(Tindautruongdanchu)-Diễn biến hoà bình là chiến lược của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động nhằm chống phá, tiến tới lật đổ chế
độ chính trị-xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước có xu hướng chống
đế quốc, bằng các biện pháp phi quân sự là chủ yếu. Trong đó trọng tâm chúng sử
dụng "chiến tranh tâm lý".
>Việc linh mục Nguyễn Đình Thục từ chối đến cơ quan điều tra theo giấy triệu tập sẽ bị ảnh hưởng như thế nào
>Bản án cho kẻ phản Quốc Vương Văn Thả: Nghiêm khắc và nhân đạo sâu sắc
>Bản án cho kẻ phản Quốc Vương Văn Thả: Nghiêm khắc và nhân đạo sâu sắc
Chiến tranh tâm lý là một loại hình chiến tranh đặc biệt
của chủ nghĩa đế quốc, nhằm phá hoại trạng thái chính trị-tinh thần của đối
phương, trong đó làm cho quân đội đối phương bị “phi chính trị hoá”, mất phương
hướng chính trị là một trong những hướng tiến công chủ yếu nhất. Để ngăn chặn
và vô hiệu hoá tác động của chiến tranh tâm lý của địch đối với quân đội, cần
làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ chân tướng phản động của chiến tranh tâm lý, trên
cơ sở đó chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động.
Phương pháp và thủ thuật chiến tranh tâm lý của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản độngchủ
yếu thông qua lĩnh vực tâm lý-xã hội để tiêm nhiễm tư tưởng xấu độc và thao
túng ý thức con người.Chiến tranh tâm lý chỉ là sự kế tục của chính trị,
là thủ đoạn tâm lý của chính trị. Những hình thức phôi thai của chiến tranh tâm
lý đã xuất hiện từ xa xưa. Trong các
cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, bộ lạc, giữa các quốc gia các thời kỳ cổ đại,
phong kiến đã xuất hiện các thủ đoạn phao tin đồn nhảm, dụ dỗ mua chuộc,
cài người, cống vật, mỹ nhân kế v.v... Như vậy, ngay từ khi xuất hiện những
hình thức, thủ đoạn của chiến tranh tâm lý đã mang tính chất dối trá, lừa lọc và phản
nhân văn.
Chiến tranh tâm lý trở thành một loại hình chiến tranh thực sự
với đúng nghĩa của nó, gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế
quốc. Xuất phát mục tiêu và nội dung tác động tư tưởng phản lại nhân loại, chủ
nghĩa đế quốc phải ngụy trang thực chất chính trị và tư tưởng bằng chiến tranh
tâm lý , lấy “chủ nghĩa nhân đạo”
để làm mục tiêu, ngọn cờ tập hợp và đánh lừa nhân dân các nước. Dưới ngọn cờ
“chủ nghĩa nhân đạo”, chủ nghĩa tư bản đã đưa ra chiêu bài mị dân “tự do, bình
đẳng, bác ái”. Trước đây, những nhà tư tưởng tư sản đã tập hợp được quần chúng
cần lao nổi dậy chống xiềng xích trói buộc con người trong trật tự phong kiến,
đòi thủ tiêu tình trạng lệ thuộc giữa con người với con người, bãi bỏ những
quan hệ nông nô. Thế nhưng, khi giai cấp tư sản nắm được chính quyền thì chúng
quay lại phản bội lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, chúng biến
“chủ nghĩa nhân đạo” thành ngọn cờ trang hoàng cho mọi mưu đồ chính trị đen
tối, trở thành chiến tranh tâm lý.
Hiện nay, trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” chủ nghĩa
đế quốc vẫn rêu rao khắp nơi các khẩu hiệu “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” là
những lý tưởng mang tính nhân văn cao đẹp và phù hợp với khát vọng cao cả của
con người và mọi dân tộc. Nhưng đằng sau những ngôn từ hào nhoáng ấy là các mưu
đồ chính trị đen tối của chủ nghĩa đế quốc. Mục tiêu cơ bản mà chủ nghĩa đế quốc
đang theo đuổi nhằm thực hiện toàn cầu hoá “những giá trị” của Mỹ và phương
Tây: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tư tưởng tư
hữu, thái độ thờ ơ chính trị, hoài nghi, chủ nghĩa hư vô. A. Đa-lét, người đặt
nền móng cho “Diễn biến hoà bình” đã công khai tuyên bố: Mục tiêu của chiến
tranh tâm lý là gieo rắc sự hỗn loạn, thay thế các giá trị của con người bằng
đồ rởm... truyền bá bạo lực, đồi trụy, chủ nghĩa vô liêm sỉ, phản bội - tóm
lại, mọi thứ vô đạo đức. Lê-phê-vrô, cố vấn ngoại giao phụ trách “các vấn đề
nhân văn” thời Ri-gân còn gắn chính sách “bảo vệ các quyền con người” với hai
mục tiêu chính trị: một là, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước xã hội
chủ nghĩa; hai là, “xả hơi” cho bớt nỗi bất bình đối với các chế độ độc tài
phản động bằng cách đem lại cho chúng cái vẻ bề ngoài “tự do hoá”.
Như vậy, mục tiêu của chiến tranh tâm lý dù xem xét
dưới góc độ nào: tâm lý hay chính trị, trước mắt hoặc lâu dài, che đậy và công
khai đều mang tính chất phản nhân văn. Thực chất đó là cuộc chiến tranh chống
lại con người.
Để thực hiện mục tiêu của chiến tranh tâm lý, Mỹ và
các nước phương Tây đã tận dụng tối đa các thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện
đại, trước hết là các phương tiện thông tin đại chúng; đã lợi dụng triệt để các
điều kiện của “quốc tế hoá” trên nhiều lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực văn hoá,
tư tưởng để tiến hành thao túng ý thức
con người, trở thành phương thức chủ đạo của chiến tranh tâm lý. Đó là
phương thức điều khiển đặc biệt tình trạng tinh thần của con người bằng cách
hình thành ở họ sự rập khuôn trong tư duy theo hướng có lợi cho chúng. Thao
túng được thực hiện bằng cách cung cấp lặp đi lặp lại thật nhiều thông tin cho
con người và các nhóm xã hội những hình ảnh, những khuôn đúc như “chủ nghĩa
cộng sản tàn bạo”, “vi phạm nhân quyền”, “quan liêu”, “tham nhũng”,
“khủng bố”... hòng tạo được các phản ứng và hành vi tương ứng của họ. Một khi
nhận thức con người đã bị thao túng thì chỉ cần nhắc tới một “khuôn đúc” nào đó
là đủ để trong ý thức của nó sinh ra một chuỗi các hình ảnh tiêu cực quen
thuộc. Đối với những người hiểu biết, khó bị thao túng, chúng lại dùng thủ đoạn
cung cấp cho họ thật nhiều thông tin đã bị cắt xén, bóp méo (đặc biệt chúng
dùng mạng xã hội, sử dụng công nghệ thông tin gép, dán ảnh bôi nhọ các vị lãnh
tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, xuyên tạc, thôi phồng sự thật những
vụ việc vi phạm kỷ luật hay những sai phạm của cán bộ đảng viên). Dưới sự tác
động của một khối lượng thông tin khổng lồ thì con người khó mà xác định đâu là
thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Phương tiện thông tin sẽ nghĩ thay cho
họ, gợi ý cho họ cách đánh giá, hoài nghi, mong muốn; mách bảo họ nên ủng hộ
ai, phản đối ai và bỏ phiếu cho đảng phái nào.
Cung cấp những thông tin xuyên tạc được lấy từ bọn
phản cách mạng lưu vong, những kẻ phản bội Tổ quốc đang ẩn náu ở phương Tây
hoặc từ kẻ bị thất sủng về chính trị, hoặc các thành phần bất mãn, những kẻ cơ
hội về chính trị.
Đối tượng Nguyễn Danh Dũng trú tại phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa chủ
tài khoản và quản trị, điều hành kênh Youtube “ThienAn TV” đăng tải video có
tiêu đề xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và phát tán
trên mạng Internet.
Các chuyên gia về chiến tranh tâm lý khẳng định, để thao túng ý thức con người và đạt được mục tiêu chính trị thì
có thể sử dụng bất kỳ phương pháp và thủ đoạn nào miễn là đem lại hiệu quả mong
muốn: đe doạ quân sự, hoạt động khủng bố, hoạt động ngoại giao, gây sức
ép chính trị, phá hoại kinh tế, phong toả thương mại; tiến hành tuyên truyền
xuyên tạc, giả mạo, đánh lộn sòng trắng đen v.v.... Tất cả những phương pháp và
thủ đoạn đó đều nhằm làm cho con người lầm lạc, gây cho họ những quan niệm viển
vông và quan điểm méo mó; đưa con người và các nhóm xã hội vào trạng thái căng
thẳng, sống gấp và lạc hướng về chính trị.
Ngày nay, dựa vào thành tựu của khoa học kỹ thuật
truyền thông, việc “kiến tạo” những thông tin và hình ảnh giả mạo, xuyên tạc,
bóp méo sự thật ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn. Các thế lực thù địch lợi dụng
sơ hở, khoét sâu mặt tiêu cực rồi cường điệu, thổi phồng chúng lên và khẳng
định võ đoán, đó là bản chất của chế độ xã hội hoặc của con người. Đối tượng
bôi nhọ thường là Đảng và chính quyền, những người có ảnh hưởng lớn đối với
quần chúng. Đó không đơn giản chỉ là sự bôi nhọ, lừa dối con người, mà còn thể
hiện rõ sự hằn học giai cấp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động đối với các khuynh hướng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, từ mục tiêu đến phương thức cũng như các
phương pháp và thủ đoạn tiến hành chiến tranh tâm lý đều có tính chất phá hoại tư tưởng, tình cảm
con người, thao túng và áp đặt tinh thần đối với cá nhân và các nhóm xã hội. chiến
tranh tâm lý về thực chất chỉ là một
cuộc chiến tranh phản nhân văn của chủ nghĩa đế quốc.
Xuất phát từ âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc
và thế lực phản động trong chiến tranh tâm lý đòi hỏi các đơn vị quân đội cần
phải thường xuyên giáo dục cho bộ đội âm mưu thủ đoạn chiến tranh tâm lý, làm cho mọi cán bộ chiến sĩ trong đơn vị nhất trí
cao về nhận thức, hành động đối với hệ tư tưởng, với đường lối chính sách của
Đảng để mọi người có định hướng chính trị đúng. Trong cuộc chiến chống lại
chiến lược diễn biến hoà bình mà diện mạo của nó là chiến tranh tâm lý chẳng những có sự đòi hỏi rất cao về giác ngộ
ý thức chính trị, về khả năng vững vàng nhất quán của tư tưởng, mà còn phải đạt
đến trình độ có thể tham gia một cách tích cực tự giác vào đời sống chính trị
của đất nước, nhạy cảm kịp thời chối bỏ mọi hành vi thủ đoạn tuyên truyền chính
trị của kẻ thù cũng như nắm vững quan điểm chính trị trong ứng xử xã hội.
Chủ động, tích cực thông tin thời sự, định hướng tư
tưởng trước những thông tin, dư luận xã hội. Tăng cường tổ chức các hoạt động
trong đơn vị, qua đó giáo dục cho bộ đội lối sống lành mạnh, thấm nhuần những
giá trị, chuẩn mực đạo đức đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội và xã hội
quy định đối với quân nhân trên cương vị chức trách được giao. Xây dựng đơn vị
vững mạnh toàn diện, cấp ủy đảng trong sạch lành mạnh là "màng lọc"
để ngăn chặn những tư tưởng xấu độc len lỏi vào đơn vị, vào từng quân nhân.
N.Long
Tâm lý chiến là một thủ đoạn không thể thiếu trong chiến tranh tâm lý do thế lực thù địch tiến hành nên chúng ta phải thật sự hiểu rõ và đề cao cảnh giác.
ReplyDeletecác thế lực thù địch đang từng ngày từng giờ đấu xuyên tạc bóp méo sự thật hòng đi ngược lợi ích của đông đảo quần chúng bằng các thủ đoạn hết sức tinh vi tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Do vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác với các luận điệu của chúng trên mạng xã hội
ReplyDelete