Vi phạm pháp luật phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật là vấn đề có tính nguyên tắc trong tổ chức, quản lý xã hội của mọi quốc gia văn minh, có chủ quyền. Tuy nhiên các năm gần đây, mỗi khi Nhà nước Việt Nam xét xử một số cá nhân phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì một số chính phủ và tổ chức quốc tế lập tức lên tiếng bênh vực, đồng thời phê phán, đưa ra những đòi hỏi rất phi lý. Vậy thực chất vấn đề là gì?
9 năm tù cho Trần Thị Xuân vì tội hoạt động lật đổ chính quyền
Sau khi có thông tin về việc ngày 5-4-2018 Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử sáu bị cáo bị truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Ðiều 79 - Bộ luật Hình sự năm 1999, không chỉ tổ chức khủng bố “Việt tân” và cái gọi là “phong trào dân chủ” phản đối, mà một số tổ chức, cá nhân khác cũng vội lên tiếng. Như ngày 4-4, HRW (Theo dõi nhân quyền) “yêu cầu Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc, phóng thích ngay lập tức” sáu người; đồng thời P. Robertson (P. Rô-béc-xơn), Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW, phát biểu trên BBC với nội dung xuyên tạc, sai sự thật về nhân quyền ở Việt Nam và về phiên tòa. Cũng ngày 4-4, còn có một số sự kiện khác, như: AI (Ân xá quốc tế) bịa đặt ra số liệu về cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam, lo ngại sáu người nọ “phải đối mặt với sự xét xử không công bằng”; 50 tổ chức ký “bản lên tiếng” với yêu cầu vô lý là “Tòa án Hà Nội xem xét đình chỉ vụ án, trả tự do cho các nhà hoạt động”. Từ Australia (Ô-xtrây-li-a), dân biểu C. Hayes (C. Hay-ơ) cũng ra thông cáo để đòi “trả tự do” (!)… Người phát ngôn Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên hiệp châu Âu (EU), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Đặc ủy nhân quyền CHLB Đức cũng có phản ứng về phiên tòa… RSF (Phóng viên không biên giới) còn “kêu gọi các nước thành viên EU hãy bỏ phiếu phủ quyết việc triển khai thỏa thuận tự do trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Âu”.
Quang cảnh phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Đài cùng đồng phạm
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 5-4-2018, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kiên quyết bác bỏ thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về phiên tòa nêu trên; khẳng định ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ và nhấn mạnh: “như tại các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc bảo đảm, thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận… Ngày 6-4, trả lời phỏng vấn của BBC, một vị luật sư bào chữa cho hai trong số sáu bị cáo nêu trên cho biết, các quan sát viên quốc tế đã tham dự phiên tòa, và nhận xét, phiên tòa diễn ra “công khai, dân chủ, trên tinh thần cải cách tư pháp… Việc tiếp cận thân chủ không có gì khó khăn… gặp các bị cáo tại trại giam thì thuận lợi, không vấn đề gì. Tại phiên tòa các luật sư hoàn toàn được tự do làm việc, không có bất cứ một hành vi gây cản trở nào”.
Việc các thế lực thù địch với Việt Nam mở chiến dịch phản đối phiên tòa vốn là chuyện không mới, không lạ, cũng không khó nhận ra mục đích của việc vu cáo, vu khống đó là nhằm hạ uy tín của Việt Nam, phá hoại quan hệ của Việt Nam với các nước khác, cản trở Việt Nam trên con đường phát triển. Còn việc vì sao đại diện một số chính phủ cùng một số tổ chức quốc tế lại quan tâm đến phiên tòa này, và họ lên tiếng nhằm mục đích gì, có lẽ chỉ các chính phủ và các tổ chức đó mới có thể trả lời. Tuy nhiên, có một sự thật chung là khi phản đối, họ đều không quan tâm xem xét bản chất người được họ bảo vệ. Nếu quan tâm, họ sẽ để ý tới ngay việc sau khi bản án vừa được công bố, facebook của một thành viên của cái gọi là “hội anh em dân chủ” đăng dòng trạng thái khẳng định một trong sáu người bị xét xử tại phiên tòa là “hèn nhát, cơ hội, lưu manh, luồn lách, chụp giật, bất tài nhưng háo danh, tham lam”, đặt ra câu hỏi: “Việc thâm hụt tiền bạc như thế nào, việc làm cách mạng bằng cách bán máu anh em ra sao?”, cầu mong Nguyễn Văn Đài và mấy người khác “được nước ngoài cho đi tị nạn”, còn nhân vật lưu manh kia “ở lại với nhà tù”! Dù dòng trạng thái đã bị xóa bỏ, song bản chụp được lưu truyền trên mạng cũng đã đủ giúp nhận diện họ là ai.
Cũng phải nhắc tới sự kiện xảy ra gần đây đã cung cấp thêm bằng chứng về bản chất của số người được gọi là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm”. Đó là ngày 4-3-2018, trang mạng một tờ báo của người Mỹ gốc Việt đã đăng bài “Còn mong nỗi gì?” của Huy Phương, sau đó nhanh chóng bị xóa bỏ. Nhưng bản lưu bài này còn trên mạng hoặc đăng ở một số trang khác với nhan đề gốc, hoặc đổi tên thành “Còn mong nỗi gì Tạ Phong Tần và Điếu cày?”. Bài của Huy Phương bị xóa vì liên quan “cuộc chiến” giữa Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần. Huy Phương nhận xét sau khi định cư ở Mỹ, hai kẻ này quay ra “chửi nhau một cách thâm độc”, và bày tỏ bị bất ngờ vì “biết quý vị coi nhau như kẻ thù, trong khi ngoài miệng vẫn nói kẻ thù chính của chúng ta là cộng sản, để bôi nhọ, lôi đời tư của nhau ra, “vạch áo cho người xem lưng”, không xứng đáng là một kẻ sĩ đã dấn thân tranh đấu cho đất nước”. Lập tức Tạ Phong Tần phản pháo bằng bài “Tôi còn mong nỗi gì ở sự công bằng và lòng chính trực ở người đời?”, trong đó coi Huy Phương là “bậc thầy “dùng chữ nghĩa để chửi nhau một cách thâm độc”…”!
Về lai lịch, Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần vốn là hai nhân vật nổi trội của cái gọi là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm”. Trong một thời gian dài, họ liên tiếp có tên trong đủ loại đơn từ, lời kêu gọi, tuyên bố, điều trần, phúc trình phản đối Việt Nam, thậm chí có tên trong phát biểu của một vài lãnh đạo sứ quán một số nước ở Việt Nam. Từ hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà Nguyễn Văn Hải đã phải nhận mức án 12 năm tù giam, Tạ Phong Tần nhận mức án 10 năm tù giam. Cũng từ hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà hai người này được nhận nhiều loại giải thưởng, như: Nguyễn Văn Hải nhận giải Hellman-Hammett của HRW, giải “Tự do báo chí quốc tế” của CPJ (Ủy ban bảo vệ nhà báo), giải One Humanity của PEN Canada, rồi danh hiệu “người bảo vệ quyền công dân” của CRD (Người bảo vệ quyền công dân); Tạ Phong Tần được trao giải Hellman-Hammett của HRW, giải “anh hùng nhân quyền” của PTV (Tranh đấu cho nạn nhân bị tra tấn), giải “phụ nữ can đảm của thế giới” của Bộ Ngoại giao Mỹ… Và “phần thưởng” lớn nhất mà hai người này đã nhận là năm 2014, Nguyễn Văn Hải được định cư tại Mỹ, năm 2015 Tạ Phong Tần cũng nối gót tới định cư tại nước này. Khi mới sang Mỹ, hai người được tổ chức đón tiếp rùm beng, và họ hùng hồn tuyên bố sẽ “tiếp tục đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam”. Dần dà sự hùng hồn nhanh chóng xuống cấp, để thay thế bằng việc họ “đấu tranh” với nhau. Tuy nhiên, “đấu tranh” của họ lại hoàn toàn không liên quan “dân chủ, nhân quyền” mà là bóc mẽ, lôi chuyện thâm cung bí sử của “làng dân chủ”, của mấy người gọi là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” ra để thóa mạ, chửi bới.
Xem ra, sau khi “đấu tranh” để được ra nước ngoài sinh sống, mấy người được gắn mác “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” mới có cơ hội để giải quyết ân oán tích tụ đã lâu ngày. Như Tạ Phong Tần coi Nguyễn Văn Hải là kẻ “độc tài, độc đoán, tiền bạc thu chi không minh bạch, tự thu tiền ủng hộ, tự chi, tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, coi anh em khác như công cụ để phục vụ cho quyền lợi cá nhân và phe đảng đứng sau, bè cánh bầy đàn, bất nghĩa bất nhân, bất chấp thủ đoạn để gom USD cho cá nhân, ngoa ngôn xảo ngữ dối trá để đổi trắng thay đen, từ ngày qua Mỹ không viết nổi một bài báo nào”… Sau khi kể công với Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần đặt ra câu hỏi: “Tôi có nên đòi ông tiền công sức xương máu của tôi khi tư vấn pháp luật, viết đơn, đăng lên mạng internet (in-tơ-nét) để kêu gào cho ông không?”, và khuyên bảo: “già rồi nên giữ tư cách một chút”. Về phần mình, Nguyễn Văn Hải cho rằng Tạ Phong Tần “tấn công bôi nhọ một cách có tổ chức, vu khống, cố tình bôi bẩn, lấy oán trả ơn, nói sai sự thật…”, và cũng kể công với Tạ Phong Tần.
“Cuộc chiến” giữa Tạ Phong Tần với Nguyễn Văn Hải sau khi đến Mỹ đã bổ sung bằng chứng về bản chất đích thực của mấy người được một số chính phủ, tổ chức quốc tế tâng bốc là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm”. Để ý hơn sẽ thấy rõ có điều gì đó bất thường khi hiện tượng hễ được định cư ở nước ngoài là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” lộ nguyên hình kẻ bất lương đã liên tục lặp lại mà không được một số chính phủ, tổ chức quốc tế quan tâm, họ vẫn dựa vào mấy người này để vu cáo, vu khống, và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Trước sau thì “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” vẫn chỉ là các mỹ từ mà họ cố tình gán cho người vi phạm pháp luật và đã bị xử lý theo pháp luật. Và khi đứng ra bênh vực những người như thế, họ quên rằng cũng như mọi quốc gia có chủ quyền khác, luật pháp Việt Nam không dung thứ mọi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, gây rối loạn và cản trở sự phát triển của xã hội. Không căn cứ trên thực tế, chỉ dựa theo tin tức do kẻ xấu loan truyền trên internet thì thiết nghĩ, họ nên tham khảo điều tác giả Đào Văn Bình mới viết trên một trang mạng của người Việt Nam ở Mỹ: “người có lương tâm và trí tuệ, trước các tin tức động trời do báo chí, truyền thông Tây phương loan tải, cũng phải dè dặt và phải nghe, xem nguồn tin trái ngược nói gì. Hối hả tin theo, hùa theo, lan truyền rộng rãi một tin tức sai lạc, giả tạo, chưa được kiểm chứng… cũng là một hình thức đồng lõa với tội lỗi”.
Việc các thế lực thù địch với Việt Nam mở chiến dịch phản đối phiên tòa vốn là chuyện không mới, không lạ, cũng không khó nhận ra mục đích của việc vu cáo, vu khống đó là nhằm hạ uy tín của Việt Nam, phá hoại quan hệ của Việt Nam với các nước khác, cản trở Việt Nam trên con đường phát triển. Còn việc vì sao đại diện một số chính phủ cùng một số tổ chức quốc tế lại quan tâm đến phiên tòa này, và họ lên tiếng nhằm mục đích gì, có lẽ chỉ các chính phủ và các tổ chức đó mới có thể trả lời. Tuy nhiên, có một sự thật chung là khi phản đối, họ đều không quan tâm xem xét bản chất người được họ bảo vệ. Nếu quan tâm, họ sẽ để ý tới ngay việc sau khi bản án vừa được công bố, facebook của một thành viên của cái gọi là “hội anh em dân chủ” đăng dòng trạng thái khẳng định một trong sáu người bị xét xử tại phiên tòa là “hèn nhát, cơ hội, lưu manh, luồn lách, chụp giật, bất tài nhưng háo danh, tham lam”, đặt ra câu hỏi: “Việc thâm hụt tiền bạc như thế nào, việc làm cách mạng bằng cách bán máu anh em ra sao?”, cầu mong Nguyễn Văn Đài và mấy người khác “được nước ngoài cho đi tị nạn”, còn nhân vật lưu manh kia “ở lại với nhà tù”! Dù dòng trạng thái đã bị xóa bỏ, song bản chụp được lưu truyền trên mạng cũng đã đủ giúp nhận diện họ là ai.
Cũng phải nhắc tới sự kiện xảy ra gần đây đã cung cấp thêm bằng chứng về bản chất của số người được gọi là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm”. Đó là ngày 4-3-2018, trang mạng một tờ báo của người Mỹ gốc Việt đã đăng bài “Còn mong nỗi gì?” của Huy Phương, sau đó nhanh chóng bị xóa bỏ. Nhưng bản lưu bài này còn trên mạng hoặc đăng ở một số trang khác với nhan đề gốc, hoặc đổi tên thành “Còn mong nỗi gì Tạ Phong Tần và Điếu cày?”. Bài của Huy Phương bị xóa vì liên quan “cuộc chiến” giữa Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần. Huy Phương nhận xét sau khi định cư ở Mỹ, hai kẻ này quay ra “chửi nhau một cách thâm độc”, và bày tỏ bị bất ngờ vì “biết quý vị coi nhau như kẻ thù, trong khi ngoài miệng vẫn nói kẻ thù chính của chúng ta là cộng sản, để bôi nhọ, lôi đời tư của nhau ra, “vạch áo cho người xem lưng”, không xứng đáng là một kẻ sĩ đã dấn thân tranh đấu cho đất nước”. Lập tức Tạ Phong Tần phản pháo bằng bài “Tôi còn mong nỗi gì ở sự công bằng và lòng chính trực ở người đời?”, trong đó coi Huy Phương là “bậc thầy “dùng chữ nghĩa để chửi nhau một cách thâm độc”…”!
Về lai lịch, Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần vốn là hai nhân vật nổi trội của cái gọi là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm”. Trong một thời gian dài, họ liên tiếp có tên trong đủ loại đơn từ, lời kêu gọi, tuyên bố, điều trần, phúc trình phản đối Việt Nam, thậm chí có tên trong phát biểu của một vài lãnh đạo sứ quán một số nước ở Việt Nam. Từ hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà Nguyễn Văn Hải đã phải nhận mức án 12 năm tù giam, Tạ Phong Tần nhận mức án 10 năm tù giam. Cũng từ hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà hai người này được nhận nhiều loại giải thưởng, như: Nguyễn Văn Hải nhận giải Hellman-Hammett của HRW, giải “Tự do báo chí quốc tế” của CPJ (Ủy ban bảo vệ nhà báo), giải One Humanity của PEN Canada, rồi danh hiệu “người bảo vệ quyền công dân” của CRD (Người bảo vệ quyền công dân); Tạ Phong Tần được trao giải Hellman-Hammett của HRW, giải “anh hùng nhân quyền” của PTV (Tranh đấu cho nạn nhân bị tra tấn), giải “phụ nữ can đảm của thế giới” của Bộ Ngoại giao Mỹ… Và “phần thưởng” lớn nhất mà hai người này đã nhận là năm 2014, Nguyễn Văn Hải được định cư tại Mỹ, năm 2015 Tạ Phong Tần cũng nối gót tới định cư tại nước này. Khi mới sang Mỹ, hai người được tổ chức đón tiếp rùm beng, và họ hùng hồn tuyên bố sẽ “tiếp tục đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam”. Dần dà sự hùng hồn nhanh chóng xuống cấp, để thay thế bằng việc họ “đấu tranh” với nhau. Tuy nhiên, “đấu tranh” của họ lại hoàn toàn không liên quan “dân chủ, nhân quyền” mà là bóc mẽ, lôi chuyện thâm cung bí sử của “làng dân chủ”, của mấy người gọi là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” ra để thóa mạ, chửi bới.
Xem ra, sau khi “đấu tranh” để được ra nước ngoài sinh sống, mấy người được gắn mác “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” mới có cơ hội để giải quyết ân oán tích tụ đã lâu ngày. Như Tạ Phong Tần coi Nguyễn Văn Hải là kẻ “độc tài, độc đoán, tiền bạc thu chi không minh bạch, tự thu tiền ủng hộ, tự chi, tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, coi anh em khác như công cụ để phục vụ cho quyền lợi cá nhân và phe đảng đứng sau, bè cánh bầy đàn, bất nghĩa bất nhân, bất chấp thủ đoạn để gom USD cho cá nhân, ngoa ngôn xảo ngữ dối trá để đổi trắng thay đen, từ ngày qua Mỹ không viết nổi một bài báo nào”… Sau khi kể công với Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần đặt ra câu hỏi: “Tôi có nên đòi ông tiền công sức xương máu của tôi khi tư vấn pháp luật, viết đơn, đăng lên mạng internet (in-tơ-nét) để kêu gào cho ông không?”, và khuyên bảo: “già rồi nên giữ tư cách một chút”. Về phần mình, Nguyễn Văn Hải cho rằng Tạ Phong Tần “tấn công bôi nhọ một cách có tổ chức, vu khống, cố tình bôi bẩn, lấy oán trả ơn, nói sai sự thật…”, và cũng kể công với Tạ Phong Tần.
“Cuộc chiến” giữa Tạ Phong Tần với Nguyễn Văn Hải sau khi đến Mỹ đã bổ sung bằng chứng về bản chất đích thực của mấy người được một số chính phủ, tổ chức quốc tế tâng bốc là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm”. Để ý hơn sẽ thấy rõ có điều gì đó bất thường khi hiện tượng hễ được định cư ở nước ngoài là “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” lộ nguyên hình kẻ bất lương đã liên tục lặp lại mà không được một số chính phủ, tổ chức quốc tế quan tâm, họ vẫn dựa vào mấy người này để vu cáo, vu khống, và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Trước sau thì “nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” vẫn chỉ là các mỹ từ mà họ cố tình gán cho người vi phạm pháp luật và đã bị xử lý theo pháp luật. Và khi đứng ra bênh vực những người như thế, họ quên rằng cũng như mọi quốc gia có chủ quyền khác, luật pháp Việt Nam không dung thứ mọi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, gây rối loạn và cản trở sự phát triển của xã hội. Không căn cứ trên thực tế, chỉ dựa theo tin tức do kẻ xấu loan truyền trên internet thì thiết nghĩ, họ nên tham khảo điều tác giả Đào Văn Bình mới viết trên một trang mạng của người Việt Nam ở Mỹ: “người có lương tâm và trí tuệ, trước các tin tức động trời do báo chí, truyền thông Tây phương loan tải, cũng phải dè dặt và phải nghe, xem nguồn tin trái ngược nói gì. Hối hả tin theo, hùa theo, lan truyền rộng rãi một tin tức sai lạc, giả tạo, chưa được kiểm chứng… cũng là một hình thức đồng lõa với tội lỗi”.
Vũ Hợp Lân (báo Nhân dân)