(Tindautruongdan)-Thu hồi tài sản tham nhũng là thước đo hiệu quả của
phòng chống tham nhũng, nên cần quyết tâm, chủ động hơn nữa thì mới khắc phục
được hậu quả nguy hiểm của xã hội, trả lại nguồn lực cho đất nước.
Tòa tuyên án 6 bị cáo hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quá nhẹ so với mức của Viện kiểm sát
- Phạm Trí Dũng kẻ đội lốt trí thức đừng tưởng 'bóng mình' là to
- Viện kiểm sát đề nghị mức án quá nhẹ đối với 6 bị cáo hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- Ngày đầu tiên phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Đài cùng đồng phạm diễn ra công khai, đúng pháp luật
- Hình ảnh đầu tiên trong phiên xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Giống như Việt Nam, các nước đã và đang trải qua khó khăn trong cuộc chiến
chống tham nhũng cũng tự tìm ra cho mình cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng và
đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Khác với tội giết người, cướp của, đánh
nhau gây thương tích, hành vi tham nhũng thường diễn biến trong thời gian dài.
Chính những quốc gia có mô hình phòng chống tham nhũng hiệu quả cũng không hy vọng
thu hồi 100% tài sản tham nhũng, vì vậy trách nhiệm giải trình và chế tài áp dụng
khi không giải trình được các nước đặt ra để sớm khoanh vùng nhận diện và tăng
khả năng thu hồi tài sản.
Ảnh minh họa
Tham nhũng là tội phạm đặc biệt, xảy ra lâu rồi mới
phát hiện, độ ẩn của tội phạm là rất cao, do đó nếu không có tố tụng đặc biệt
vượt lên khuôn khổ pháp lý thông thường, thì không xử lý được. Một trở ngại cho
công tác phòng chống tham nhũng nhiều năm qua ở
nước ta chính là việc chuyển dịch quyền sở hữu, xác lập
quyền sở hữu tài sản ban đầu cho những khối tài sản lớn, nhưng lại không vấp phải
bất cứ một hành động kiểm soát nào từ phía cơ quan Nhà nước. Điều đó khiến cho
việc này trở thành một nơi trú ẩn, một sự lựa chọn tốt nhất để cất giấu tài sản
do tham nhũng mà có.
Trung Quốc không có luật phòng chống tham nhũng riêng,
nhưng trong bộ luật hình sự có quy định về giải trình nguồn gốc tài sản và
không giải trình được thì phần tài sản đó bị coi là bất hợp pháp và bị tịch
thu, ngoài ra còn có thể phạt tù đến 5 năm. Trung Quốc đặt ra quy định nêu trên
là đặt mục tiêu bằng mọi giá người có hành vi tham nhũng phải trả lại tất cả những
gì mà họ đã chiếm đoạt. Việc thu hồi rất triệt để, thu cả đồng hồ, bút đắt tiền,
thu theo giá trị thực tế của tài sản. Singapore còn có luật riêng về thu hồi
tài sản tham nhũng với căn cứ, điều kiện, trình tự, thẩm quyền rõ ràng. Thu hồi
tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp dẫu là vấn đề mới và khó với
Việt Nam, nhưng là sự chờ đợi của người dân.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng chống tham
nhũng, năm 2017, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỉ đồng
và 77.057 m2 đất; tuy nhiên, chỉ mới thu hồi được gần 330 tỉ, 314.000 USD và
3.700 m đất. Đồng thời, kê biên 5 bất động sản; 3 ô tô Lexus, Audi, Porche và
dây chuyền trị giá 1,6 triệu USD. Trong khi đó, con số thu hồi tài sản tham
nhũng vào năm 2016 cũng chỉ đạt 38,3%. Một số vụ án nổi cộm như vụ Huỳnh Thị
Huyền Như, Công ty Cho thuê Tài chính 2..., số tiền thi hành án lên đến cả chục
ngàn tỉ đồng nhưng số tiền thu hồi chưa đến 10%.
Trong khi đó, Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã "bó tay" trong
việc thu hồi tài sản tham nhũng xảy ra trong vụ án Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam (Vinalines). Theo đó, Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, phải
bồi thường 110 tỉ đồng do phạm 2 tội là "Tham ô" và "Cố ý làm
trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Thế nhưng đến nay, chỉ thi hành được trên 21 tỉ đồng. Khoản còn lại phải thi
hành hơn 88 tỉ đồng, tuy nhiên đến nay ngoài những tài sản đã được cơ quan tiến
hành tố tụng xác định thì qua xác minh của Cục Thi hành án dân sự, Dương Chí
Dũng không còn tài sản nào khác nên đã ra quyết định chưa có điều kiện thi hành
án với khoản tiền trên.
Công tác thu hồi tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn khi đa phần tài sản
đã bị che giấu, tẩu tán… Điều đó cho thấy một trong các nguyên nhân là chưa có
cơ chế xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp. hiện nay nếu phát
hiện tài sản kê khai không đúng thì chỉ áp được kỷ luật với chính người kê
khai, có thể cảnh cáo, cách chức, chứ không động được vào tài sản bất minh đó.
Muốn thu được khối tài sản này thì phải qua một vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Và đến khi đó
sẽ rất khó khăn, nhiều vụ án không còn tài sản để thi hành án.
Một lý do khác đó là dường như chúng ta đang có nhầm lẫn khái niệm “thu
hồi tài sản” và “tịch thu tài sản”. Việc thu hồi tài sản cốt không phải để bù đắp
những thiệt hại của Nhà nước và nền kinh tế do tham nhũng gây ra, mà là để trao
trả nó lại cho chủ sở hữu hợp pháp của nó và đền bù cho các nạn nhân.
Người đã được bổ nhiệm, phê chuẩn mà bị kết luận là không trung thực
trong việc kê khai tài sản, thu nhập thì phải từ chức hoặc tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức cách chức, giáng chức…
Nhưng như vậy, vẫn chỉ là xử lý người kê khai không đúng còn khối tài sản không
giải trình được nguồn gốc hợp pháp vẫn để ngỏ chứ chưa thể thu hồi.
Những khó khăn đã được chỉ rõ như việc xác minh tài sản, xác minh điều
kiện thi hành án của người phải thi hành án, số tiền phải thi hành lớn nhưng
tài sản xác minh, xử lý được để thi hành án có giá trị nhỏ, không đủ bảo đảm
thi hành án. Đặc biệt, trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, người phạm
tội đã chủ đích không đứng tên chủ sở hữu tài sản, không kê khai tài sản, tẩu
tán hoặc che giấu tài sản tinh vi nên khó xác minh tài sản, nguồn gốc tài sản để
thi hành án.
Quyền tài sản là quyền hiến định, được bảo vệ cao nhất ở Hiến pháp. Do
đó, nếu phương án nêu trên phải được tiến hành thông qua thủ tục tư pháp một
cách công khai và chặt chẽ, đủ thời gian cho người có tài sản giải trình và do
toà án có quyền phá quyết, chứ không phải bằng con đường hành chính. Hiến pháp
nước ta chỉ công nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp, nên thu hồi tài sản bất
minh không trái Hiến pháp. Một số nước cũng đã có quy định thu hồi tài sản bất
minh không cần thông qua toà án.
Chính vì thế, Luật Phòng chống tham nhũng cần quy định rõ trách nhiệm của
các cơ quan phòng chống tham nhũng phải điều tra rốt ráo đối với các tài sản bất
minh, để xác định xem đây có phải là tài sản do tham nhũng có được hay không. Đấy
mới chính là cốt lõi của công cuộc phòng chống tham nhũng, và đảm bảo được tính
pháp quyền.
Bên cạnh đó, công chúng cần được tiếp cận với hồ sơ kê khai tài sản của
cán bộ để việc giám sát được minh bạch hơn. Việc tôn trọng pháp quyền là cần
thiết trong công cuộc phòng chống tham nhũng, vì không thể lấy một cái sai (vi
phạm pháp quyền) để trừng trị một cái sai khác (tham nhũng). Như vậy sẽ khiến
cho những nỗ lực đó mất tính chính danh. Cũng như hướng dẫn mà Liên hiệp quốc
đã đưa ra trong UNCAC, bên cạnh sự nghiêm minh của pháp luật, thì pháp quyền,
liêm chính và minh bạch chính là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống tham
nhũng.
Bên cạnh đó, ngoài Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức
xã hội càng cần phải tích cực tham gia hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến
phòng chống tham nhũng, triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức
pháp luật về công khai, minh bạch trong các lĩnh vực đất đai, thuế và ngân sách
địa phương, dân chủ cơ sở, khiếu nại-tố cáo và phòng chống tham nhũng đến người
dân. Trong thực tế, bằng vốn hiểu biết sâu sắc về thực tiễn tại địa phương cộng
với khả năng tiếp cận tới kinh nghiệm quốc tế có chọn lọc, một số tổ chức xã hội
đã và đang đóng góp ý kiến quý báu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc
hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng./.