(Tindautruongdanchu)-Từ khi Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời (03/02/1945) cho đến nay, các thế lực thù địch luôn tích
cực đẩy mạnh việc chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn vô cùng nham
hiểm, một trong những thủ đoạn chúng đã tiến hành là tuyên truyền, kích động, kêu gọi tán dương, cổ xúy cho quan điểm “đa
nguyên, đa đảng”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, bởi thực hiện
như vậy mới đảm bảo dân chủ.
Khởi tố 4 thanh niên xúc phạm Quốc kỳ
- Bùi Tín tiếng gào thét vọng 'già nua' về nhân quyền Việt Nam
- Việt Vision dừng hoạt động nhưng các thành viên vẫn tiếp tục đấu tranh chống quan điểm sai trái thù địch
- Mạng xã hội phải gỡ bỏ thông tin sai trái, chống phá trong vòng 3 giờ
- Ai chỉ đạo thành lập đội Cờ đỏ nhằm trấn áp hành vi kích động chống phá gây rối?
Thực tiễn cho thấy, khi Đảng cộng sản
Việt nam trở thành đảng duy nhất cầm quyền, rất thuận lợi cho quá trình dân chủ
hóa trong xã hội, tạo được sự ổn định chính trị, thống nhất quyền lực. Đảng
Cộng sản là tổ chức duy nhất đứng ra tập hợp ý kiến của toàn Đảng, toàn dân để
quyết định mục tiêu, phương hướng xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, không phải
điều hòa, nhân nhượng, đấu tranh với các tổ chức đối lập. Đây là điều cực kỳ
quý báu tạo ra sự tác động thuận bảo đảm quá trình dân chủ hóa xã hội diễn ra.
Tuy nhiên, chế độ một đảng duy nhất cầm quyền cũng tiềm ẩn nguy cơ làm xơ cứng
và vi phạm dân chủ trong xã hội. Nó dễ dẫn Đảng đến sự chủ quan, duy ý chí,
quan liêu trong hoạch định chủ trương, đường lối; sự lãnh đạo theo lối mệnh
lệnh và quan liêu; dễ dẫn đội ngũ cán bộ, đảng viên sa vào tiêu cực, đặc quyền
đặc lợi, tham nhũng, cửa quyền…Tất cả các nguy cơ trên đều tác động cản trở,
kìm hãm quá trình dân chủ hóa xã hội.
Vậy làm sao một Đảng Cộng sản duy nhất
cầm quyền mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán, nhân dân vẫn là người chủ,
còn Đảng thì vừa là người lãnh đạo, lại vừa là người đầy tớ trung thành của
nhân dân? Làm sao một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền mà không sa vào tình
trạng quan liêu, chuyên quyền, xa rời quần chúng có hại cho dân chủ? Không có Đảng
đối trọng, không có sự giám sát và phản biện của Đảng đối trọng, một Đảng duy
nhất cầm quyền dễ đẫn đến tính chủ quan, tự mãn, độc đoán… Đây là những vấn đề,
cũng là những khó khăn lớn đặt ra đối với vai trò lãnh đạo của mọi Đảng Cộng
sản cầm quyền nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Để giải quyết những vấn đề đó nhằm phát
huy và thực hành dân chủ, phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng, Đảng phải thật sự trở thành tấm gương về dân chủ trong xã hội.
Sự lãnh
đạo của Đảng là để bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn xứng đáng với sự
lựa chọn, giao phó của chủ tịch Hồ Chí Minh, của lịch sử, sự tin cậy của nhân
dân. Khả năng thực hiện quyền dân chủ của nhân dân được xem là thước đo
đánh giá tính đúng đắn trong sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo làm sao để
nhân dân làm chủ ngày càng tốt hơn, dân chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng
và sâu sắc hơn.
Muốn thực hiện được điều đó, trước hết
Đảng phải xác định đúng đắn phương hướng, mục tiêu, con đường đi lên của đất nước,
sự hưng thịnh của dân tộc; Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, trước hết
là nhà nước, tổ chức thực hiện bằng được các mục tiêu, nhiệm vụ đã vạch ra;
lãnh đạo việc thể chế hóa, pháp luật hóa các nghị quyết của Đảng; cải tổ bộ máy
lãnh đạo, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, quản lý và rèn luyện cán bộ phục
vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; kiểm tra việc thực hiện các chủ trương,
đường lối của Đảng; tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện và hoạch định đường
lối, chính sách.
Một vấn đề quan trọng có thể thấy, để
có nền tảng cơ sở lãnh đạo đúng đắn và đạt hiệu quả cao, Đảng phải thường xuyên
tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
về mọi mặt, làm cho Đảng tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống cách mạng tốt
đẹp, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong gương mẫu của
Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm cao trí tuệ, có phương pháp lãnh
đạo khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, để Đảng thực sự là đạo đức, là văn
minh. Nhờ vậy, Đảng trở thành biểu tượng về dân chủ - nhân tố có ý nghĩa quyết
định tới dân chủ hóa hệ thống chính trị và dân chủ hóa trong đời sống xã hội,
thể hiện sự ưu việt nhất về dân chủ trong hiện thực./.
Bùi
Tùng
Bài viết thật chất lượng, xuất sắc. Cần chống tư tưởng đa nguyên đa đảng
ReplyDeletebài viết chất lượng tốt
ReplyDeleteHạnh phúc khi mình là người Việt Nam, Đa nguyên đa Đảng sẽ khiến phân biệt, bè phái khiến đất nước không còn thực sự của dân do dân nữa mà là của lực lượng cầm quyền
ReplyDeleteđa đảng sẽ khiến quân đội và quyền lực phục vụ đảng cầm quyền, dẫn đến bè phái và đấu tranh nội bộ, nhân dân lầm than, phân hóa giàu nghèo
ReplyDelete