(Tindautruongdanchu)-Quý Tiễn Lâm - một
hộc giả rất nổi tiếng của Trung Quốc thời hiện đại cũng như nhiều người trí
thức Trung Quốc đã có những nhận xét không tốt về chữ Quốc ngữ của
nước ta. Họ cho rằng: “Chữ viết của
Việt Nam sau khi được ghi âm hóa, đầu đội mũ, chân đi giày, rất nực cười ”,
hay: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp
bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không
thanh thoát cũng chẳng mỹ quan. Việt Nam từng dùng chữ Hán lâu dài và phát minh
ra chữ Nôm của mình, về sau chịu ảnh hưởng của thực dân Pháp mà triệt để Latin
hóa chữ viết, vì thế mà có thứ chữ “Tứ bất tượng” (chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm,
chữ Latin)”.
Phái đoàn Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ và Canada gặp Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam để làm gì?
- Làng 'rận chủ' la làng vu cáo chế độ
- Kẻ lẻo mép 'Người buôn gió' phải hạ mình bán nồi, niêu, xong, chảo trên mạng xã hội
- Ai sẽ bào chữa cho kẻ phản bội Tổ quốc Nguyễn Viết Dũng
- Cộng đồng chống cộng ở Mỹ bị người Trung Quốc chơi khăm
Đó hoàn toàn là
những nhận xét lệch lạc chứng tỏ họ không hiểu gì về chữ Quốc ngữ của Việt Nam.
Sở dĩ chữ viết của ta có những dấu ấy chính là thể hiện đặc điểm riêng của tiếng Việt: đơn âm, có nhiều âm tiết, nhiều thanh điệu. Tiếng
Việt có 6 thanh điệu, vì thế chữ Quốc ngữ phải có 5 dấu giọng thể hiện các thanh
điệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngoài ra còn có dấu thể hiện âm đọc của các
chữ ă, â, đ, ô, ơ, ư. Các giáo sĩ châu Âu khi dùng chữ cái Latin để ghi âm
tiếng Việt đã sáng tạo ra 5 ký hiệu (dấu) thể hiện 5 thanh điệu và các chữ cái
có thêm dấu như â, ă, đ, ê, ô, ơ, ư. Nhờ những sáng tạo tuyệt vời
đó, chữ Quốc ngữ ghi được 100% ngữ âm tiếng Việt, thực hiện được yêu cầu nghĩ
và nói thế nào thì có thể viết đúng như thế; viết thế nào thì có thể đọc, nói
đúng như thế. Đây là một yêu cầu rất cao về tính chính xác của ngôn ngữ, không phải
tất cả các loại chữ viết trên thế giới đều có thể đạt được.
Đáng phê phán hơn nữa là họ còn cho rằng chữ Quốc ngữ Việt Nam là
phương ngữ Quảng Đông được Latin hóa, Việt Nam bỏ chữ Hán là một sai lầm lịch
sử. Quan điểm này cũng thể hiện rõ sự nhận thức sai lầm của họ về nguồn gốc dân
tộc ta và tiếng Việt. Nước ta thời cổ không có chữ viết để chép sử, phải mượn
dùng chữ Hán hai nghìn năm, trong đó hơn nghìn năm từng là quận huyện của Trung
Quốc, vì thế họ cho rằng người Việt Nam
thời cổ thuộc tộc Lạc Việt, một trong các bộ tộc ở phía Nam sông Trường Giang
mà họ gọi vơ đũa cả nắm là Bách
Việt. Tuy nhiên trong thực tế lịch sử, dân tộc Việt Nam khác hẳn các tộc Bách Việt về chủng tộc, về văn hóa và
nhất là về ngôn ngữ. Các thành tựu khảo cổ gần đây càng khẳng định ưu
thế của giả thuyết cho rằng dân tộc Việt Nam thời cổ là cư dân bản địa (như
người Mường) chứ không phải là dân Bách Việt di cư xuống miền Nam. Tiếng Việt
thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-khmer trong ngữ hệ Nam Á, khác hẳn ngữ hệ
Hán-Tạng, và tuyệt đối không phải là một phương ngữ của tiếng Hán, thể hiện rõ
nhất ở chỗ có nhiều âm tiết hơn và khác hẳn về ngữ pháp, bởi vậy chữ Hán không
thể nào ghi được tiếng Việt. Cho dù đã dùng chữ Hán hai nghìn năm nhưng nước ta
vẫn không bị Hán hóa như phong kiến Trung Quốc mong muốn, và không thể có một
nền văn học tiếng Việt, chỉ có một nền văn học chữ Hán nghèo nàn. Chữ Hán chỉ
được tầng lớp quan chức và trí thức Việt Nam dùng trong công việc hành chính,
giao tiếp, ghi chép sự việc, làm văn thơ theo kiểu văn thơ Trung Quốc... và đọc
bằng âm Hán - Việt. Để xây dựng một nền văn hóa dân tộc, tổ tiên ta đã tự sáng
tạo ra chữ Nôm, và cuối cùng chấp nhận dùng chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ châu Âu
làm ra. Cả hai thứ chữ này đều ghi âm được tiếng Việt nhưng chữ Quốc ngữ hoàn
thiện hơn.
Quá trình người Việt Nam bỏ chữ Hán chữ Nôm, chuyển sang dùng chữ
Quốc ngữ là một quá trình tự nhiên, tự nguyện, chủ yếu vì chữ Quốc ngữ ghi được
100% tiếng Việt và dễ học, dễ nhớ, dễ viết, dễ dùng, hơn hẳn các loại chữ tổ
tiên ta đã biết. Quá trình chuyển đổi chữ viết này rất thuận lợi, nhanh chóng
thành công trên cả nước, tuy mới đầu có gặp sự phản đối yếu ớt từ một số ít nhà
Nho cổ hủ. Tất nhiên sự ủng hộ của chính quyền cai trị cũng góp phần thúc đẩy
quá trình đó. Trong thời gian ngắn, nước ta xuất hiện một nền văn hóa, văn học
nghệ thuật, báo chí tiếng Việt và phát triển rầm rộ chưa từng thấy. Trong các
dân tộc từng dùng chữ Hán, duy nhất Việt Nam nhờ có chữ Quốc ngữ mà đã hoàn
toàn “thoát Hán” về ngôn ngữ và “thoát” một cách nhanh gọn, không chút dính dấp
tới chữ Hán.
Học giả Phạm Quỳnh ca ngợi Chữ
Quốc ngữ là công cụ giải phóng trí tuệ của người Việt Nam. Đúng
thế, chữ Quốc ngữ mở ra không gian vô tận cho tư duy của người Việt, bất kỳ ý
nghĩ nào cũng có thể ghi lại bằng chữ - điều này trước đây chưa bao giờ thực
hiện được. Chữ Quốc ngữ dễ học, dễ nhớ, dễ đọc dễ viết, nhờ thế chỉ trong một
thời gian ngắn nước ta đã xóa được nạn mù chữ, nâng cao vượt bậc trình độ hiểu
biết của dân chúng. Kho tàng tiếng Việt giàu có hơn bao giờ hết, có thể diễn
dịch mọi thành tựu mới nhất của nhân loại về khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội
- nhân văn... Nhờ thế nền văn minh Việt Nam phát triển nhanh chóng, toàn
diện, hòa nhập xu thế toàn cầu hóa. Với khoảng gần 90 triệu người dùng, chữ
Quốc ngữ trở thành ngôn ngữ viết top 25 thế giới. Các thành tựu của chữ Quốc
ngữ rất to lớn, trên đây chỉ có thể lướt qua vài điểm. Hãy tưởng tượng nếu ngày
nay nước ta vẫn dùng chữ Hán, chữ Nôm thì nền văn minh Việt Nam sẽ lạc hậu thảm
thương như thế nào. Chữ Hán không ghi âm được tiếng Việt, chữ Nôm ghi âm được
tiếng Việt nhưng khó gấp nhiều lần chữ Hán, phải biết chữ Hán mới học được chữ
Nôm. Với hai loại chữ vuông đó sao có thể truyền bá được các giá trị văn hóa tư
tưởng hiện đại, các khái niệm khoa học kỹ thuật và xây dựng ngành văn hóa giáo
dục, văn học, báo chí, truyền thanh truyền hình, xuất bản... với quy mô như
ngày nay.
Rõ ràng chữ Quốc ngữ là di sản phi vật thể lớn nhất, giá trị nhất
chúng ta nhận được từ tổ tiên mình - những người góp phần không nhỏ giúp các
nhà truyền giáo châu Âu làm ra chữ Quốc ngữ và sau đó đồng tâm nhất trí chấp
nhận dùng thứ chữ này.
Ngọc Thắng