Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, January 07, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Lâu nay một số tổ chức phi chính phủ lợi dụng thuật ngữ 'bất đồng chính kiến' để vu cáo Việt Nam đàn áp các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền... Vậy, đâu là danh giới của bất đồng chính kiến ?

>Vì sao Việt Nam không cho luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh nhập cảnh?

>Bóc mẽ động cơ “làm tiền” của linh mục Nguyễn Đình Thục qua thư ngỏ năm 2017

Quan điểm 'bất đồng chính kiến' có thể được hiểu là quan điểm, tiếng nói của một chủ thể khi họ không đồng thuận, đối ngược, phản đối... quan điểm, ý kiến của một chủ thể khác. Tùy thuộc vào mối quan hệ và phạm vi 'bất đồng chính kiến' sẽ có những 'ứng xử khác nhau' theo mức độ và cấp độ nhất định. 



Trần Thị Nga bị bắt giữ và xử xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam


Trong phạm vi quốc gia, dân tộc -với tính cách là một chủ thể, một thực thể độc lập thì cá nhân, tổ chức bất đồng chính kiến với quốc gia là như thế nào ? Có thể thấy, bất đồng chính kiến với quốc gia, dân tộc là quan điểm, ý kiến, chính kiến của cá nhân hoặc tổ chức trình bày dưới một hình thức nhất định nhằm không đồng ý, phản đối, chống đối lại chính sách, hệ thống chính trị, hoạt động quản lý của hệ thống chính trị, pháp luật. 


Cá nhân, tổ chức có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến theo những hình thức mà khuôn khổ nhất định của pháp luật cho phép khi không đồng quan điểm với phạm trù thuộc về quốc gia, dân tộc được gọi là hành động hợp pháp (hành vi hợp pháp) và bày tỏ quan điểm, thái độ, phản đối,... theo những cách mà pháp luật không cho phép hoặc cấm là hành động bất hợp pháp (hành vi vi phạm pháp luật).


Như vậy, năm 2017 Việt Nam đưa ra xét xử nhiều đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Oai, ... với các tội danh liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia được Bộ luật hình sự Việt Nam quy định đã khẳng định rằng, chính kiến mà các cá nhân này phản ứng không phù hợp, không đúng và không tuân thủ pháp luật Việt Nam. Nếu các cá nhân trên không vi phạm vào các tội danh đã bị xử lý với các hành vi đã gây ra thì làm sao có chuyện cơ quan tố tụng Việt Nam lại đưa ra xét xử . Trong khi đó các quy định trong pháp luật Việt Nam đặt ra là khuôn khổ pháp lý chuẩn mực (hành vi mô tả khách quan đầy đủ) mà bất kỳ cá nhân nào cho dù là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay người dân khi vi phạm đều bị xử lý như nhau đúng người đúng tội và đúng với tính chất mức độ hành vi-đó là nền tảng pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (không phân biệt đối xử nhân thân). 


Vậy, hà cớ gì mà một số tổ chức phi chính phủ lại lên tiếng phản đối, quy chụp và vu cáo Việt Nam là đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ bất đồng chính kiến trong khi các nước như Mỹ, Úc trong Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2017 tại Đà Nẵng (Việt Nam) đã không đề cập vấn đề này nếu so với trước đây thì các quốc gia này vẫn quyết liệt đề cập đến Việt Nam. Điều này cho thấy, Tổng thống Mỹ, thủ tướng Úc... đã nhận ra vấn đề về cái gọi là 'bất đồng chính kiến' do các cá nhân mang danh đấu tranh dân chủ kia thực hiện là vi phạm pháp luật Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam xử lý. Hiện chỉ còn một số tổ chức phi chính phủ thông qua một số kênh báo chí nước ngoài lên tiếng về vấn đề này trong khi đó cấp quốc gia trong quan hệ quốc tế đã không bàn luận và đặt vấn đề khi mà hành vi vi phạm của các cá nhân đối với pháp luật Việt Nam là quá rõ.


Một lần nữa, chúng tôi phản đối những luận điệu cố tình quy chụp nhằm hạ bệ, vu cáo Việt Nam của một số tổ chức phi chính phủ và khẳng định hành vi can thiệp này là vi phạm nghiêm trọng vào hoạt động nội bộ của quốc gia Việt Nam.


Thành Nam 

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X