(Tindautruongdanchu)-Những
năm gần đây, vấn đề mâu thuẫn, xung đột về dân tộc, tôn giáo, biên giới ở nhiều
khu vực trên thế giới đã trở thành những nhân tố gây mất ổn định, mà đỉnh cao
là trào lưu đòi ly khai tự trị. Mỹ và các nước phương Tây đã và đang triệt để
lợi dụng vấn đề này để thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình", xoá bỏ
chế độ XHCN ở Việt Nam .
>Kẻ chủ mưu kích động gây rối tại các trạm BOT?
>Nhận diện và ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đối với Quân đội
>Kẻ chủ mưu kích động gây rối tại các trạm BOT?
>Nhận diện và ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đối với Quân đội
Âm mưu cơ bản và thủ đoạn
nham hiểm của các thế lực thù địch trong lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo là
lôi kéo những phần tử phản động, lầm lạc trong các tôn giáo, các dân tộc ít
người, xúi giục chúng hoạt động chống đối và lật đổ chế độ XHCN. Lợi dụng chính
sách mở cửa của ta, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động thâm nhập từ bên
ngoài vào bằng nhiều hình thức như: viện trợ nhân đạo, hoạt động từ thiện thông
qua các tổ chức phi chính phủ, đầu tư, du lịch... Mấy năm qua đã có hàng nghìn
lượt người nước ngoài đến các vùng dân tộc thiểu số trọng điểm, có một số tên bộc
lộ hoạt động nắm tình hình, móc nối với bọn phản động trong ngụy quân, ngụy
quyền trước kia, kích động chia rẽ dân tộc. Chúng tăng cường tác động đến tư
tưởng đồng bào dân tộc ít người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
kết hợp truyền đạo bằng ngôn ngữ, chữ viết của chính các dân tộc này.
Linh mục Nguyễn Đình Thục chuyên kích động giáo dân gây rối
Những năm gần đây, hoạt
động "DBHB" của Mỹ ở vùng đồng bào các dân tộc càng làm cho tình hình
thêm phức tạp. Kẻ địch tập trung lợi dung, lôi kéo những người có uy tín, có
ảnh hưởng trong các dân tộc ít người để tạo dựng "ngọn cờ" tập hợp
lực lượng. Dưới chiêu bài truyền giáo, chúng vừa ngấm ngầm vừa công khai tuyên
truyền ý thức hệ đối lập, gây mâu thuẫn giữa những người có đạo và không có
đạo, từ đó làm cho những người theo đạo mất lòng tin vào đường lối, chính sách
về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Chính phủ, vào CNXH. Chúng từng bước nâng cao
vai trò của Giáo hội với ý đồ tách Giáo hội khỏi sự quản lý của Nhà nước; lợi
dụng đổi mới dân chủ để hợp pháp hoá về tổ chức, vị trí và đẩy mạnh các hoạt
động tôn giáo, phát triển tín đồ, mở rộng địa bàn hoạt động vào vùng tôn giáo
ít người, vùng sâu, vùng cao.
Trong mấy năm gần đây chúng
đã phát triển thêm những đạo mới từ nước ngoài truyền vào mang tính chất tạp
giáo, tà giáo như: đạo Quang Minh, đạo Bà Hai, Thanh Hải võ thượng sư...,
làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với an ninh quốc gia. Mặt khác,
chúng còn cấu kết với các tổ chức phản động lưu vong chỉ đạo bọn tay sai trong
các tôn giáo hoạt động gây mất ổn định chính trị - xã hội, tạo ra các điểm
nóng, kích động các tầng lớp nhân dân và tín đồ cuồng tín chống lại chính quyền
các cấp, làm chính quyền một số địa phương rơi vào tình trạng bị động, khó xử.
Điển hình, về vấn đề dân tộc các thế lực thù địch tìm mọi thủ đoạn kích động tư
tưởng đòi luy khai, tự trị với luận điệu "tổ tiên người H'Mông ở phía mặt
trời lặn", "người H'Mông phải có tiếng nói riêng". Gần đây người
H'Mông có những hoạt động như "xưng đón vua”, "theo học đạo" và
làn sóng di cư tự do đến địa bàn các tỉnh biên giới, nhất là xu hướng di dịch
dần sang phía Tây (Lào). Kẻ địch từ biên giới tung tin "vua của người
H'Mông", “mặt trận dân chủ của người H'Mông” đã xuất hiện ở Hà Giang;
chúng nêu khẩu hiệu: "Diệt Kinh, xây dựng xứ Thái, xứ H'Mông tự trị".
Nhiều nơi xảy ra việc người H'Mông từ trên núi cao xuống tranh chấp đất đai với
người địa phương và người Kinh. Sự tranh chấp này tuy là vấn đề nội bộ, nhưng
nếu kéo dài có thể Mỹ và các thế lực thù địch sẽ "tạo cớ" can thiệp
gây mất ổn định tình hình chính trị-xã hội, kinh tế và an ninh-quốc phòng. Lợi
dụng vấn đề đời sống kinh tế và trình độ dân trí thấp của Dân tộc Chàm Mỹ và
các thế lực phản động kích động người Chàm đấu tranh đòi thành lập khu tự trị
riêng, xuất hiện tổ chức các "Hội thanh niên xây dựng làng Chàm", lan
truyền nguồn tin sẽ xây dựng thủ đô của người Chàm ở Hội An (Quảng Nam - Đà
Nẵng). Tại vùng dân tộc Khơme, các thế lực thù địch bên ngoài thông qua
"Liên đoàn Khơme Campuchia Krôm", tổ chức UNPO có các hoạt động vu
cáo Việt Nam "đang thực hiện chính sách đồng hóa các dân tộc thiểu số, trong
đó có người Khơme" như "ép họ bỏ đạo, bỏ văn hóa dân tộc để hòa nhập
với văn minh của người Việt", kích động sư sãi, đối tượng khiếu kiện là
người Khơme chống đối chính quyền, đòi tự do tôn giáo, lập "Nhà nước Khơme
Krôm"...
Đối tượng Hoàng Đức Bình lợi dụng tôn giáo để chống phá từng bị xử lý
Về vấn đề tôn giáo Mỹ và các
thế lực thù địch sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu
khống, kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn
định chính trị - xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam. Phương
thức hoạt động chủ yếu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị là kích động
tâm lý mặc cảm, tư tưởng chống đối, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần đối với
những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong các tôn giáo; thúc đẩy thành
lập các hội đoàn trái pháp luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá chính
quyền. Cùng với đó, chúng tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại
tư tưởng, gây hoang mang dư luận về sự đối lập hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với
“vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản hoặc vu cáo,
xuyên tạc “Cộng sản diệt đạo”, “Nhà nước đàn áp tôn giáo”; từ đó, kích động mâu
thuẫn, tập hợp lực lượng, tổ chức biểu tình, gây rối trật tự, mất ổn định an
ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn...
Đáng chú ý, lợi dụng sự cố
ô nhiễm môi trường biển miền Trung, một số đối tượng phản động trong và ngoài
nước móc nối với một số chức sắc cực đoan trong tôn giáo để tổ chức tuần hành,
biểu tình, lấn chiếm đất đai; kể cả vấn đề trả lời báo chí nước ngoài để nói
xấu Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ… Điển hình là vụ hơn 500 giáo dân Song Ngọc
(Quỳnh Lưu) đi vào khiếu kiện Formosa xảy ra vào ngày 14-2-2017; vụ việc này
sau khi chúng ta giải thích thuyết phục thì một số đối tượng kích động đã dùng
gạch đá tấn công, làm cho cán bộ, chiến sỹ Công an bị thương, hư hỏng một số
tài sản. Mới đây, trên trang mạng tiếng Việt của một hãng truyền thông nước
ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam tung lên bài viết “Ô nhiễm môi trường đe dọa
ổn định ở Việt Nam”, xuyên tạc rằng: “… hầu hết người Việt Nam bất bình với
Đảng Cộng sản đã cho phép một công ty nước ngoài xả độc ra biển. Sự kiện ngày
15-5-2017 chúng ta bắt Hoàng Đức Bình - đối tượng trong tổ chức phản động gọi
là “Phong trào lao động Việt” thì một số linh mục cực đoan đã cùng với số đối
tượng quá khích kêu gọi nhân dân, đặc biệt là giáo dân đến bao vây, làm ách tắc
giao thông trong nhiều giờ.
Để tạo
"cơ sở pháp lý" cho hoạt động lợi dụng tôn giáo, các thế lực thù địch
còn "nặn ra" các "đạo luật hỗ trợ", như "Luật về tự do
tôn giáo quốc tế", dự luật HR-2386 về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam...
Trong các cuộc tiếp xúc về nhân quyền, họ "lên án" ta đàn áp tôn giáo
trong vùng dân tộc thiểu số, đàn áp người dân tộc thiểu số, yêu cầu trả tự do
cho các đối tượng bị ta bắt vì vi phạm pháp luật trong khi hoạt động lợi dụng
tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số, gây rối an ninh trật tự...
Cá nhân, tổ chức phản động
mang danh dân tộc thiểu số lưu vong được sự hỗ trợ từ bên ngoài tiếp tục có
những hoạt động "đấu tranh" tôn giáo, nhân quyền đối với Việt Nam,
tăng cường thực hiện âm mưu quốc tế hóa vấn đề "quyền của người bản
địa" gắn với vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền hòng tạo sức ép từ bên
ngoài và kích động chống đối chính quyền từ bên trong.
Các tổ chức này còn đang
tìm cách móc nối, phát triển tổ chức vào trong nước, câu kết, hỗ trợ cho số đối
tượng chống đối trong nước bằng cách tuyên truyền chống Việt Nam; vận động số
nghị sĩ cực đoan ở một vài nước, tổ chức quốc tế đệ trình các "dự
luật", "nghị quyết", "báo cáo" chống phá Việt Nam; thu
thập thông tin về những sơ hở thiếu sót của ta trong chính sách tôn giáo, dân
tộc ở cơ sở để tạo cớ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Bọn phản động lưu vong đã
tổ chức một số cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ cái gọi là "tiếng nói đấu
tranh đòi dân chủ". Số cơ hội chính trị trong nước liên kết với "Đảng
Cấp tiến xuyên quốc gia" (TRP) đưa tổ chức "Quỹ người Thượng"
của Ksor Kok đến các diễn đàn của Liên hợp quốc vu cáo Việt Nam, phản đối ta
"đàn áp người Thượng"? Bọn phản động người Chăm lưu vong lập tổ chức
"Văn phòng Chămpa quốc tế - IOC", "Hội bảo tồn văn hoá Chămpa
tại Hoa Kỳ", "Liên minh người Chăm tỵ nạn tại Hoa Kỳ", "Hội
văn hoá truyền thống Chămpa", "Cộng đồng Muslim Chămpa" tại Hoa
Kỳ và Pháp...
Để kiên quyết, chủ động,
tích cực đánh bại chiến lược "diễn biến hoà bình" của địch trên lĩnh
vực dân tộc, tôn giáo cần thực hiện tốt
mộ số nội dung sau:
Một
là, cần tiếp tục
đẩy mạnh có chiều sâu công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tinh
thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch
cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới...; đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ quốc phòng - an ninh vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng - an
ninh biên giới vững chắc, làm thất bại mọi hoạt động “DBHB” của các thế lực thù
địch. Đồng thời đấu tranh kiên quyết với mọi hành vi sai trái, xâm hại đến
chính sách tôn giáo, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, xây
dựng khối đoàn kết thống nhất giữa đồng bào các tôn giáo, tôn trọng quyền bình
đẳng giữa các tôn giáo, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, là động lực tạo sự
ổn định chính trị-xã hội, bảo đảm an ninh
vững chắc. Trên các tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa, nơi chủ yếu đồng bào
các tôn giáo ít người sinh sống, cần tăng cường đầu tư xây dựng đường sá,
điện, phủ sóng truyền hình,... chăm lo giáo dục, y tế, nâng cao đời sống
kinh tế-văn hoá, tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn
kết trong cộng đồng các tôn giáo Việt Nam.
Ba là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ người tôn giáo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Đây là lực lượng có
khả năng am hiểu sâu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, có nhận
thức đúng về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Chính phủ. Qua đó họ
sẽ làm nòng cốt tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành nghiêm
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tranh
thủ các già làng, trưởng bản, những người có uy tín ở cácvùng tôn giáo để vận
động quần chúng tham gia các hoạt động an ninh tự quản, phát hiện và tố giác
kịp thời những phần tử có âm mưu chống đối chính quyền tiếp tay cho các
lực lượng hoạt động “DBHB”. Thường xuyên bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực quản lý tôn giáo. Đồng thời
các cấp lãnh đạo của địa phương cần tạo điều kiện phát huy đầy đủ vai trò của
các tổ chức và đoàn thể quần chúng như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, tạo cơ sở phát động phong trào thay đổi tập quán lạc hậu, thắt chặt
quan hệ cộng đồng và tránh được những thủ đoạn lôi kéo của các thế lực thù địch
trong chiến lược “DBHB” ngay trên địa phương họ.
Bốn là, Đảng
bộ và chính quyền địa phương cần nắm chắc và quản lý chặt chẽ hoạt động các tôn
giáo, nắm rõ từng đối tượng có chức sắc, tranh thủ đối tượng tốt, cô lập phần
tử xấu và vô hiệu hoá chúng. Đồng thời thường xuyên phổ biến chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước cho quần chúng giáo dân hiểu, tạo điều kiện thuận lợi
để họ vừa sinh hoạt tín ngưỡng vừa tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước một
cách tích cực.
Trên địa bàn vùng núi biên
giới, kẻ địch thường lợi dụng những sơ hở của ta để hoạt động chống phá bằng
nhiều hình thức, nhiều lúc rất khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn
định. Vì vậy, chính quyền địa phương luôn nêu cao cảnh giác, chú trọng công tác
quốc phòng, an ninh, đặc biệt tuyến biên giới. Ngoài lực lượng nòng cốt là quân
đội, công an, các địa phương cần xây dựng, củng cố mạng lưới an ninh nhân dân,
trong đó các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng; vận động đồng bào cảnh
giác phát hiện các đối tượng có ý đồ chống đối chế độ để các cơ quan chức năng
có biện pháp xử lý kịp thời. Các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp cần có
biện pháp phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh giải quyết dứt điểm những
vụ việc tiêu cực tham nhũng, các tệ nạn xã hội, xử lý kịp thời các mâu thuẫn
phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để phát triển thành điểm nóng gây
mất ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phương.