(Tindautruongdanchu)-Khẳng định chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa nói chung và quần đảo Hoàng Sa
nói riêng không chỉ qua các chứng cứ lịch sử, pháp lý mà còn là sự công nhận
của các quốc gia trên thế giới. Để mỗi chúng ta nâng cao ý thức trách nhiệm
trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền biển, đảo và quần đảo, nhất là đối với
quần đảo Hoàng Sa, Tin đấu trường dân chủ cho đăng tải loạt bài viết về chủ đề
này.
>Những ý kiến tâm huyết tại Hội thảo khoa học cấp Quốc gia cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968-Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”
>Những ý kiến tâm huyết tại Hội thảo khoa học cấp Quốc gia cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968-Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”
Bài 1: Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam
Ngày 25-12 báo Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc
đã ngang nhiên công khai thông tin về việc xây dựng và hiện diện quân sự trên
các đảo và bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đây là một thông tin công
khai thể hiện sự trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế về biển của Trung Quốc và
gần đây nhất là phán quyết của Tòa La Haye năm 2016 về Biển Đông.
Bài báo dẫn báo cáo của Cơ
quan Dữ liệu và thông tin hải dương của Trung Quốc rằng: “Trung Quốc đã tăng cường xây dựng và
tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên các hòn đảo và bãi đá ở Nam Hải”
(tức khu vực Biển Đông của Việt Nam trong đó có quần đảo Hoàng Sa).
Bài báo cũng báo trước rằng
“kích thước của một số đảo sẽ còn được tăng thêm nữa trong tương lai", và
quả quyết rằng “Trung Quốc đã mở rộng một cách vừa phải khu vực quần đảo Nam
Hải để tăng cường khả năng phòng thủ quân sự trong phạm vi có chủ quyền” Cũng
theo bài báo: “khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm
nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016
tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú
Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
Đây là một thông tin công khai thể hiện
sự trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế về biển của Trung Quốc và gần đây nhất
là phán quyết của Tòa La Haye năm 2016 về Biển Đông .
Nhân dịp này tác giả xin
cung cấp cho các bạn một số tư liệu về Hoàng Sa và cơ sở pháp lý khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Biển Đông
Biển Đông là vùng biển có tầm quan trọng đặc
biệt đối với sự giao lưu, phát triển của khu vực và trên thế giới cho nên luôn được
nhiều nước quan tâm chú ý, nhất là các nước có quyền lợi trực tiếp ở khu vực
này. Đây cũng là con đường chiến lược của giao lưu, thương mại quốc tế, có 5/10
tuyến đường hàng hải lớn nhất của hành tinh đi qua. Hàng năm, vận chuyển qua
biển Đông là khoảng 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á,
khoảng 45% hàng xuất của Nhật, và 60% hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Đây
cũng là vùng được coi là “điểm nóng”, hội tụ nhiều mâu thuẫn về chủ
quyền biển, đảo.
Là một quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam có bờ
biển dài 3260 km, thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam rộng
1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền Tổ Quốc. 28 trong số 63 tỉnh/thành phố nước ta nằm ven
biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi
sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước. Việt Nam có hơn 3000 đảo lớn nhỏ với
tổng diện khoảng trên 1600 km2. Hệ thống biển, đảo Việt Nam có vị trí vai trò chiến lược
quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế. Đó là những điểm tựa tiền tiêu bảo
vệ Tổ Quốc, đồng thời cũng là các điểm tựa để khai thác các nguồn lợi. phát
triển kinh tế biển, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đang
bị Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn từ 1/1974, lúc đó đang do chính quyền Sài Gòn
quản lý. Hoàng Sa luôn là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Bởi chủ quyền ấy đã được
minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế hệ những cư dân và Nhà nước
Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên Biển Đông này.
Trước thế kỷ XVII người Việt và người Phương
Tây đều tưởng ở giữa Biển Đông chỉ có một quần đảo dài (gồm cả hai quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa hiện nay), người Việt gọi là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng hoặc
Hoàng Sa, có khi gọi là Đại Trường Sa hay Vạn lý Trường Sa.
Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng đều gốc từ chữ Nôm.
Hoàng Sa là gốc từ Hán, đều đồng nghĩa. Cồn hay Bãi đều là từ người Việt dùng để
chỉ những chỗ đất nổi lên ở ven sông, giữa sông, biển. Danh từ Bãi Cát Vàng được
người Việt đặt tên sớm và thông dụng trong dân gian. Tên gọi Hoàng Sa được giới
nho sĩ dịch và được dùng trên văn bản. Sau này dùng để chỉ riêng quần đảo Hoàng
Sa hiện nay.
Vào thế kỷ XVII, XVIII, trên các bản đồ hàng
hải, người Bồ Đào Nha gọi quần đảo này là parcel hay pracel (có nghĩa là bãi đá
ngầm). Người Anh, Pháp gọi Hoàng Sa là paracels, Trung Quốc gọi là Tây Sa (xisha).
Quần đảo Hoàng Sa nằm
trong một phạm vi rộng khoảng 1500 km2
giữa kinh tuyến 111 độ đến 113 độ kinh Đông, khoảng 95 hải lý (1
hải lý = 1,853 km), từ 17,05 độ đến 14,45 độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý. Xung
quanh Hoàng Sa là vùng biển có độ sâu khoảng 1000m, song giữa các đảo có độ sâu
thường dưới 100m.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng
Sa gần Việt Nam
hơn cả. Từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Lang An, tức đất liền lục địa Việt Nam là 135
lý, trong khi đó khoảng cách từ đảo gần nhất tới đảo Hải Nam (Trung Quốc) xa
tới 140 hải lý. Nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa ít nhất là 235
hải lý.
Trong khoảng 30 đảo, cồn, đá, bãi, hòn của
quần đảo Hoàng Sa hiện có 23 đã được đặt tên gồm 15 đảo, 3 bãi, 1 cồn và 1 hòn.
Các đảo trên không cao, cao nhất là đảo Hòn Đá khoảng 15m (50 feet) so với mực
nước biển, thấp nhất là đảo Tri Tôn khoảng 3m (10 feet). Diện tích toàn bộ phần
nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2 . Diện tích lớn nhất là đảo
Phú Lâm, khoảng 1,5 km2 cũng là đảo san hô lớn nhất Biển Đông. Trên đảo
có cây cối mọc um tùm (nên gọi là Phú Lâm), ở đây chim hải âu sinh nở từ thế hệ
này sang thế hệ khác để lại một lớp phân dày 50 cm, đây cũng là đảo duy nhất có
thể nhìn thấy từ xa hay từ vệ tinh. Trên đảo được xây dựng cầu tầu và sân bay.
Hoàng Sa là đảo chính, có vị trí quân sự quan
trọng trong quần đảo, nhưng không phải là lớn nhất, diện tích phần nổi khoảng 0,32km2,
xung quanh có vành đai san hô. Trước khi bị Trung Quốc xâm chiếm, đảo này đã được
Việt Nam
xây dựng căn cứ quân sự, nhà cửa, đài khí tượng thuỷ văn, hải đăng, và bia chủ
quyền. Trên bia chủ quyền có dòng “Republique Francaise - Royaume dAnnam-
Archipel des paracels - 1816 - Ile de Pattle 1938”.
Ở phía Tây Nam của đảo có một am nhỏ gọi là Miếu
Bà (Hoàng Sa Tự), được vua Minh Mạng
cho xây dựng năm 1835, trong miếu có một pho tượng Phật Bà quan Âm.
Đài khí tượng thuỷ văn trên đảo chính thức đi
vào hoạt động năm 1938, (Đài khí tượng này được Tổ chức khí tượng thế giới đặt
số hiệu 48860 thuộc Việt Nam )
thường có 5 nhân viên thuộc Ty khí tượng Hoàng Sa do chính quyền Bảo Đại và sau
là chính quyền Sài Gòn quản lý. Phía Đông Bắc đảo vẫn còn vài ngôi mộ binh lính
thời Nhà Nguyễn.
Đảo Linh Côn mang tên một chiếc tàu bị nạn ở đây
vào đầu thế kỷ XX, diện tích khoảng 1,6 km2 , trên đảo có nước ngọt,
vùng san hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam tới 15 hải lý. Tri Tôn là đảo đơn
độc nằm ở cực Nam
của Hoàng Sa, có nhiều hải sản và san hô màu.
Đảo Quang Hoà cũng do san hô tạo thành, diện
tích khoảng 0,48km2, xung quanh đảo lớn có những đảo nhỏ được nối
liền với nhau bằng những bãi cát vàng lớn, vòng san hô lan ra xa bìa đảo rất
rộng. Trên đảo có rừng cây nhàu, một loại cây dùng để làm thuốc thường thấy ở
vùng miền Trung và Nam Bộ Việt Nam
(một vài bản đồ địa chất ghi thành 2 đảo Quang Hoà Đông và Quang Hoà Tây).
Đảo Quang Ảnh mang tên một đội trưởng Hoàng
Sa là Phạm Quang Ảnh, được vua Gia Long sai đi đo đạc thuỷ trình ở Hoàng Sa vào
năm 1815, hiện có hậu duệ và nhà thờ họ ở đảo Lý Sơn. Đảo Hữu Nhật cũng mang
tên một đội trưởng thuỷ quan được vua Minh Mạng phái ra đo đạc thuỷ trình và vẽ
bản đồ ở Hoàng Sa vào năm 1836.
Trong quần đảo còn có nhiều bãi đá ngầm rất
rộng, lớn nhất là bãi Ngầm Khám Phá (tên tiếng Anh Discovery) có vòng san hô bao
quanh chiều dài tới 15 hải lý. Trong một chuyến thăm đảo đầu thập niên 1970,
giáo sư địa lý Sơn Hồng Đức đã ghi lại bãi Ngầm Khám Phá như sau: “Đứng trên đài chỉ huy của tàu nhìn xuống mặt
đầm bên trong ám tiêu san hô là một thế giới yên lặng, mặc dù bên ngoài sóng bổ
từng cơn lên ám tiêu viền. Nước bạc đua nhau theo một lạch nhỏ để vào bên trong.
Vào những ngày biển yên, người ta có thể thấy trong suốt đến đáy lòng chảo cát
vàng. Ở đáy nhiều loại thuỷ tộc lâu năm nên to lớn dị thường. Có những con cá đuối
bằng hai chiếc chiếu, ốc tai tượng to bằng cái bàn nặng 700 ký… ”.
Ngoài ra còn một số đảo, bãi khác được người
Việt đặt tên như: Duy Mộng; Lưỡi Liềm; Chim Yến; Đảo Đá; Đảo Cây; Đảo Giữa; Đảo
Bắc; Đảo Nam; Đảo Thuỷ Tề; Bãi Quảng Nghĩa; Bãi Ốc Tai Voi; Bãi Gò Nói; Cồn Cát
Tây; Cồn Cát Nam...
Về tài nguyên thủy sản, tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa do
hoàn cảnh khách
quan, ta chưa
có điều kiện
điều tra, đánh gía hết. Theo số liệu mới nhất, qua khảo sát
tại vùng biển này, các nhà khoa
học Việt Nam đã
xác định được 18 họ hải sản với 32 giống và 37 loài
cá, trong đó
có các họ cá có giá trị kinh tế cao như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá
thu ngàng. Hải sản ở Hoàng Sa, có nhiều loài quý như tôm
hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi v.v. và một loại rau câu quý hiếm, rất
có giá trị trên thị trường quốc tế. Cùng với tài nguyên thuỷ sản, vùng nước quần đảo còn là nơi có trữ lượng san hô lớn, có thể dùng sản xuất ra các sản phẩm mỹ nghệ và sử dụng trong lĩnh vực y học.
Bên cạnh đó, khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng một trữ lượng dầu khí khổng lồ và các mỏ khoáng sản sun phít đa kim, kết cuội sắt Mangan. Theo số liệu của nhiều nhà khoa học và cơ quan khoa học quốc tế dự đoán, Biển Đông chứa khoảng 130 tỷ thùng dầu và khí tự nhiên, do đó
khu vực Biển Đông
được coi như
vịnh Ba Tư thứ hai.
Cùng với quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng
Sa án ngữ trước cửa biển nước ta. Nắm giữ được hai quần đảo này có thể khống
chế được con đường hàng hải quốc tế và mọi hoạt động diễn ra trong khu vực.
Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh trong 14 cuộc xâm lược Việt Nam , có tới 10 cuộc kẻ thù tấn công
xâm lược ta từ hướng biển. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chính
là “tấm lá chắn thép” bảo vệ cửa ngõ trọng yếu của đất nước.
Theo các qui định của Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982,
(Công ước về luật biển Liên Hợp Quốc gọi là “United Nations
Convention on Law of Sea", viết tắt là UNCLOS Convention công bố ngày
10-2-1982 tại Montego Bay ở Jamaica đã được 159 quốc gia ký nhận) mà nước ta là
một thành viên. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc
gia, kiểm soát các tuyến hàng hải, làm chủ các vị trí chiến lược về quốc phòng
cũng như các tài nguyên biển và lòng đất dưới đáy biển trên một vùng biển, đảo
rộng tới 1 triệu km2 gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Toàn bộ
vùng biển đảo này là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của lãnh thổ Việt
Nam .
Bởi lẽ đó quần đảo Hoàng Sa là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam ,
và chủ quyền ấy cũng đã được xác lập bằng lịch sử.