Tổ chức Freedom House đã “xếp hạng” Việt Nam “nằm trong số 49 nước hoàn toàn không được tự do về nhiều mặt. Vậy sự xếp hạng này liệu có đúng?
>Việt Nam lên tiếng bác bỏ những thông tin sai sự thật về nhân quyền tại Việt Nam
>Việt Nam lên tiếng bác bỏ những thông tin sai sự thật về nhân quyền tại Việt Nam
Mới đây, trên Freedomhouse.org có đăng báo cáo thường niên của tổ chức Freedom House (tổ chức phi chính phủ Ngôi nhà tự do) với tiêu đề Tự do trên thế giới năm 2018. Báo cáo công bố ngày 16/1/2018 đề cập đến 195 quốc gia trên thế giới, trong đó 88 nước được công nhận là “có tự do”, 58 nước chỉ “phần nào có tự do” và 49 nước còn lại bị cho là “hoàn toàn không có tự do về nhiều mặt”.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm thực hiện
Trong phần nói về Việt Nam, tổ chức này vẫn cho mình cái quyền “xếp hạng” Việt Nam “nằm trong số 49 nước hoàn toàn không được tự do về nhiều mặt; trong đó, 3 lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng”.
Nhiều người không lạ gì với báo cáo thường niên tự nhận là Ngôi nhà tự do này. Điều lạ là mặc dù vấp phải sự phản đối của không ít quốc gia, Freedom House vẫn không thay đổi cách nhìn thiên kiến, đánh giá sai lệch và cả sự áp đặt thô bạo. Bằng chứng là tất cả những nội dung mà tổ chức này nêu lên đều trái ngược hoàn toàn với thực tế ở Việt Nam; rằng, các quyền tự do ở Việt Nam ngày càng được bảo đảm và bảo vệ, ngày càng thể hiện rõ và đầy đủ bản chất dân chủ, tiến bộ.
Bằng chứng là trong Hiến pháp năm 2013, chương về “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân” từ vị trí Chương V trong Hiến pháp năm 1992 đã được đưa lên vị trí Chương II trong Hiến pháp năm 2013. Sự thay đổi này được các nhà làm luật đánh giá không chỉ là sự thay đổi đơn thuần về bố cục mà là một sự thay đổi về nhận thức, với quan niệm đề cao chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp, coi nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.
Không những thế, ở Điều 14 Hiến pháp 2013 cũng khẳng định “Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Không những thế, Điều 28 Hiến pháp năm 2013 còn khẳng định “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Thực tế chính trị ở Việt Nam mà ai cũng biết là người dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Và việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều đó được khẳng định ngay từ Hiến pháp 1946 và ngày càng được bảo đảm trên thực tế thông qua các cuộc bầu cử công khai.
Không những thế, các phiên họp mà thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội đều được truyền hình trực tiếp đến rộng rãi người xem trong và ngoài nước. Chả lẽ đó lại là sự mất tự do, mất dân chủ?
Trên Freedomhouse.org, đích thân ông Michael J. Abramowitz , Chủ tịch tổ chức Freedom House cũng nói rằng: “Các nguyên lý cơ bản của dân chủ, bao gồm bảo đảm bầu cử tự do và công bằng, quyền của các dân tộc thiểu số, tự do báo chí và pháp quyền…”; vậy thì không hiểu tổ chức này dựa trên tiêu chí và thực tế nào để có cái cách đánh giá đi ngược lại hoàn toàn thực tế ở Việt Nam?
Về cái gọi là “Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng”, do không muốn làm mất thời gian của bạn đọc, xin đưa ra một vài số liêu:
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến giữa năm 2017, Việt Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí in và 150 cơ quan báo điện tử đã được cấp phép. Hiện Việt Nam có tổng số 182 kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá, và 54 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền hình trả tiền…
Thống kê cũng cho thấy, ở Việt Nam có 17.297 nhà báo được cấp Thẻ nhà báo và các nhà báo được hoạt động tự do theo quy định của pháp luật.
Cũng ở Việt Nam, các phiên tòa đều được xét xử công khai và các nhà báo được quyền quan sát, theo dõi, đưa tin về các phiên tòa.
Như vậy, chả lẽ đối với những nước không cho phép báo chí quan sát, theo dõi các phiên tòa thì việc nhà báo ở Việt Nam được theo dõi, quan sát và đưa tin về mọi phiên tòa lại bị coi là “không có tự do báo chí” hay sao??
Theo thống kê của trang tin The Next Web, tính tới tháng 7/ 2017, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số người dùng Facebook với 64 triệu người người, chiếm 3% trong tổng số tài khoản Facebook đang hoạt động toàn cầu. Còn theo tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế, tính đến tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số, đứng thứ 6 ở châu Á về số người sử dụng Internet.
Theo thống kê của trang tin The Next Web, tính tới tháng 7/ 2017, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số người dùng Facebook với 64 triệu người người, chiếm 3% trong tổng số tài khoản Facebook đang hoạt động toàn cầu. Còn theo tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế, tính đến tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số, đứng thứ 6 ở châu Á về số người sử dụng Internet.
Không cần phải nhiều lời, tự bản thân các con số trên đã cho thấy báo cáo của Freedom House đã xuyên tạc sự thật đến mức nào.
Còn cái mà Freedom House gọi là “những người bất đồng chính kiến”, “những người đối lập” ở Việt Nam bị “bắt giữ” thì xin thưa ngay rằng, ở Việt Nam không có cái mà Freedom House gọi là “bất đồng chính kiến”, vì mọi ý kiến đều được tự do bày tỏ và được tôn trọng tiếp thu.
Có điều, mọi hoạt động ở bất cứ một quốc gia có chủ quyền nào cũng phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Ở Việt Nam cũng không có sự đàn áp “những người bất đồng chính kiến” mà chỉ có các hành vi vi phạm pháp luật phải xét xử theo quy định, bất kể người đó là ai. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật!
Xin đừng gọi những người lợi dụng tự do, dân chủ để xâm phạm quyền tự do và lợi ích của nhà nước, các tổ chức và công dân khác là “bất đồng chính kiến” hay “đối lập”. Ở đây, đã có sự đánh tráo khái niệm khá tinh vi.
Để dễ hiểu, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: Giả sử ở một bang nào đó của Hoa Kỳ có một người vi phạm pháp luật của nước này và bị bắt giữ, thậm chí bị tòa án kết tội theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người đó lại theo một tôn giáo nào đó. Vậy khi đó Freedom House sẽ gọi hành vi của người đó là “vi phạm pháp luật” hay gọi việc kết tội người này là “đàn áp tôn giáo”???
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, và khi đưa ra ví dụ này, chúng tôi chỉ muốn nhân mạnh một nguyên tắc về tự do là đầu tiên phải không được xâm phạm tự do của người khác. Rằng, mỗi quốc gia đều có chuẩn giá trị riêng do nhân dân nước đó lựa chọn và xây dựng, miễn là nó không trái với những quy định và thông lệ quốc tế chung.
Điều đó có nghĩa, không thể lấy quyền sở hữu súng ở Mỹ để đánh giá các quốc gia đề cao việc kiểm soát vũ khí là “không có tự do”. Việc lấy tiêu chí của người này, nước này để đánh giá người khác, nước khác chính là sự vi phạm tự do một cách thô bạo.
Freedom House có quyền đưa ra các đánh giá của mình, miễn là các đánh giá đó phải có cơ sở thực tế, khoa học và không trái với chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Còn nếu một ai đó áp đặt tiêu chuẩn và cái nhìn thiên kiến, sai lệch, thậm chí xuyên tạc của mình lên người khác, quốc gia khác thì đó chính là đã xâm phạm tự do, là sự đi ngược lại tiêu chí tự do một cách rõ ràng nhất và nó hoàn toàn vô giá trị.
Tự do không có nghĩa là tự do áp đặt./.
Tự do không có nghĩa là tự do áp đặt./.
Thành Nam/TTXVN