Trong bài viết mới đây có tựa đề “Tình hình tôn giáo tại Việt Nam năm 2017”, linh mục chống phá Phan Văn Lợi lại đưa ra những lời vu cáo, xuyên tạc và bịa đặt đối với tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt bài viết của Lợi là năm 2017, chính quyền gia tăng đàn áp tôn giáo trên nhiều phương diện, khiến cho tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo bị xuống rất thấp.
Trước hết Phan Văn Lợi cho rằng trong năm 2017 chính quyền đã ban hành nhiều đạo luật ngăn cản quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, “Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo”, “Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”. Theo Phan Văn Lợi thì việc ban hành 3 đạo luật trên là nhằm “hình sự hóa” mọi hoạt động tôn giáo.
Linh mục Phan Văn Lợi -liên tục vu cáo tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
Thật ra đây là một luân điêu vu cáo trắng trợn của Phan Văn Lợi. Ai cũng biết việc xây dựng Luật tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định hướng dẫn là để thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 trong đó ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Việc xây dựng Luật là để đảm bảo một hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân liên quan được thực thi quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo một cách đầy đủ theo đúng qui định của pháp luật. Tôn giáo luôn luôn là một thực thể xã hội do đó nó phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Và tất yếu hệ thống các đạo luật ban hành ra đều để phục vụ cho việc quản lý nhà nước, và quản lý nhà nước cũng là cách cơ bản để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được thực thi đầy đủ.
Mặt khác cần thấy rằng ngay trong Luật tín ngưỡng tôn giáo cũng có rất nhiều điểu khoản quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Luật co hẳn một chương về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo… vậy cớ sao ông Phan Văn Lợi lại cho rằng Luật là sự bóp nghẹt tự do tôn giáo.
Việc ban hành các đạo luật trên nhất là Luật tín ngưỡng tôn giáo chắc chắn đó không phải là với mục đích hình sự hóa hoạt động tôn giáo như ông Lợi nói. Ai cũng biết hình sự hóa nó chỉ có thể có trong Luật hình sự chứ không thể có trong một đạo luật như Luật tín ngưỡng tôn giáo. Ông Phan Văn Lợi nói như thế là ngậm máu phun người.
Nói về mục đích xây dựng Luật tín ngưỡng tôn giáo, ông Bùi Thanh Hà, phó trưởng ban tôn giáo chính phủ đã khẳng định:
Việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này. Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài người và chủ nghĩa xã hội được phát huy, giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này. Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài người và chủ nghĩa xã hội được phát huy, giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Đây cũng là câu phản biện thuyết phục cho lời xuyên tạc của Phan Văn Lợi. Còn việc Phan Văn Lợi lấy một vài đối tượng vi phạm pháp luật như Thích Quảng Độ, Nguyễn Trung Tôn hay Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… làm bằng chứng chứng minh chính quyền đàn áp tôn giáo càng chứng tỏ sự có mắt như mù của ông bởi bản chất các đối tượng này đều vi phạm pháp luật nghiêm trọng và vi phạm thì phải bị pháp luật xử lý.
Nguồn: ngheanthoiluan