(Tindautruongdanchu)-Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo. Thực tế chỉ
ra rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự tự do tôn giáo của người
dân được tôn trọng và được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển. Song vẫn còn
không ít các đối tượng, các thế lực cố tình không hiểu hoặc không hiểu điều đó.
>Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị vùng đồng bào dân tộc vững mạnh, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình"
N.Minh
>Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị vùng đồng bào dân tộc vững mạnh, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình"
>Việt Nam truy nã hai kẻ chủ mưu khủng bố Đào Minh Quân và Lisa Pham
>Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân quân đội ta hiện nay
>Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của quân nhân quân đội ta hiện nay
Chúng cho rằng các tôn giáo ở Việt
Nam bị phân biệt đối xử, bị kìm hãm, hạn chế.
Lịch sử nhân loại, từ khi xuất hiện
nhà nước, xuất hiện tôn giáo, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những
quy định, luật cho tín ngưỡng, tôn giáo. Chẳng hạn như ở nước Mỹ, được cho là
“đất nước tự do”, trong hệ thống luật pháp vẫn có các
quy định để duy trì các tôn giáo hoạt động đúng nguyên tắc; Hiến pháp Hoa
Kỳ quy định: Nghiêm cấm việc thiết lập một tôn giáo nhà nước chính thức
cũng như cấm chính phủ trợ giúp cho các nhóm tôn giáo... hay như ở điều 25 đạo
luật ngày 9-12-1905 của Pháp ghi rõ: “Các cuộc hội họp để cử hành một việc thờ
phụng được điều hành trong những trụ sở thuộc một hiệp hội tôn giáo... là công
cộng. Chúng được đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách vì lợi ích của trật tự
công cộng”.
Giáng sinh an lành sứ đạo Sài Gòn (ảnh báo Công giáo)
Trong lịch sử xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được khẳng định là một trong những quyền cơ bản
của con người. Ngay từ khi vừa lập nước, Điều 10, chương 2, Hiến pháp năm 1946
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nêu rõ: “Mọi công dân có quyền tự do tín
ngưỡng”. Trong Hiến pháp năm 1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
dân tiếp tục được Nhà nước Việt Nam tái khẳng định: “Công dân nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào”. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
dân tiếp tục được khẳng định, bổ sung trong các bản Hiến pháp sau đó của Nhà
nước Việt Nam như Hiến pháp năm 1980 (Điều 80), Hiến pháp năm 1992 (Điều 70), và
mới nhất là bản Hiến pháp năm 2013 đã được cụ thể hóa bằng luật “Tín ngưỡng,
tôn giáo” mà Quốc Hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua tại kỳ họp thứ hai, tháng 11 năm 2016.
Điều 3 luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
khẳng định: “1. Nhà nước tôn
trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người
có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân; 3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng,
cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo”. Thực tế những quyền này đều đã được Nhà nước Việt Nam tôn trọng,
thực thi đầy đủ, nghiêm túc.
Nhà nước Việt Nam không phân
biệt đối xử với các tôn giáo đang hoạt động theo đúng pháp luật nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đúng giáo lý, hiến chương của tôn giáo đó. Mọi tôn
giáo đều được bình đẳng trước pháp luật, mọi giáo dân đều được tự do hành lễ, sinh hoạt tôn giáo theo hiến
chương của tôn giáo mà mình theo, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và tuân
thủ theo pháp luật của Việt Nam. Tất nhiên, tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có
nghĩa là muốn làm gì thì làm. Một ai đó, một tổ chức tôn giáo nào đó lợi dụng
tôn giáo, lợi dụng các hoạt động tôn giáo để có những hành động, việc làm vi
phạm luật pháp, chống phá Đảng, chống phá khối đoàn kết toàn dân tộc, ... thì chắc chắn sẽ bị trừng trị đích đáng, đúng pháp
luật.
Nhân dịp Giáng sinh năm 2017 các lãnh đạo Đảng và Nhà nước
đã sắp xếp công việc đi thăm, chúc mừng Giáng sinh đối với các chức sắc, giáo
dân. Đây là việc làm thường xuyên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với không
chỉ đạo Thiên chúa mà các tôn giáo khác cũng được quan tâm như vậy, thể hiện sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam, cũng thêm một lần nữa khẳng định pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn
giáo đã được thực thi triệt để và đã thực sự đi vào cuộc sống. Lại thêm một mùa
Giáng sinh an lành trên đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Caand có nhiều bài viết hơn nữa về chủ đề này.
ReplyDelete