các cá nhân tronhg nước tiến hành hành vi chống phá.
Năm 2018 sẽ là năm các đối tượng trong nước theo các hội, nhóm kín trên mạng xã hội và thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo từ hải ngoại sẽ làm cho tình hình đấu tranh với các loại tội phạm này khó khăn hơn với cơ quan chức năng. Các hành vi như tuyên truyền chống nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và khủng bố sẽ là những nhóm hành vi mà nhóm phản động nước ngoài tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nước.
Trước tình hình này, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống các quan điểm sai trái thù địch không gian mạng, phát hiện kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng xem xét xử lý theo quy định của pháp luật, nhất là các đối tượng đang bị truy nã.
Viết Thắng
>Xét xử nhóm rải tờ rơi nhằm chống phá chính quyền nhân dân
>Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống bạo loạn lật đổ của các đơn vị cơ sở hiện nay
Có thể thấy, năm 2017 khác biệt so với những năm trước đó về hành vi, tính chất phạm tội đối với những đối tượng là kẻ chống cộng cực đoan, phản Quốc, chống chính quyền nhân dân. Nếu như những năm 2016 về trước tội danh 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'; 'khủng bố' được đưa ra xét xử rất ít chủ yếu là tội danh 'tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam'; tội 'gây rối trật tự công cộng'; tội 'lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm vào lợi ích nhà nước, tổ chức và cá nhân'.... thì năm 2017 nổi lên những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia có tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều.
Các đối tượng đã bị đưa ra xét xử trong năm 2017
Các tội danh được đưa ra xét xử trong năm 2017 như 'tội khủng bố' ; 'tội tuyên truyền chống nhà nước'; tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'; tội 'không chấp hành án'... với số lượng đối tượng tham gia đông và hình phạt cũng tăng cao. Mới đây nhất là vụ án với tội danh 'khủng bố' liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng bị cáo lên đến gần 100 đối tượng đã, đang và sẽ tiếp tục đưa ra xét xử, đối tượng có mức án cao nhất lên đến 20 năm tù giam như Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử 15 bị cáo mức án trung bình từ 5 đến 14 năm tù giam do hai đối tượng ở nước ngoài chủ mưu là Đào Minh Quân và Lisa Pham.
Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị tòa án nhân dân các tỉnh Khánh Hòa, Hà Nam, Thái Nguyên, An Giang; Bình Định gồm các đối tượng như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với mức án 10 năm tù giam, Trần Thị Nga với mức án 9 năm tù giam; nhóm Nguyễn Tấn An (An Giang) bị tuyên tổng cộng 19 năm tù giam và nhóm 9 đối tượng rải truyền đơn chống Nhà nước Việt Nam và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị tuyên án tổng cộng đến 83 năm tù giam...
Còn nhiều vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra về các tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống nhà nước, không chấp hành án và chống người thi hành công vụ.... sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2018.
Tội không chấp hành án như vụ án Nguyễn Văn Oai; Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung... đã đưa ra xét xử Nguyễn Văn Oai bị tòa án Nghệ An tuyên phạt 5 năm tù giam còn hai đối tượng còn lại hiện đang bị truy nã...
Với các tội danh trên cho thấy tính chất, mức độ và hành vi của các đối tượng chống phá chính quyền nhân dân có những thay đổi nhất định thay vì tội danh gây rối trật tự với hành vi như biểu tình thì năm 2017 các hành vi của các đối tượng chống cộng cực đoan này có tính chất nguy hiểm hơn như khủng bố, tuyên truyền chống nhà nước và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Điều này cho thấy, các đối tượng ở nước ngoài chỉ đạo các hoạt động chống phá trong nước ngày càng táo tợn, thậm chí chúng lợi dụng việc thăm thân nhân để đưa các đối tượng về chỉ đạo trong nước. Đặc biệt là sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động, móc nối nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các cá nhân tronhg nước tiến hành hành vi chống phá.
Năm 2018 sẽ là năm các đối tượng trong nước theo các hội, nhóm kín trên mạng xã hội và thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo từ hải ngoại sẽ làm cho tình hình đấu tranh với các loại tội phạm này khó khăn hơn với cơ quan chức năng. Các hành vi như tuyên truyền chống nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và khủng bố sẽ là những nhóm hành vi mà nhóm phản động nước ngoài tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nước.
Trước tình hình này, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống các quan điểm sai trái thù địch không gian mạng, phát hiện kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng xem xét xử lý theo quy định của pháp luật, nhất là các đối tượng đang bị truy nã.
Viết Thắng