(Tindautruongdanchu)-Hôm nay 23/1/2019, Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm hình sự Đỗ Công Đương tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh với tội danh "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331-Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Kẻ chống cộng cực đoan Trịnh Du cay đắng vì đã từng 'hết lòng vì mẹ Nấm'
Phạm nhân Đỗ Công Đương, sinh năm 1964, nơi ở thôn Tiến Bảo, xã Phủ Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh từng bị xét xử với hai tội danh: Tội danh "Gây rối trật tự công cộng" theo điều 318 -Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 do Tòa án nhân dân Thị xã Từ Sơn đưa ra xét xử và tội danh "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331-Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 bị tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử.
Đối với tội danh thứ nhất, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn mở phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 17/9/2018 bị cáo Đỗ Công Đương cùng 3 bị cáo khác liên quan đến hành vi 'Gây rối trật tự công cộng' và tuyên phạt: Bị cáo Đỗ Công Đương 48 tháng tù, bị cáo Lê Thị Thanh Nga 36 tháng tù giam, bị cáo Nguyễn Văn Trung 28 tháng tù giam và, Nguyễn Văn Vui 30 tháng tù giam. Trong số 03 bị cáo, chỉ có bị cáo Đỗ Công Đương kháng cáo và Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên tòa xét xử hình sự phúc thẩm vào ngày 12/10/2018 và Hội đồng xét xử đã tuyên y án sơ thẩm.
Đối với tội danh thứ hai, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm ngày 12/10/2018 phạm nhân Đỗ Công Đương với tội danh theo đề nghị truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, khoản 2 điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" và đã tuyên án với án 5 năm tù giam.
Đối với tội danh thứ hai, bị cáo Đỗ Công Đương cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo Đỗ Công Đương có luật sư Hà Huy Sơn.
Tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, bị cáo Đỗ Công Đương không đưa ra được chứng cứ mới, tình tiết mới để chứng minh tình tiết giảm nhẹ cho bản thân.
Luật sư Hà Huy Sơn vẫn điệp khúc cũ khi tranh tụng đưa ra những khái niệm như 'lợi dụng quyền tự do, dân chủ' và nhấn mạnh yếu tố 'như thế nào là lợi dụng' mà quên đi việc thu thập chứng cứ gỡ tội, giảm nhẹ tội hay thay đổi tội danh để cung cấp tại phiên tòa. Bên cạnh đó, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng, nếu với tính chất hành vi mà bị cáo Đỗ Công Đương đã thực hiện thì việc Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm tuyên án 5 năm tù giam là quá cao.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, bị cáo Đỗ Công Đương đã sử dụng facebook và lợi dụng mạng xã hội để chống phá chế độ, Đảng, chính quyền cụ thể như ngày 20/06/2017 trên Facebook “Đỗ Công Đương” có phát tán video chủ đề “những kẻ hành hung người tố cáo do chỉ thị của Nguyễn Nhân Chiến” nhằm xuyên tạc, kích động chống phá gây rối an ninh trật tự; chia sẻ nhiều video clip của các đối tượng phản động khác có nội dung chống phá; phát tán nhiều bài viết, luận điểm xuyên tạc chống chế độ, bôi nhọ chính quyền, cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước;...
Với những gì diễn ra tại phiên tòa phúc thẩm hình sự ngày 23/1/2019, Hội đồng xét xử Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã tuyên bị cáo Đỗ Công Đương 4 năm tù giam, giảm 1 năm so với bản án sơ thẩm. Tổng hợp hình phạt hai bản án, Đỗ Công Đương phải chấp hành 8 năm tù giam.
Thành Nam
Kẻ chống cộng cực đoan Trịnh Du cay đắng vì đã từng 'hết lòng vì mẹ Nấm'
- Xin đừng ‘đánh bùn sang ao’!
- Đấu tranh làm thất bại âm mưu ‘phi chính trị hóa’ Quân đội của các thế lực thù địch
- Tuyên án kẻ hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân Phan Văn Bình
- Lợi dụng bản phúc trình nhân quyền ‘quy chụp’, RFA lại ‘la làng’ về nhân quyền Việt Nam
Phạm nhân Đỗ Công Đương, sinh năm 1964, nơi ở thôn Tiến Bảo, xã Phủ Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh từng bị xét xử với hai tội danh: Tội danh "Gây rối trật tự công cộng" theo điều 318 -Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 do Tòa án nhân dân Thị xã Từ Sơn đưa ra xét xử và tội danh "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331-Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 bị tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử.
Bị cáo Đỗ Công Đương tình tứ bên kẻ lẻo mép đấu tranh dân chủ Bùi Thị Minh Hằng
Đối với tội danh thứ nhất, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn mở phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 17/9/2018 bị cáo Đỗ Công Đương cùng 3 bị cáo khác liên quan đến hành vi 'Gây rối trật tự công cộng' và tuyên phạt: Bị cáo Đỗ Công Đương 48 tháng tù, bị cáo Lê Thị Thanh Nga 36 tháng tù giam, bị cáo Nguyễn Văn Trung 28 tháng tù giam và, Nguyễn Văn Vui 30 tháng tù giam. Trong số 03 bị cáo, chỉ có bị cáo Đỗ Công Đương kháng cáo và Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên tòa xét xử hình sự phúc thẩm vào ngày 12/10/2018 và Hội đồng xét xử đã tuyên y án sơ thẩm.
Đối với tội danh thứ hai, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm ngày 12/10/2018 phạm nhân Đỗ Công Đương với tội danh theo đề nghị truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, khoản 2 điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" và đã tuyên án với án 5 năm tù giam.
Đối với tội danh thứ hai, bị cáo Đỗ Công Đương cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo Đỗ Công Đương có luật sư Hà Huy Sơn.
Tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, bị cáo Đỗ Công Đương không đưa ra được chứng cứ mới, tình tiết mới để chứng minh tình tiết giảm nhẹ cho bản thân.
Luật sư Hà Huy Sơn vẫn điệp khúc cũ khi tranh tụng đưa ra những khái niệm như 'lợi dụng quyền tự do, dân chủ' và nhấn mạnh yếu tố 'như thế nào là lợi dụng' mà quên đi việc thu thập chứng cứ gỡ tội, giảm nhẹ tội hay thay đổi tội danh để cung cấp tại phiên tòa. Bên cạnh đó, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng, nếu với tính chất hành vi mà bị cáo Đỗ Công Đương đã thực hiện thì việc Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm tuyên án 5 năm tù giam là quá cao.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, bị cáo Đỗ Công Đương đã sử dụng facebook và lợi dụng mạng xã hội để chống phá chế độ, Đảng, chính quyền cụ thể như ngày 20/06/2017 trên Facebook “Đỗ Công Đương” có phát tán video chủ đề “những kẻ hành hung người tố cáo do chỉ thị của Nguyễn Nhân Chiến” nhằm xuyên tạc, kích động chống phá gây rối an ninh trật tự; chia sẻ nhiều video clip của các đối tượng phản động khác có nội dung chống phá; phát tán nhiều bài viết, luận điểm xuyên tạc chống chế độ, bôi nhọ chính quyền, cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước;...
Với những gì diễn ra tại phiên tòa phúc thẩm hình sự ngày 23/1/2019, Hội đồng xét xử Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã tuyên bị cáo Đỗ Công Đương 4 năm tù giam, giảm 1 năm so với bản án sơ thẩm. Tổng hợp hình phạt hai bản án, Đỗ Công Đương phải chấp hành 8 năm tù giam.
Thành Nam