Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, January 25, 2019 , 0 bình luận

(Tiindautruongdanchu)-Với một bài viết khá dài của luật sư Lê Công Định trên mạng xã hội diễn giải tính pháp lý của thuật ngữ 'đất đai thuộc sở hữu toàn dân' trước Hiến pháp năm 1980 chúng tôi nhận thấy 'luật sư này có vẻ bị nhầm lẫn'....


Vụ vườn rau Lộc Hưng: Luật sư tính cả 'nhà tiêu'?


Từ vụ 'tranh chấp vườn rau Lộc Hưng'-một điểm nóng mà một nhóm luật sư mang tên 'nhóm luật sư vườn rau Lộc Hưng' đang 'hậu thuẫn về mặt pháp lý' và có những tranh luận 'nảy lửa' với những chứng cứ pháp lý mà 'tạm gọi là chính quyền quận Tân Bình' đưa ra. Không hiểu, trong nhóm luật sư này có luật sư Lê Công Định hay không ?



Quan điểm 'chết cười' của luật sư Lê Công Định

Luật sư Lê Công Định không nói chắc ai cũng biết về quá trình, tiểu sử lý lịch bản thân khá nổi tiếng không chỉ bởi nổi tiếng bởi 'tù tội' mà còn nổi tiếng cả trong lĩnh vực 'bị tố lừa tình-tiền'. Chúng tôi không nhắc lại chuyện này mà muốn có đôi lời tranh luận về bài viết 'tranh  luận' của Lê Công Định sau khi báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra bài viết '3 tường minh về pháp lý' đối với khu đất vườn rau Lộc Hưng. 

>>Nạn nhân đấu tố nhà đấu tranh dân chủ Lê Công Định là kẻ 'cưỡng tình -tiền'


Bài lập luận của Lê Công Định có đôi chút nhầm lẫn như:


Lê Công Định trích dẫn điều 12, Hiến pháp năm 1959 rằng 'Điều 12 chỉ nói "đất hoang" mới thuộc sở hữu toàn dân". Tuy nhiên, điều 12 Hiến pháp năm 1959 quy định không chỉ có 'đất hoang' mà 'tài nguyên khác' cũng thuộc sở hữu toàn dân. 


Cần phải nhìn nhận lại lịch sử ban hành bản Hiến pháp năm 1959 mới thấy được vì sao lại có cách quy định như vậy? Thời điểm lịch sử này đã được lời nói đầu của Hiến pháp 1959 khẳng định "ở miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân. Nhưng miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị, nước nhà tạm thời còn bị chia làm hai miền". Mặt khác, trình độ, kỹ thuật lập pháp của chúng ta vẫn chưa cao. Nếu chỉ nhìn vào điều này thì không thể thấy hết quy định về 'sở hữu toàn dân' cũng như sở hữu của nhà nước đối với đất đai mà phải nhìn tổng thể giữa các điều từ điều 9 đến điều 21 trong chương II. Nguyên tắc quan trọng phản ánh quan điểm sở hữu toàn dân đối với toàn bộ tư liệu sản xuất nói chung, đất đai nói riêng được khẳng định thông qua điều 2 (bản chất nhà nước) và điều 11 (ghi nhận về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất).


Quan điểm của Lê Công Định về vấn đề này còn phiến diện chưa toàn diện.


Cái sai chết người thứ hai, Lê Công Định khẳng định "Trước và sau Quyết định 111 một thời gian, ở Việt Nam vẫn tồn tại sở hữu tư nhân về đất đai" (Quyết định 111 mà Lê Công Định nhắc đến là quyết định được ban hành ngày 14/4/1977). Tại sao Lê Công Định lại sai ? hay Lê Công Định cố tình hiểu sai ? hoặc cố tình sử dụng thuật ngữ 'tư hữu về đất đai' để 'biện hộ'?


Xin thưa với Lê Công Định rằng, không hề có chuyện 'sở hữu tư nhân về đất đai' kể từ thời điểm mà Lê Công Định nhắc đến trước và sau năm 1977 cho đến nay mà chỉ có việc 'quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình'. Phải chăng, Lê Công Định định 'lập lờ' giữa 'quyền sử dụng đất' với 'sở hữu tư nhân về đất đai'? Không hề có quy định nào cho phép, ghi nhận 'quyền sở hữu tư nhân về đất đai' mà chỉ ghi nhận 'quyền sử dụng đất' của cá nhân.


Chắc ai cũng 'mắc cười' về việc Lê Công Định khẳng định 'sở hữu tư nhân về đất đai' ở Việt Nam và càng buồn cười hơn khi lại là một luật sư đưa ra tranh luận để khẳng định 'sự tường minh về pháp lý' mà pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra. 

Vậy, ai là người "không hiểu rõ tiến trình phát triển của hệ thống pháp luật nước CHXNCNVN nói chung, và luật đất đai nói riêng"...?


Trong giới hạn nhất định của mình, chúng tôi sẵn sàng nhận và đăng tải những bài phản biện nhằm đảm bảo tính đa chiều và sẽ viết bài để tranh luận 'sòng phẳng' về vấn đề này. Mọi bài phản biện xin gửi về chiasekienthucnet@gmail.com. 


Mộc Lan

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X