Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, February 26, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam và là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.

Thế nhưng gần đây trên các trang mạng xã hội, bọn phản động liên tục phát tán những bài viết xuyên tạc trắng trợn ý nghĩa của Quốc kỳ Việt Nam. Chúng cho rằng lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam tượng trưng cho sự lệ thuộc, là nô lệ của Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài về Quốc kỳ của nước ta  ngày 16/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trung Quốc là một nước to, lấy mặt trời làm tiêu biểu. Việt Nam là một nước nhỏ lại có quan hệ mật thiết với Trung Quốc từ mấy nghìn năm nên lấy ngôi sao làm tiêu biểu”. Chúng ta cần phải hiểu rằng hình ảnh mặt trời và ngôi sao đều là những vì tinh tú trên bầu trời, không ai phụ thuộc ai cũng giống như mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc là bình đẳng, độc lập. Nhưng bọn phản động đã trắng trợn xuyên tạc khi cho thêm chữ “… nên lấy ngôi sao (chạy vòng quanh) làm tiêu biểu”, để vu cáo rằng với Hồ Chí Minh, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Không dừng lại ở đó, những kẻ phản động còn cho rằng Quốc kỳ Việt Nam chẳng qua là sự sao chép Quốc kỳ của Trung Quốc. Điều đó chẳng khác gì tự chúng vạch rõ cho chúng ta thấy sự ngu dốt của chúng, rằng quả thực chúng không hề hiểu biết gì về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới.

Chúng ta biết rằng ngay từ tháng 7/1940, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ mở rộng, do đồng chí Tạ Uyên -Bí thư Xứ ủy chủ trì, tổ chức tại nhà bà Lê Thị Lợi (Năm Dẹm) ở xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho cũ đề ra chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam kỳ, giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc khởi nghĩa cần phải có một lá cờ để tập hợp, hiệu triệu quần chúng. Xứ ủy quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của cuộc khởi nghĩa và phân công họa sĩ Nguyễn Hữu Tiến sáng tác mẫu cờ, bí mật may tại hiệu may Ba Lễ ở Sài Gòn. Lúc này Hội nghị Trung ương VII nhận định, điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nên đề nghị Xứ ủy Nam kỳ chưa phát động. Trung ương cử đồng chí Phan Đăng Lưu quay trở lại miền Nam để tạm hoãn cuộc khởi nghĩa. Nhưng khi về đến Sài Gòn, thì đồng chí bị địch bắt. Lệnh khởi nghĩa lúc đó đã phát đi không thu hồi được. Đêm 22 rạng 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ. Mệnh lệnh của Xứ ủy gửi đến trạm giao liên Trung Lương của Ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho vào 20h ngày 22/11/1940 ghi rõ: “0h ngày 23/11 sẽ đồng loạt nổi dậy đánh chiếm các đồn, thị trấn, nhà việc, cắt đứt các đường giao thông, nhất là lộ 4 Đông Dương, chặn đường không cho địch kéo về ứng cứu Sài Gòn. Sau khi ta chiếm được Sài Gòn thì quân khởi nghĩa của Xứ sẽ kéo về tỉnh phối hợp với lực lượng tại chỗ đánh chiếm tỉnh lỵ”.

Nguồn gốc lá cờ vàng của chế độ Việt Nam cộng hòa cũ

5:55:00 PM | December 31, 2016

(chiasekienthucnet)-Trong những năm qua, bè lũ phản động lưu vong và những kẻ có tư tưởng chống cộng luôn điên cuồn tìm mọi cách để chống phá Đảng và...
Tại Mỹ Tho, cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền diễn ra quyết liệt nhất tại xã Long Hưng (Châu Thành). Sách “Mỹ Tho - Gò Công trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (1940)” ghi nhận: “Ngay trong ngày 23/11/1940, chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho được thành lập và tổ chức cuộc mít tinh có hơn 3.000 người tham dự tại đình Long Hưng để ra mắt nhân dân. Lần đầu tiên, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh xuất hiện trên ngọn cây bàng, trước đình Long Hưng”. Đình Long Hưng được ủy ban khởi nghĩa tỉnh chọn làm trụ sở với cờ đỏ sao vàng tung bay và khẩu hiệu “Việt Nam dân chủ cộng hòa quốc” treo tại mặt tiền ngôi đình. Đồng chí Phan Văn Khỏe - Bí thư tỉnh, Trưởng ban Khởi nghĩa được cử làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Thập - Thường trực và đồng chí Nguyễn Văn Thường phụ trách quân sự. Hội đồng tòa án cũng được thành lập đặt trụ sở tại đình xét xử những tên tề gian, địa chủ, ác bá và tay sai thực dân Pháp trong vùng...

Chính quyền cách mạng chỉ tồn tại 49 ngày thì bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Lịch sử Long Hưng không bao giờ quên sự kiện oanh liệt, quyết tử vào ngày 4/1/1941 khi địch dốc toàn lực lượng tập trung bao vây vùng đồng Cây Me, gò Trâm Bầu. Biết không thể chống lại quân địch, các đồng chí lãnh đạo chủ trương cho du kích rút khỏi vòng vây, chỉ còn lại 4 đồng chí: Lê Văn Giác - Bí thư chi bộ Long Hưng, Nguyễn Văn Ghè - Tỉnh ủy viên, Lê Văn Quới - Quận ủy viên Châu Thành và đồng chí Nguyễn Văn Quân - cán bộ Quận ủy Châu Thành ở lại chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, sau đó rút gươm tuẫn tiết, quyết không đầu hàng địch.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), bọn phản động tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng non trẻ. Tổ chức đảng Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt đòi thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca. Trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có nhiều ý kiến tranh luận gay gắt. Hồ Chủ tịch đã phát biểu: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940. Chính lá cờ đó đã cùng với phái đoàn chính phủ đi từ Châu Á sang Châu Âu, từ Châu Âu về Châu Á. Lá cờ đó đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì, trừ 25 triệu đồng bào cả nước thì không ai có quyền đòi thay đổi Quốc kì và Quốc ca. Màu cờ đỏ tượng trưng cho xương máu của đồng bào ta đấu tranh chống đế quốc, phát xít để có độc lập, tự do. Đó là lá cờ của toàn dân, chứ không phải riêng của bất kỳ một đảng, phái nào...”.

Trong khi đó, Cờ đỏ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) là Quốc kỳ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được quy định trong “Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” do Tăng Liên Tùng thiết kế tháng 7/1949. Nghĩa là Quốc kỳ Trung Quốc ra đời sau Quốc kỳ Việt Nam đến gần 1 thập kỷ.

Về ý nghĩa quốc kỳ Trung Quốc, nhiều cách giải thích, nhưng cách giải thích được nhiều người chấp nhận là: Ngôi sao lớn tượng trưng cho giai cấp lãnh đạo tức giai cấp công nhân. 4 ngôi sao nhỏ vây quanh nó tạo nên 1 hình tiếu diện (mặt cười), tượng trưng cho 4 tầng lớp Sĩ, Nông, Thương, Binh. Đây là cách giải thích thường thấy trong các phim ảnh Trung Quốc, đình đám nhất là phim Đại Nghiệp Kiến Quốc kỷ niệm Quốc Khánh CHND Trung Hoa, và quan trọng nhất là China Radio International khẳng định thế này: “Quốc kỳ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Quốc kỳ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Cờ đỏ Năm sao với tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao là 3:2. Quốc kỳ lấy màu đỏ làm chủ đạo, tượng trưng cho cách mạng. Trên lá cờ có 5 sao 5 cánh màu vàng, 4 sao nhỏ bao vây 1 sao lớn với một cánh chỉ về điểm trung tâm sao lớn, tượng trưng cho nhân dân cách mạng đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Như vậy, hai lá cờ hoàn toàn là biểu tượng thiêng liêng của cách mạng và nhân dân hai nước, không phải như những người tự cho là hiểu biết xuyên tạc rằng, Quốc kỳ Việt Nam thể hiện sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Đó chỉ là ý đồ xấu của bọn bán nước cầu vinh, hòng hạ thấp danh dự của Tổ quốc, chia rẽ tình đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc mà thôi.

Lê Út

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X