(Tindautruongdanchu)-Trong
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta đã thể hiện sự quyết tâm rất cao về vấn đề phòng chống tham nhũng.
Thời gian gần đây các vụ án tham nhũng đã được đưa ra xét xử nghiêm minh đúng
trình tự pháp luật trước công chúng. Là một tâm điểm được dư luận trong và
ngoài nước quan tâm. Những kẻ phản động đã lợi dụng sự kiện nóng bỏng đó được
dư luận quan tâm để xuyên tạc, bôi nhọ nói xấu “giương đông kích tây” nhằm mục
đích chống phá Đảng và Nhà nước ta làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, danh dự,
uy tín của các đồng chí Lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Đây là một trong những thủ đoạn lừa bịp rất tinh vi, xảo quyệt thâm độc nguy hiểm
chúng ta cần phải nhận diện và đấu tranh.
>Quyết định đưa vụ án Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc ra xét xử về tội tuyên truyền chống Nhà nước
HRW trong “dòng lạc điệu”
HRW trong “dòng lạc điệu”
Bọn phản động đã khai thác tận dụng tối đa ưu thế của không gian mạng và
cho rằng đó là công cụ “hữu hiệu” để chúng thực hiện mục đích chống phá đầy đen
tối, cái miệng bọn phản động thật là nham hiểm, chống phá nói mà không biết ngượng
hôm nay chúng nói thế này ngày mai chúng lại nói giọng khác, đúng là “lưỡi lắm
sương nhiều đường lắt léo”. Ban đầu chúng kích động gây sức ép dư luận xuyên tạc
rằng Đảng và Nhà nước ta bất lực trước tham ô, tham nhũng “lợi ích nhóm” bao
che không giám xử lý cái gọi là “củi tươi” rồi nhặt nhạnh,
chắp nối một số tư liệu đã công bố, trích dẫn, tổng hợp các thông tin không thể
kiểm chứng để bổ sung cho có vẻ xác thực, thêm thắt một số chi tiết nhằm tạo ra
những sự kiện “giật gân”, gây sự tò mò của người đọc biến cái không có thật “trở
thành có thật” nhằm kích động cử tri và quần chúng nhân dân cả nước cho là vì
vây cánh người nhà con ông lọ, cháu ông kia Đảng Nhà nước bao che, không thể
đem ra xử lý được.
Blog 'Người buôn gió' của Bùi Thanh Hiếu liên tục tung các bài viết xuyên tạc về chống tham nhũng ở Việt Nam
Khi mà Đảng và Nhà nước có quyết tâm về xử
lý tham nhũng “lợi ích nhóm”, thì bọn chúng không những không ủng hộ mà còn tung
ra các luận điệu xuyên tạc không thể chấp nhận được: Trên You Tube và một số
blog, cho rằng tòa án xử không khách quan, không công tâm hàm ý bao che bênh vực
bị cáo rồi kích động quần chúng nhân dân, chúng cố tình xuyên tạc ngụy biện làm
cho người nghe hiểu sai về tính chất vụ án, dựng lên những câu chuyện hoàn toàn
bịa đặt về Đảng, ngụy tạo những thông tin để nói xấu cán bộ cấp cao, nguyên là
cán bộ cấp cao của Đảng Nhà nước ta, làm ra vẻ như nội bộ Đảng có “vấn đề",
“phe phái chính trị”, “tranh giành quyền lực và thanh trừng lẫn nhau” chứ không
phải là xử lý tham nhũng, để gây hỏa mù dư luận, làm lung lạc niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, chế độ nhằm thực hiện bằng được mục đích chống phá chính trị.
Đúng là nói ra mà không biết xấu hổ và ngượng chúng chỉ lừa bịt được những người
nhẹ dạ cả tin, và có thể là ban đầu tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng chứ
chỉ nghe thoáng qua giọng điệu man trá lừa gạt thì cũng làm cho mọi người đọc cảm
thấy ghê tởm cái giọng điệu lừa đảo theo kiểu ngụy biện bịt bợm. Những “kẻ phản động”
này đã từng bị nhắc nhở, cảnh cáo, thậm chí là truy tố, từng cam kết không cấu
kết với các phần tử phản động, thù địch ngoài nước để tán phát tài liệu, bình
luận, viết bài, đưa tin sai sự thực… nhưng “chứng nào tật ấy”, bọn chúng vẫn
không từ bỏ những việc làm từ lợi dụng các vấn đề nóng bỏng dự luận trong và
ngoài nước quan tâm. Và hễ chính quyền, các cơ quan chức năng có thực hiện các
biện pháp với họ thì một loạt các thế lực bên ngoài nước lại vu khống, cáo buộc
cho rằng: “Việt Nam khống chế, quản thúc những người bất đồng chính kiến”, “Hiện
tượng mất tự do phát tán trên không gian mạng, tự do ngôn luận ở Việt Nam”
chính bọn phản động không nhận ra làm như vậy vô hình dung chúng đã vi phạm
Pháp luật Việt Nam.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng Tuyên ngôn, Công ước
đều khẳng định quyền tự do ngôn luận của công dân. Cả ba nội dung trên đều thống
nhất nguyên tắc coi thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân phải do “pháp
luật quy định”, “phải tuân thủ những hạn chế do luật định”, “có thể bị giới hạn
bởi pháp luật”. Vì thế, quyền tự do ngôn luận, kể cả trên các trang mạng hay ở
bất cứ đâu không phải là các quyền không có giới hạn, mà nó phải được đặt trong
khuôn khổ pháp luật, và bị giới hạn trong các nguyên tắc không được gây hại,
không được xúc phạm, không được vu khống với các quyền khác của Nhà nước, của
công dân. Có thể thấy, hiện nay, hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã và đang ngày
càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
phù hợp với trình độ phát triển của thế giới hiện đại. Những thông tin cho rằng
Nhà nước ta không có hoặc không thực hiện quyền tự do ngôn luận là hoàn toàn
không có thật để lấy cớ vu khống, xuyên tạc, chúng ta phải lên án và kiên quyết
đấu tranh, loại bỏ. Cùng với việc loại bỏ những thông tin xuyên tạc của “bọn phản
động”, thiết nghĩ, mỗi cá nhân chúng ta, nhất là các bạn trẻ trong lực lượng vũ
trang nói chung và quân đội nói riêng, cũng cần nắm chắc kiến thức pháp luật để
hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, tránh để “bọn phản động” lợi
dụng chống phá Đảng và Nhà nước, làm lung lay niềm tin, lý tưởng, dẫn tới bị “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Bá Sắn