(Tindautruongdanchu)-Hình thức đầu tư BOT trong nhiều năm gần đây đã
được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ
sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ở các nước nhất là các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
Dưới góc độ tài chính, Clifford Chance - một hãng
luật quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp đồng BOT - đã định nghĩa hợp
đồng BOT là cách thức tài trợ dự án theo đó bên cho vay đối với dự án BOT chỉ
xem xét nguồn thu của dự án như là toàn bộ hoặc phần lớn việc bảo đảm cho các
khoản vay mà không dựa trên tài sản của bên đi vay như các hợp đồng tín dụng
truyền thống thông thường khác. Mặt khác, nguồn vốn của các nước đang phát triển
để đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau của cơ sở hạ tầng còn rất hạn hẹp, chưa
thể đáp ứng đủ và càng chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu trong khi việc phát triển
cơ sở hạ tầng được coi là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Đó chính
là lợi thế để hình thức đầu tư BOT phổ biến tại các nước đang phát triển đến
như vậy.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, trạm thu phí
BOT Cai Lậy vẫn là tâm điểm gây bức xúc, dù nhiều giải pháp tình thế đã được
đưa ra. Vậy, bản chất của vụ việc tại BOT Cai Lậy là vì sao? Tại sao đến thời
điểm hiện tại vẫn không thể giải quyết.
Vấn đề của từ phía chủ đầu tư
Vấn đề của từ phía chủ đầu tư
Rõ ràng, vấn đề dễ thấy ở đây là BOT Cai Lậy bị
phản đối vì đặt chưa đúng vị trí. Cái gốc gác của vụ việc này là đặt trạm thu
phí BẾT Cai Lậy không đúng chỗ chứ không phải vấn đề có thu phí hay không thu
phí. Bản chất của hình thức BOT là để người dân có quyền được lựa chọn đi hay
không đi, nhưng ở BOT Cai Lậy thì người dân lại không có quyền lựa chọn, họ buộc
phải đi và buộc trả phí mà không có sự lựa chọn nào khác.
Chủ đầu tư của dự án này chỉ làm tuyến đường dài
12km nhưng lại đặt trạm tại toàn bộ tuyến đường Cai Lậy thì việc người dân phản
đối trạm thu phí là cũng là điều dễ hiểu. Việc chủ đầu tư giảm mức phí và đầu
tư 2 bãi đất trống để thu phí những xe trả tiền lẻ chỉ là giải pháp mang tính
chất đối phó tạm thời, giải pháp này hoàn toàn không giải quyết được cái gốc của
vấn đề.
Câu chuyện về BOT Cai Lậy phản ánh những yếu kém
và lúng túng trong việc quản lý giao thông. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của người
dân, chủ đầu tư đã quyết định giảm giá, xả trạm, bố trí riêng khu vực thu tiền
lẻ… nhưng đây chỉ là cách làm “chắp vá” chứ không thể giải quyết được tận gốc của
vấn đề.
Mặc dù khái niệm hợp đồng BOT không còn mới mẻ,
nhưng cho tới nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa pháp luật chính xác,
rõ ràng và cụ thể nào về hợp đồng BOT. Điều này dẫn đến việc hiểu và điều chỉnh
pháp luật đối với hợp đồng BOT chưa đầy đủ, còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót
và bất cập.
BOT Cai Lậy phản ánh bức tranh chung về BOT. Hiện
tại, có rất nhiều dự án BOT bị người dân phản đối gay gắt. Nguyên nhân đầu tiên
là vì ở thời điểm hiện tại, sau những lùm xùm về BOT phần lớn người dân đã “dị ứng”
với cụm từ “BOT” và “trạm thu phí”.
Để chấm dứt sự phản ứng căng thẳng này thì chủ đầu
tư cần đặt lại vị trí của trạm BOT về đúng vị trí của nó, có nghĩa là chủ đầu
tư chỉ thu phí trên tuyến đường mà mình làm. Đồng thời, để người dân có quyền lựa
chọn là đi hay không đi chứ không thể ép dân như vậy. Chỉ có làm như vậy thì
tình trạng tài xế người dân phản ứng với BOT mới chấm dứt.
Thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Còn nhớ trước đó, lợi dụng vấn nạn cá chết hàng
loạt tại 4 tỉnh miền Trung, “Hội anh em dân chủ” (một nhóm phản động thường
xuyên nhận tài trợ của các tổ chức phản động lưu vong và tổ chức phi chính phủ
nước ngoài, trong đó có Việt Tân và “Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ”), đã thành lập
cái gọi là nhóm “Cứu lấy biển” ăn theo sự kiện để dễ bề gây sự chú ý, lôi kéo
người dân tham gia.
Với chiêu thức thường thấy, chúng tung tin sai sự
thật gây hoang mang dư luận, khoét sâu vào nỗi đau của người dân để kích động,
lôi kéo đông người tham gia biểu tình, tuần hành, gây rối làm mất an ninh trật
tự. Không chỉ vậy chúng còn chủ động thông báo thời gian, địa điểm, cách thức tổ
chức biểu tình, chuẩn bị các loại băng rôn, biểu ngữ, hướng dẫn cách thức đối
phó với cơ quan chức năng, chuẩn bị các kịch bản nhằm kéo dài các cuộc tụ tập
gây rối. Ý đồ lợi dụng gây rối đã lộ rõ khi nhiều đối tượng kêu gọi sử dụng
dao, bom xăng để tấn công lực lượng chức năng và lật đổ chính quyền.
Trong vụ việc BOT Cai Lậy, Thái Văn Đường, một
thành viên cốt cán của “Hội anh em dân chủ” đã tỏ ra "thấu hiểu" và
dùng tiền lẻ để làm phương thức tiếp cận với những anh em tài xế. Chính Thái
Văn Đường là kẻ “chủ xị” đầu tiên, manh nha “ý tưởng” cung cấp tiền lẻ cho nhóm
“Bạn hữu đường xa” – một group quen thuộc của các bác tài trên mạng xã hội.
Hành động cung cấp tiền lẻ nếu nhìn đơn thuần thì
người ta dễ lầm tưởng với tinh thần đồng cảm với những anh em tài xế. Tuy
nhiên, nếu nhìn sâu vào sự việc này có thể đặt ra những nghi vấn như sau? Thái
Văn Đường đang sinh sống tại Hà Nội tại sao lại phải lặn lội vào tận Cai Lậy để
làm gì? Chẳng lẽ chỉ để mang tiền lẻ từ miền Bắc vào miền Nam?
Tâm lý vụ lợi, nhỏ nhen và tính a dua của một bộ phận người Việt
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường. Trong suốt chiều dài lịch sử, sức mạnh đoàn kết của toàn dân đã mang lại những chiến thắng vẻ vang, là cội nguồn của độc lập, tự do cho đất nước. Tuy nhiên, có một sự thật là người Việt luôn có trong tư duy ít nhiều tính vụ lợi, nhỏ nhen. "Sử dụng tiền lẻ" để đóng phí qua trạm chỉ là thủ đoạn của một số thành phần chống phá cốt cán của các tổ chức phản động thực hiện. Tuy nhiên, một số người dân thấy lợi trước mắt, đã thực hiện các dịch vụ "đổi tiền lẻ" đã vô tình tiếp tay cho những thành phần chống phá đó. Rõ ràng, chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt đã làm cho họ trở lên mù quáng và không nhận ra rằng chính bản thân mình đang tiếp tay cho cái xấu, đang trở thành "con cờ" trong âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước của các thế lực phản động.
Tâm lý vụ lợi, nhỏ nhen và tính a dua của một bộ phận người Việt
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường. Trong suốt chiều dài lịch sử, sức mạnh đoàn kết của toàn dân đã mang lại những chiến thắng vẻ vang, là cội nguồn của độc lập, tự do cho đất nước. Tuy nhiên, có một sự thật là người Việt luôn có trong tư duy ít nhiều tính vụ lợi, nhỏ nhen. "Sử dụng tiền lẻ" để đóng phí qua trạm chỉ là thủ đoạn của một số thành phần chống phá cốt cán của các tổ chức phản động thực hiện. Tuy nhiên, một số người dân thấy lợi trước mắt, đã thực hiện các dịch vụ "đổi tiền lẻ" đã vô tình tiếp tay cho những thành phần chống phá đó. Rõ ràng, chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt đã làm cho họ trở lên mù quáng và không nhận ra rằng chính bản thân mình đang tiếp tay cho cái xấu, đang trở thành "con cờ" trong âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước của các thế lực phản động.
Mặt khác, daọ một vòng trên các trang mạng xã hội
và các trang web mà điển hình là Youtube chúng ta thấy không ít các hành động
đăng và chia sẻ các video quay cận cảnh về việc "sử dụng tiền lẻ" qua
trạm và cũng không ít kẻ coi đó như "những chiến công". Điều đó phản
ánh tính a dua, "bầy đàn", sự "xấu xí" trong tư duy của một
bộ phận cộng đồng người Việt. Những "con sâu bỏ rầu nồi canh" ấy đã
không ý thức được sự tai hại trong hành động của mình và dễ dàng trở thành công
cụ cho các "thế lực phản động" sai khiến.
Tóm lại, khi nhìn nhận vấn đề một cách toàn cảnh
và khách quan chúng ta thấy
rằng vụ việc BOT Cai Lậy trở thành “điểm nóng” trong nhiều ngày qua nguyên nhân
không chỉ do phía chủ đầu tư và những bàn tay “ma quỷ” đang chống phá mà còn bởi
vì chính phần tính cách tiêu cực của một
bộ phận người Việt. Điều đó thật đáng buồn!!!
Hiện nay đang có 18 trạm BOT trên QL1, QL14,
trong đó có tới 6 trạm vướng phải vấn đề của BOT Cai Lậy. Bộ GTVT phải tính
toán rồi đưa ra hướng giải quyết trình Thủ tướng. Cá nhân người viết bài cho rằng
cách tốt nhất là Nếu nhà nước có tiền thì nên mua lại các trạm BOT trên các tuyến
QL, rồi thu phí để bảo trì, tất nhiên mức phí thấp hơn BOT. Có lẽ đây là phương
pháp giải quyết gốc rễ của vấn đề hiện tại.
Thực tế, các tuyến nâng cấp QL1, các nhà đầu tư
chỉ bỏ ra 35.000 tỷ để làm 18 trạm từ Hà Nội đến Cần Thơ, còn Nhà nước bỏ ra
60.000 tỷ. Trong khi về lâu về dài những con đường này đem lại giá trị vô cùng
lớn đến sự phát triển đất nước. Nhà nước bỏ tiền ra mua từng trạm, sau đó cũng
thu nhưng phí thấp để bảo trì. Nhà nước đứng ra làm chắc chắn dân sẽ đồng
tình./.