(Tindautruongdanchu)-Tại buổi lể kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu “Chúng ta tự hào và khẳng định báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Ông cho rằng báo chí đã phản ánh nguyện vọng, những việc hài lòng, không hài lòng của người dân với Chính phủ để Chính phủ có những điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, báo chí cũng đã phản ánh quan điểm, hành động của chính phủ trong điều hành và xây dựng nền hành pháp.
>>Hiện thực bác bỏ luận điệu vu cáo 'Tự do báo chí'
>>'Phủ nhận tự do báo chí ở Việt Nam là cố tình xuyên tạc và kích động dư luận'
>>Bài 2: Cần hiểu đúng bản chất, nhận thức thấu đáo về tự do ngôn luận
>>Giữ vững ‘bút sắc, tâm sáng’ của người làm báo
>>Mạng xã hội - nhận diện và nguy cơ
Ngày 21/6/2021, trên trang RFA đăng
tải bài viết cho rằng hoạt động báo chí ở Việt Nam chỉ nhằm mục đích phục vụ
cho quyền lợi của Đảng Cộng sản, xây dựng cơ đồ của Đảng Cộng sản chứ không
phải cơ đồ của đất nước. Bài báo đưa ra những lời trích dẫn từ Nguyễn Quang A,
kẻ ăn cháo đá bát, phản bội Tổ quốc để làm minh chứng: “Ông (Thủ tướng Phạm Minh Chính) nói như thế rất là đúng với danh nghĩa
là một trong những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vì báo ở Việt
Nam gọi là báo của Đảng, bởi vì có sáu bảy trăm cơ quan báo chí nhưng chỉ có
một ban biên tập duy nhất là Ban Tư tưởng của Đảng Cộng sản. Nhiệm vụ của nó
người ta nói rất rõ ràng là làm nhiệm vụ tuyên truyền. Ở Việt Nam thì người dân
cũng không dị ứng lắm với từ tuyên truyền, người ta cứ tưởng tuyên truyền là
cái chuyện rất hay ho. Trong khi cả thế giới khi người ta nói đến tuyên truyền
là người ta đã thấy phát tởm rồi. Ở Việt Nam tình thế nó cụ thể như thế, nên ông
Chính nói như vậy là đúng, chỉ trừ một cái ông nói cho đất nước, thì phải hiểu
là cho Đảng Cộng sản Việt Nam.” Ngoài ra bài viết còn đưa ra nhiều quan
điểm của Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Ngọc Già - những người đã từng bị kết án tù vì
tội chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vậy, báo chí Việt Nam có phải chỉ để
nhằm mục đích xây dựng cơ đồ cho Đảng Cộng sản như lời vu cáo, bịa đặt?
Quay ngược thời gian của ngày này 96
năm về trước, Tờ báo Thanh Niên - Tờ báo
cách mạng Việt Nam đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã đi vào hoạt
động. Đây là bước ngoặt có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với cách mạng Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX. Xác định báo chí có một vai trò quan trọng trong
tiến trình đi lên của Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập Báo Thanh
Niên nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin đến với những người yêu nước, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam chuẩn bị cho một chặng đường cách
mạng mới. Với 88 số, Báo Thanh niên đã đề cập được hàng loạt vấn đề quan trọng
về tư tưởng, chính trị, giai cấp bóc lột, các nước thuộc địa và các dân tộc bị
áp bức có tác động tích cực làm dấy lên tinh thần yêu nước, phong trào đấu
tranh quần chúng nhân dân lao động nước ta với chế độ thực dân phong kiến. Báo
Thanh Niên ra đời góp phần trang bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam vào ngày 03/02/1930.Báo chí tham gia cổ vũ, động viên tinh thần
đấu tranh của nhân dân trong cao trào 1930 - 1931, cao trào vận động dân chủ
1936 - 1939, cao trào cứu nước 1939 - 1945, từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm
1975 và từ năm 1975 đến nay. Đặc biệt, báo chí đã tập trung phản ánh toàn diện
công cuộc đổi mới đất nước suốt 45 năm qua do Đảng ta khởi xướng. Như vậy rõ
ràng, Báo chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như dựng xây đất nước; tích cực tuyên truyền làm cho hình
ảnh Việt Nam đến được nhiều hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
Không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ, báo chí
Việt Nam đã dũng cảm, tích cực đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở đâu có tham nhũng, tiêu cực ở đó có sự
đồng tâm, hiệp lực kịch liệt lên án, đấu tranh không khoan nhượng của đội ngũ
nhà báo. Bằng những tác phẩm mang đầy sức chiến đấu, thông qua nhiều hình thức,
thể tài phong phú, báo chí không chỉ phê phán, phanh phui, “điểm mặt chỉ tên”
từng đối tượng, “không có vùng cấm”, như: Vụ “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng
và tiêu cực lớn ở PMU18; vụ cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng) chia chác
hàng chục mảnh đất trị giá hàng tỷ đồng cùng bản án sơ thẩm “nhẹ như lông
hồng”; vấn đề nhà công vụ biến thành nhà tư, vụ siêu lừa đảo Nguyễn Đức Chi
cùng dự án Rusalka và những sự “ưu ái” khó hiểu từ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa; vụ
lừa đảo do Nguyễn Lâm Thái cầm đầu; vụ tham nhũng của cựu đại biểu Quốc hội Mạc
Kim Tôn; vụ “ăn chặn” tiền cứu trợ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); vụ đề án tin học hóa
các hoạt động hành chính (Đề án 112); vụ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ;
vụ vi phạm trong giải phóng mặt bằng cầu Thanh Trì (Hà Nội); vụ chạy hạn ngạch
(quota) dệt may tại Bộ Thương mại; vụ trục lợi bảo hiểm xảy ra tại Công ty Cổ
phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO); vụ Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và Môi
trường nước TP . Hồ Chí Minh; dự án xây dựng cầu Bãi Cháy; vụ Vinashin; vụ
Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Công Danh…
Rõ ràng, báo chí không phải chỉ là công cụ tuyên
truyền của Đảng mà còn là công cụ sắc bén để đấu tranh hữu hiệu chống lại những
hiện tượng tiêu cực ngăn cản sự phát triển phồn vinh của đất nước.
Lê Út