(Tindautruongdanchu)-Chiến tranh
đã lùi xa, thành quả cuộc của đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt
Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã gặt hái. Song những
bài học về sự chỉ đạo tiến hành những đòn đánh chiến lược của Đảng ta trong cuộc
đấu tranh thống nhất đất nước vẫn còn nguyên giá trị, mà các thế hệ người Việt
Nam đi sau cần phải biết. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 là một trong
những đòn đánh như thế.
Trước năm 1968, nhận thấy không
thể giải quyết chiến tranh Việt Nam một cách nhanh chóng, đế quốc Mỹ đã thay đổi
chiến lược chiến tranh ở Việt Nam, chúng ồ ạt đưa binh lính Mỹ và các nước chư
hầu vào Việt Nam, trực tiếp tham gia chiến tranh ở Việt Nam, chiến lược chiến
tranh cục bộ được thực hiện trong chiến tranh Việt Nam. Mỹ muốn sử dụng lợi thế
về vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh cùng với binh lính do Mỹ huấn luyện,
đào tạo để giải quyết chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
Quân Giải phóng vận động qua cầu Trường Tiền vào đánh chiếm TP Huế. Ảnh tư liệu
Trong khoảng thời gian từ 1965 đến
1967, quân và dân miền Nam đã có những trận thắng lớn trước quân Mỹ và chư hầu
mà mở đầu là chiến thắng Vạn Tường. Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ
lực quân Giải phóng cùng với lực lượng của địa phương đã đẩy lùi cuộc tiến công
của 9000 lính Mỹ cùng với nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, loại khỏi
vòng chiến đấu 900 lính địch, bắn cháy 22 xe bọc thép, bắn hạ 13 máy bay.
Tiếp đến là các chiến thắng ở hai
mùa khô liên tiếp, đông xuân 1965-1966 và đồn xuân 1966-1967, khi Mỹ tiến hành
các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào Đông Nam Bộ, Khu V, lớn nhất
là cuộc hành quân Gian-xơn Xi –ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu. Ta đã loại
khỏi vòng chiến đấu hơn 240000 lính, hạ hơn 2700 máy bay và nhiều vũ khí,
phương tiện chiến tranh khác của đế quốc Mỹ.
Cuối năm 1967, Đảng ta mà đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nhận định: Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến
thoái lưỡng nan về chiến lược. So với mục tiêu chính trị và quân sự có hạn của
chúng ở miền Nam thì những cố gắng chiến tranh của Mỹ (cùng với những thất bại
nặng nề của chúng) ở Việt Nam đã tới đỉnh cao. Thế chiến lược của chúng đã bị đảo
lộn, .... Đảng ta cũng cho rằng: “... tình hình ấy cho phép ta chuyển cuộc chiến
tranh cách mạng sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi
quyết định”. Trên cơ sở nhận định đó Đảng ta đã vạch ra đường lối đấu tranh với
đế quốc Mỹ, đó là dùng đòn đánh chí mạng, làm phá sản chiến lược chiến tranh cục
bộ, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, kết thúc chiến tranh ở Việt
Nam.
Ý định quyết
tâm chiến lược trong năm 1968 của ta là: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ
yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế,
Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn nói: "Mỹ không còn con đường nào khác là
phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động
quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại
về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền
Nam". Thời gian thực hiện chiến dịch là từ tháng 2 đến hết năm 1968, chia
làm ba đợt cao trào (đợt 1 từ 30-1 đến 28-3, đợt 2 từ 5-5 đến 15-6, đợt
3 từ 17-8 đến 30-9), trong đó những trận đánh dịp Tết Mậu Thân là những trận mở
màn.
Thực hiện
quyết tâm của Đảng, cùng với hướng nghi binh, thu hút lực lượng Mỹ, Ngụy (mặt
trận đường 9 Khe Sanh), quân, dân miền Nam đã đồng loạt nổi dậy, tấn công quân
Mỹ, Ngụy khắp từ nông thôn đến thành thị.
Ở các đô
thị lớn Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng lực lượng biệt động kết hợp với quần chúng nhân
dân đã tổ chức tiến công các mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ, Ngụy như: tòa Đại
sứ Mỹ, dinh Tổng thống, tổng Nha cảnh sát, Bộ Tổng tham mưu Ngụy, Đài phát
thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, …. Quy mô của đợt tiến công này đã làm cho Mỹ, Ngụy
hết sức bất ngờ. Kết quả ở các thành phố ta đã phá hủy khoảng một phần ba
phương tiện chiến tranh, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn binh lính Mỹ, Ngụy
và chư hầu, chiếm, giữ được nhiều thành phố, thị xã (như ở Huế ta giữ được 25
ngày); ở nông thôn có hơn 600 ấp chiến lược bị phá, giải phóng trên 100 xã,…
Đợt 2 của
chiến dịch, ta nhận định: yếu tố bất ngờ vẫn còn, lực lượng, sức mạnh của chủ lực
quân giải phóng hầu như không bị ảnh hưởng nên ta quyết tâm tiếp tục tiến công
Mỹ, Ngụy ở chiến trường miền Nam. quân Giải phóng đã tổ chức tiến công 89
thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ căn cứ địch từ Trị - Thiên đến Cà Mau, từ đồng bằng ven biển đến Tây Nguyên, nhất là các cuộc tiến công của biệt động Sài Gòn
vào các vị trí trọng yếu của Mỹ, Ngụy,… đã phá vỡ những cố gắng củng cố tình
hình an ninh ở các đô thị, đẩy chiến tranh ra xa nội đô của Mỹ, Ngụy.
Đợt tiến công cao trào thứ ba của chiến dịch Mậu Thân
1968 của ta đã buộc Mỹ, Ngụy phải rút lui khỏi căn cứ Khe Sanh, bị loại khỏi
vòng chiến đấu nhiều binh lính và các phương tiện chiến tranh. Nghị quyết Trung
ương lần thứ 21 (tháng 7 năm 1973) của Đảng Lao động Việt Nam cho rằng: “ta không chỉ tiêu diệt được một
lực lượng chiến lược của Mỹ - ngụy, mà điều quan trọng là ta đã đánh bồi liên
tiếp, đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ Giônxơn phải
tuyên bố chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đoàn
đại biểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một
trong bốn thành viên chính thức tham gia hoà đàm tại Paris. Những thắng lợi này
góp phần cho ta thế mạnh chủ động đấu tranh ở Hội nghị Paris."
Thắng lợi của quân giải
phóng Việt Nam trong chiến dịch Mậu Thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của
quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh, tức thừa nhận
thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", chấm dứt ném bom phá hoại
miền Bắc và buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri. Hồi ký của
Lyndon B. Johnson xác nhận:
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là "một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ", "cố gắng của đối phương đã gây ra một hậu
quả tác động xấu đến một số người trong và ngoài Chính phủ", nhân dân Mỹ
và một số nhân vật trong chính quyền bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đã thất bại".
N.Minh
Bài viết đề cập đầy đủ nội dung về Mậu Thân 1968.
ReplyDeleteMậu Thân 1968 là trận mở màn, nhưng có tính quyết định, làm xoay chuyển cục diện chiến trường.
ReplyDelete