KTN - Dù
Việt Nam đã giành được độc lập song các thế lực
thù địch, phản động vẫn không ngừng sử dụng các thủ đoạn “chiến tranh” hòng thực
hiện âm mưu một lần nữa đô hộ được được dân tộc ta, biến nước ta trở thành tay
sai đi theo ý đồ của chúng. Thủ đoạn của chúng được “nâng cấp” ngày càng tinh
vi, thâ, độc hơn, chúng thường xuyên lợi dụng các sự kiện diễn ra trong
nước rồi xuyên tạc, bịa đặt để phủ nhận vai trò
và hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thời gian gần
đây, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ
Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026, những tên phản động này nhanh chóng “khoác
vội” cái áo “nhà dân chủ” rồi thi nhau cào phím, buông những lời lẽ vu khống, bịa đặt hết sức trắng
trợn, phi lý. Đặc biêt gây phẫn nộ có bài viết “Việt Nam, đã đến thời điểm không cần đầu tư cho biểu diễn
dân chủ!” của Trân Văn trên trang webside của VOA. Ông ta tự nhận mình là “nhà
dân chủ”, coi mình như một bề trên hống hách, thoải mái “bênh vực” chính nghĩa
bằng những luận điệu quy chụp, phán xét “đảng CSVN chẳng cần đầu tư cho biểu diễn
dân chủ nữa”. Là một công dân Việt Nam luôn nói và làm
theo pháp luật, xin khẳng định rằng, đây là những luận điệu hoàn toàn xuyên tạc, sai sự thật.
Thực tế, Đảng cộng sản
Việt Nam chưa bao giờ “biểu diễn dân chủ” mà bản chất của Đảng
từ ngày được thành lập đến nay luôn lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
và hoạt động. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện hành do Đại hội XI của Đảng (năm 2011) thông qua đã nêu rõ: “Đảng là một
tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự
phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng,
gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật”. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong
những năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên trì trong việc cụ thể hóa, thể chế hóa và
thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ trên tất cả lĩnh vực, hoạt động: Những
quyết định lớn, đường lối, chủ trương của Đảng, từ dự thảo Cương lĩnh đến dự thảo
các văn kiện Đại hội Đảng đều được tổ chức thảo luận dân chủ rộng rãi, lấy ý kiến
của các tổ chức đảng và đảng viên từ cơ sở trở lên, lấy ý kiến góp ý của Quốc hội,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, được Trung
ương thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, phân tích thấu đáo, nhất là những
vấn đề có ý kiến trái chiều trước khi quyết định,… Những vấn đề mới, khó thì thực
hiện thí điểm để tổng kết, rút kinh nghiệm. Sinh hoạt của các cấp ủy và tổ chức
đảng được tiến hành dân chủ, cởi mở, các cấp ủy viên mạnh dạn trình bày ý kiến riêng
của mình; tăng cường các hình thức giao ban, hội nghị, tọa đàm, tiếp xúc trực
tiếp giữa cán bộ chủ chốt với đảng viên và nhân dân... Trong công tác
cán bộ, nhất là lựa chọn đảng viên để giới thiệu ứng cử, bầu vào các chức danh
lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Nguyên
tắc tập trung dân chủ được thể chế hóa, cụ thể hóa trong Quy chế bầu cử trong Đảng,
thực hiện từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương (Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày
9-6-2014, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, “Về việc ban hành Quy chế bầu
cử trong Đảng”); Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu
cán bộ ứng cử (Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19-12-2017, của Bộ Chính trị khóa
XII), xác định quy trình 5 bước lựa chọn nhân sự với những người tái cử và lần
đầu tham gia cấp ủy, hướng theo cơ cấu, tiêu chuẩn của thường vụ cấp ủy, vừa
phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể cấp ủy, vừa phát huy dân chủ rộng rãi
trong cán bộ chủ chốt. Trong giải quyết mối quan hệ giữa bảo đảm sự lãnh đạo,
chỉ đạo tập trung của cấp trên và phát huy quyền chủ động của cấp dưới, Đảng
đã đẩy mạnh việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, giảm cấp trung gian, bảo đảm
sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của
các cấp.
Điểm cần chú ý nữa là trong sự kiện đồng
chí Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước mà Trân Văn nhắc tới trong bài
viết, xin làm rõ rằng: Trong phiên họp tại Kỳ họp thứ tám diễn ra chiều
21/10/2024, Căn cứ Hiến pháp, các quy định của pháp luật, biên bản kiểm phiếu,
Quốc hội quyết nghị: Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban Bí thư khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Kết quả này được sự nhất trí tuyệt
đối với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Như vậy, toàn bộ trình tự
bầu cử được diễn ra theo đúng quy định, công khai, minh bạch, đảm bảo đúng
nguyên tắc dân chủ.
Tất cả những bằng chứng thép trong thực tế ở
Việt Nam một lần nữa khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam đã và luôn luôn kiên
trì thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức cũng như hoạt
động. Nó đã vả vào mặt “nhà dân chủ” tự nhận - Trân Văn và những lời lẽ vu khống
về Đảng của hắn.
Thủ đoạn
của Trân Văn nói riêng và của bè lũ phản động nói chung tuy chẳng mới mẻ gì nhưng
chúng lại rất giỏi trong việc nhân danh “dân chủ”, dùng những lời lẽ lập lờ để
xuyên tạc, quy chụp, dẫn đường suy nghĩ
của người dân với mục đích bôi đen, hạ bệ, chia rẽ lòng tin của
nhân dân với Đảng và Nhà nước. Vì
vậy, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát và cảnh giác trước những âm mưu,
thủ đoạn của kẻ thù để nhận dạng được và tránh bị mắc mưu, tiếp tay cho các thế
lực thù địch chống phá nước nhà.
HỒNG PHÚC