Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, January 21, 2018 , 0 bình luận

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, để lại bài học lịch sử quý giá.

>Đòn tiến công chiến lược Xuân Mậu Thân 1968 ở Huế

Đại tá Vũ Tang Bồng, nguyên cán bộ nghiên cứu Viện Lịch sử quân sự, cho biết khi mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chúng ta đã tính đến nhiều yếu tố thời cơ để mở chiến dịch lớn.
Đường phố Sài Gòn bị quân giải phóng tiến công (ẢNH: TƯ LIỆU TTXVN)

Gây bất ngờ
“Mình quyết mở cuộc tổng tiến công vào Xuân Mậu Thân là đúng thời cơ. Chọn năm 1968, với đối phương là năm bầu cử tổng thống Mỹ. Đã là năm bầu cử thì tình hình chính trị hết sức nhạy cảm với các bên. Mỹ cũng dùng chiến tranh cục bộ, tự mình đưa quân vào VN, tính đến thời điểm năm 1967 là gần 500.000 quân. Ngoài ra, khoảng 34% tổng số tàu hải quân của Mỹ tham chiến ở VN”, ông Bồng nói. Cũng theo vị đại tá, Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nhưng không đạt mục đích, vì ta tổ chức chiến tranh nhân dân chống lại hiệu quả.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân

10:43:00 AM | January 20, 2018
Từ giữa năm 1965, sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại về cơ bản, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”,...
Ông Bồng phân tích thêm, việc chọn đánh vào dịp tết là một thời cơ tốt. “Một nửa quân số của quân đội Sài Gòn khi ấy đang nghỉ ngơi ăn tết. Cho nên mình đồng loạt đánh là đối phương bất ngờ choáng váng”, ông Bồng nói.
Đặc biệt, theo ông Bồng, ta cũng nghi binh để Mỹ chủ quan nghĩ rằng chủ lực của quân giải phóng đang đánh ở đường 9, Quảng Trị. Việc chủ động mở các mặt trận đã kéo quân Mỹ giãn ra. Lúc thời điểm cao nhất, lực lượng của Mỹ đánh ở đường 9 chiếm đến 34% toàn bộ quân số của Mỹ. “Mỹ đinh ninh mình đánh ở đó. Tình báo đối phương phán đoán có 5 sư đoàn của mình ở đó. Đúng lúc họ đang giữ Khe Sanh thì mình đánh vào đô thị đúng ngay dịp tết. Đó là chiến dịch nghi binh vĩ đại trong lịch sử cuộc kháng chiến”.
Tương quan lực lượng
Ông Bồng cho biết, tổng kết về hậu cần của kháng chiến chống Mỹ cho thấy số vật chất chúng ta đưa vào chiến trường trong 16 năm tính từ 1959 - 1975, kể cả trên bộ, trên biển, là khoảng 70 vạn tấn, chủ yếu là vũ khí. Cũng có lương thực nhưng chủ yếu để nuôi lực lượng đi bộ vào trong đó. Trung bình, mỗi người đi bộ vào Nam sử dụng hết vài tạ gạo.
Cũng theo ông Bồng, vào thời điểm năm 1967, lúc quân Mỹ mạnh nhất ở VN, lượng vật chất Mỹ cấp cho quân chiến đấu ở chiến trường VN gấp 376 lần chúng ta. Trung bình 1 tháng, quân viễn chinh tiêu thụ hết 1,2 triệu tấn vật chất. “Trong suốt thời gian đó, lúc nào trên Đại Tây Dương cũng có 500 chiếc tàu chở vũ khí, quân trang tiếp tế cho quân Mỹ ở VN. Quân vận không đủ nên phải thuê cả tàu châu Âu”, ông Bồng nói.

Quá trình hình thành chủ trương, Kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

10:40:00 AM | January 20, 2018
Đầu năm 1967, sau những thất bại liên tiếp trong chiến dịch phản công chiến lược hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967), Chính quyền Mỹ bắt đầu hoài...
Biệt động Sài Gòn - lực lượng quan trọng trong Mậu Thân 1968, cũng không dư dả gì. “Do nguyên tắc tổ chức nên biệt động không nằm trong hệ thống của Quân đội nhân dân VN. Đó là những người nhiệt thành yêu nước. Tự vệ đô thị thì hoàn toàn bán võ trang”, ông Bồng cho biết.
Quân và dân tấn công ở mặt trận Tây Ninh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Theo đại tá, PGS-TS Trần Ngọc Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, vào thời điểm 1967, quân Mỹ và đồng minh đã phát triển đến đỉnh điểm ở miền Nam VN. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, thế và lực cách mạng VN cũng phát triển theo hướng tốt dần lên. Đặc biệt, đầu năm 1967 T.Ư Đảng Lao động VN có nghị quyết mở mặt trận đấu tranh ngoại giao và có nhiều đóng góp vào thắng lợi của cuộc chiến sau này.
Cũng theo ông Long, bên cạnh bộ máy chiến tranh đang sung sức nhất của Mỹ, chính quyền Sài Gòn khi đó cũng ổn định. “Bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ ở VN dù nhiều lần thay tướng nhưng đang sung sức nhất. Bên chính quyền Sài Gòn dù có xáo trộn, song thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ ổn định hơn giai đoạn trước”, ông Long nói.
Ông Long còn cho biết, bên cạnh quân Mỹ, quân đội Sài Gòn cũng đã hơn 1,3 triệu. Trong khi đó, lực lượng non trẻ của ta còn ít, lại kém đối phương nhiều lần về trang bị kỹ thuật. Tuy nhiên, cũng theo ông Long, thời kỳ 1965 - 1967 binh vận của ta có nhiều kết quả, phần lớn nhân dân miền Nam ủng hộ cách mạng. Thế nhưng, không phải 100% dân đô thị đã sẵn sàng xuống đường khởi nghĩa. “Cuộc sống ở miền Nam VN thời kỳ quân Mỹ ở đó còn xa hoa và dựa hoàn toàn vào viện trợ. Một bộ phận lớn người dân vẫn tôn thờ Mỹ vì nắm hầu bao nuôi họ. Có người có tinh thần dân tộc, cũng không ưa Mỹ, nhưng vì mưu sinh người ta cũng không phải đã sẵn sàng vứt bỏ hết để xuống đường”, ông Long chia sẻ.
Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân giải phóng Trị Thiên Huế nghiên cứu sa bàn chuẩn bị các phương án tác chiến
Tổng công kích, tổng khởi nghĩa
Theo PGS-TS Trần Ngọc Long, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân trong văn bản là tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Để đi đến quyết định đó là cả một quá trình. Từ 1965 - 1966, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư Đảng Lao động VN đã họp bàn nhiều lần. Trên cơ sở đó, quyết định đưa ra là chúng ta không thể mở chiến dịch kiểu xuân thu nhị kỳ, mà cần cú hích để tạo đột biến nhằm giải quyết chiến tranh. “Phải tạo chấn động trên chiến trường lẫn thế giới, trong nội bộ đối phương. Phải đạt được thắng lợi cả về quân sự lẫn chính trị”, ông Long nói.
Cuối năm 1967, Đảng thông qua kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu xây dựng, khi ấy gọi là tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Đây cũng là quyết định táo bạo. Lần đầu tiên trong lịch sử quân sự VN, cùng một lúc chúng ta tổ chức tổng tiến công và nổi dậy vào 4/6 thành phố, 37 thị xã miền Nam. Tức là tấn công vào 41 đô thị một lúc - điều trước đây chưa từng xảy ra. Kế hoạch cũng nói đến phát động tổng công kích, tổng khởi nghĩa. “Nghĩa là đặt vấn đề lật đổ chính quyền tay sai, thành lập chính quyền cách mạng. Ngoài vấn đề làm tiêu hao sinh lực đối phương, buộc quân Mỹ phải chấp nhận thất bại để rút quân thì bên cạnh đấy, phải thành lập chính quyền cách mạng”, ông Long phân tích.
Ban Chỉ huy đơn vị X quân giải phóng nhận cờ và mệnh lệnh chiến đấu trước giờ xuất kích
Về mục đích của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, ông Long cho biết, mục tiêu lúc đó không chỉ là cú hích mà còn là dứt điểm. Cũng vì thế mà chúng ta đã tiến công cả 41 đô thị một lúc. “Chúng ta muốn làm luôn để lật đổ chính quyền tay sai. Chúng ta ưu tiên dứt điểm, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Bộ đội ra trận đều được quán triệt điều đó”, ông Long cho biết.

Xây dựng quân nhân “Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”

10:33:00 AM | January 20, 2018
LTS: Tại cuộc tọa đàm “Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” do Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt...
Nguồn : Báo Thanh niên

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X