Trước một Bắc Kinh bất chấp thủ đoạn hòng thâu tóm toàn bộ Biển Đông, chuyên gia quốc tế cho rằng các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế cần cùng nhau lên tiếng phản đối để tạo sức ép ngoại giao, chính trị kiềm chế Trung Quốc.
>>Tàu chìm, 30 ngư dân bơi thuyền thúng đến nhà giàn DK1/11 cầu cứu
>>Tướng quân đội bức xúc trước tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
>>Dân Philippines bóc trần bài hát tuyên truyền của Trung Quốc
>>EU quan ngại trước các hành động đơn phương ở Biển Đông
Hành vi không thể chấp nhận
Trả lời Thanh Niên ngày 27.4, PGS-TS Richard Heydarian (chuyên gia phân tích quốc tế tại Philippines) phân tích: “Thời gian qua, nhiều nước đang bị ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh Covid-19. Ví dụ như quan chức quân sự cấp cao của Philippines nhiễm bệnh Covid-19, hay bệnh dịch cũng là nguyên nhân khiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt phải neo lại ở đảo Guam. Rồi các nước láng giềng trong khu vực cũng phải ứng phó bệnh dịch. Nhân cơ hội này, Trung Quốc đã khai thác khoảng trống an ninh một cách bất chấp”.
Cụ thể, theo ông Heydarian, Bắc Kinh đã điều động tàu chiến tập trận ở nhiều vùng biển trong khu vực, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, hay tàu nghiên cứu và chấp pháp của Trung Quốc quấy rối hoạt động của Malaysia trên biển.
Liên quan hoạt động mang tính quân sự, Trung Quốc đã điều động cả tàu sân bay Liêu Ninh tập trận, triển khai lực lượng lớn tàu hải cảnh và hải quân.
>>Tàu chìm, 30 ngư dân bơi thuyền thúng đến nhà giàn DK1/11 cầu cứu
>>Tướng quân đội bức xúc trước tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
>>Dân Philippines bóc trần bài hát tuyên truyền của Trung Quốc
>>EU quan ngại trước các hành động đơn phương ở Biển Đông
Hành vi không thể chấp nhận
Trả lời Thanh Niên ngày 27.4, PGS-TS Richard Heydarian (chuyên gia phân tích quốc tế tại Philippines) phân tích: “Thời gian qua, nhiều nước đang bị ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh Covid-19. Ví dụ như quan chức quân sự cấp cao của Philippines nhiễm bệnh Covid-19, hay bệnh dịch cũng là nguyên nhân khiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt phải neo lại ở đảo Guam. Rồi các nước láng giềng trong khu vực cũng phải ứng phó bệnh dịch. Nhân cơ hội này, Trung Quốc đã khai thác khoảng trống an ninh một cách bất chấp”.
Cụ thể, theo ông Heydarian, Bắc Kinh đã điều động tàu chiến tập trận ở nhiều vùng biển trong khu vực, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, hay tàu nghiên cứu và chấp pháp của Trung Quốc quấy rối hoạt động của Malaysia trên biển.
Tàu hải cảnh 46303 của Trung Quốc dùng vòi rồng đe dọa các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận xua đuổi tàu Hải Dương Địa chất 8 vào năm 2019 (NGƯ DÂN CUNG CẤP)
Liên quan hoạt động mang tính quân sự, Trung Quốc đã điều động cả tàu sân bay Liêu Ninh tập trận, triển khai lực lượng lớn tàu hải cảnh và hải quân.
“Các động thái gần đây cho thấy tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong giai đoạn hiện nay lớn đến mức nào! Dường như Bắc Kinh đang muốn thống trị cả khu vực”, PGS Heydarian đặt vấn đề.
Cũng trả lời Thanh Niên, ông Greg Poling (Giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đánh giá: “Thực tế, những hành động gần đây của Trung Quốc trên biển không phải mới xảy ra. Bắc Kinh đã có những hành vi xâm phạm và quấy rối từ trước. Nhưng việc tiếp tục những hành động như thế trong bối cảnh các nước đang ứng phó đại dịch Covid-19, mà đại dịch này có trách nhiệm của Trung Quốc trong đó, thì quả thực là không thể chấp nhận”.
Cùng quan điểm với PGS Heydarian, ông Poling chỉ ra việc Bắc Kinh mưu đồ thâu tóm, kiểm soát mọi nguồn lợi trên Biển Đông. “Những hành động này nối tiếp chuỗi chiến lược lâu dài của Trung Quốc là tìm cách thống trị Biển Đông ngay giữa bối cảnh thời bình. Bắc Kinh đang tiến hành các động thái khiến cho các nước trong khu vực bị cản trở khi tổ chức đánh bắt thủy sản hay khai thác năng lượng. Mục đích của Trung Quốc là tự đặt ra quyền hạn kiểm soát mọi hình thức khai thác nguồn lợi trên Biển Đông”, ông Poling nói và lo ngại rằng: “Thực tế là có vẻ Bắc Kinh đang tiến dần đến mục tiêu này”.
ASEAN phải cộng lực
Nhận định về phản ứng của các nước trong khu vực, PGS Heydarian cho rằng: “Trước những thực tế trên, trong bối cảnh đang phải ứng phó với bệnh dịch dù ở mức độ ít nghiêm trọng hơn các nước xung quanh, Việt Nam cũng đã có những phản ứng mạnh mẽ trước Trung Quốc. Bên cạnh đó, Philippines cũng đã có thông điệp ngoại giao thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam, Malaysia phản ứng lên án Trung Quốc”.
Qua đó, ông Heydarian đề xuất: “Trước những hành động của Bắc Kinh có thể gây bất ổn cả khu vực, đã đến lúc, các nước ASEAN cần đưa ra một tuyên bố chung đa phương để phản đối Trung Quốc”.
Tương tự, chuyên gia Poling đưa ra giải pháp: “Trong vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam có thể kêu gọi các nước trong khu vực cùng phối hợp lên án hành động của Trung Quốc. Các bên phải cùng nhau lên tiếng để cộng đồng quốc tế nhận thức rõ hơn những hành vi của Trung Quốc, từ đó hình thành nên một số sức ép ngoại giao, chính trị để Bắc Kinh ngưng tiếp diễn các hành động trên”.
Kêu gọi hợp sức đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 27.4, thẩm phán về hưu Antonio Carpio, từng thuộc Tòa án tối cao Philippines, kêu gọi nước này gia nhập lực lượng với Việt Nam và Malaysia đối phó tình trạng Trung Quốc leo thang căng thẳng nghiêm trọng ở Biển Đông, theo tờ The Philippine Star.
“Tôi nghĩ chúng tôi nên tuần tra chung với Việt Nam và Malaysia”, ông Carpio phát biểu tại diễn đàn trực tuyến do Hội Nhà báo nước ngoài ở Philippines tổ chức. Ông Carpio cho rằng hải quân của 3 nước có thể tuần tra chung trong lãnh hải của mỗi nước và điều này sẽ gửi một thông điệp tới Bắc Kinh.
“Chúng tôi sẽ gửi một thông điệp... Trung Quốc không thể loại chúng tôi theo từng quốc gia một. Chúng tôi đoàn kết”, ông Carpio nhấn mạnh và đề nghị tham gia các cuộc tuần tra của hải quân Mỹ ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục những hành động gây quan ngại ở Biển Đông.
Văn Khoa
Ngô Minh Trí (Thanh niên)