Hiện nay, báo chí kỹ thuật số (digital journalism) với công cụ đắc lực là truyền thông xã hội (social media) đang phát triển một cách chóng mặt. Thông qua mạng xã hội, vai trò, tầm ảnh hưởng của người làm báo với tư cách là người có lợi thế trong nắm bắt và truyền tải thông tin đến công chúng càng tăng cao. Nhưng cũng từ đây đã xuất hiện tình trạng một số nhà báo hoặc mang danh nhà báo đã sử dụng mạng xã hội phục vụ các toan tính cá nhân, gây hoang mang, mất lòng tin trong dư luận, làm tổn hại nghiêm trọng tới uy tín của nghề báo.
Không chỉ dung chứa số nhà báo tồn tại theo lối “hai mặt”, mạng xã hội còn là nơi dung chứa một số người từng làm nghề báo nhưng đã bị cơ quan chủ quản thải hồi vì yếu kém trong đạo đức hoặc kỹ năng nghề nghiệp, nay bày trò “đánh lận con đen”. Và còn có một số đối tượng lên Facebook ngang nhiên sử dụng “danh xưng” nhà báo, khoe khoang từng làm việc tại tòa soạn nọ, đài truyền hình kia nhằm hù dọa, tạo ấn tượng về “tài năng, năng lực nghề nghiệp”. Chưa kể, một số người do yếu kém về nhận thức, về các vấn đề chính trị - xã hội, bị dư luận của mạng xã hội tạo áp lực để “dắt mũi”, đã vô tình “tiếp tay” cho các thế lực thù địch, cho đối tượng xấu qua việc tham gia ủng hộ xu hướng chống phá, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tham gia kiến nghị, và phản đối ban hành Luật An ninh mạng; kích động chống phá các trạm thu phí BOT giao thông; ngăn cản thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội; vào hùa tẩy chay một số doanh nghiệp trong nước...
>>Trương Châu Hữu Danh: Nhà báo sao lại cố tình ngụy tạo 'tào lao' về 'Vườn rau Lộc Hưng'
Phan Sơn Hùng thực sự là nhà đấu tranh dân chủ ?
Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, không ít nhà báo đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông (TT - TT) thu hồi thẻ nhà báo vì những nội dung mà họ đăng tải, chia sẻ trên Facebook như trường hợp ông Đ.H - nguyên Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên, ông M.P.L - nguyên Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh. Thế nhưng, các sai phạm này dường như chưa mấy tác động đến một số người nấp sau danh nghĩa người làm báo để mưu cầu mục đích thiếu trong sáng trên mạng xã hội. Cá biệt, sau khi bị kỷ luật vì đăng tải nội dung sai trái trên mạng xã hội, có nhà báo còn cảm thấy “hãnh diện” vì facebook của mình “được quan tâm”.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh (áo vàng ngoài cùng bên trái) cầm đầu và tham gia nhóm đánh BOT, Huỳnh Long (người đứng giữa hàng thứ hai) và Phuong Ngo (người ngồi giữa hàng thứ nhất) khoe chiến tích đánh BOT An Sương-An Lạc 'không nghỉ' (Ảnh Thành Nam-dautruongdanchu.org)
Không chỉ dung chứa số nhà báo tồn tại theo lối “hai mặt”, mạng xã hội còn là nơi dung chứa một số người từng làm nghề báo nhưng đã bị cơ quan chủ quản thải hồi vì yếu kém trong đạo đức hoặc kỹ năng nghề nghiệp, nay bày trò “đánh lận con đen”. Và còn có một số đối tượng lên Facebook ngang nhiên sử dụng “danh xưng” nhà báo, khoe khoang từng làm việc tại tòa soạn nọ, đài truyền hình kia nhằm hù dọa, tạo ấn tượng về “tài năng, năng lực nghề nghiệp”. Chưa kể, một số người do yếu kém về nhận thức, về các vấn đề chính trị - xã hội, bị dư luận của mạng xã hội tạo áp lực để “dắt mũi”, đã vô tình “tiếp tay” cho các thế lực thù địch, cho đối tượng xấu qua việc tham gia ủng hộ xu hướng chống phá, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tham gia kiến nghị, và phản đối ban hành Luật An ninh mạng; kích động chống phá các trạm thu phí BOT giao thông; ngăn cản thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội; vào hùa tẩy chay một số doanh nghiệp trong nước...
>>Trương Châu Hữu Danh: Nhà báo sao lại cố tình ngụy tạo 'tào lao' về 'Vườn rau Lộc Hưng'
Thông tin phản cảm như hình ảnh một nhà báo bên nhiều cọc tiền lẻ, trên một ô-tô chuẩn bị đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy, đã tạo ra tác động và hệ lụy tiêu cực với những cái “like dạo” và comment (bình luận) ngợi ca từ người theo dõi trang cá nhân của anh ta. Trong bối cảnh các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam, đang ra sức tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, hình ảnh và nội dung xấu, độc, sai sự thật đăng tải trên facebook cá nhân của người làm báo không khác nào “miếng mồi ngon” để kẻ xấu lợi dụng. Bởi vậy, dễ hiểu tại sao, nhất cử nhất động trên một vài tài khoản Facebook của người làm báo lại luôn được BBC, RFA, SBTV, Người Việt... khai thác, tận dụng một cách tối đa.
Các sai phạm của một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực báo chí trên mạng xã hội gần đây cho thấy, đôi khi sự tiện dụng của trí tuệ nhân tạo bị lợi dụng, trở thành “sân chơi” cho những động cơ thiếu trong sáng: Sử dụng mạng xã hội, cụ thể là Facebook, Youtube như “sân sau”, rồi “bẻ cong bàn phím” để tiến hành hoạt động sai trái dưới danh nghĩa là “tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Trong số người làm báo suy thoái, biến chất này, có một số cây bút lâu năm, ít nhiều có uy tín, có kinh nghiệm, được dư luận trên mạng xã hội chú ý. Thậm chí, một số người từng nổi danh vì có những bài phóng sự điều tra chống tiêu cực. Song, thay vì sử dụng không gian mạng để chia sẻ thông tin, bài viết chất lượng cao, hay kinh nghiệm nghề báo với bạn bè, số nhà báo “hai mặt” này như muốn sử dụng uy tín nghề nghiệp, uy tín cơ quan chủ quản để biến trang mạng xã hội cá nhân của họ thành “chiến trường đánh đấm” theo đúng nghĩa đen, khi đăng tải vô số phát ngôn, thông tin tiêu cực, sai sự thật nhắm vào các tổ chức, tập đoàn kinh tế... nhằm mưu lợi cá nhân.
Đã có một số trang (fanpage), nhóm (group) được lập ra với mục đích để chia sẻ thông tin, kêu gọi sự đoàn kết của người làm báo vì mục tiêu cao cả là đi tìm sự thật cũng đã bị một số nhà báo lạm dụng để kết bè, kéo cánh và khủng bố, trù dập, công kích người không đáp ứng yêu cầu của họ, hoặc làm họ không vừa ý. Khi được thỏa mãn yêu sách, họ sẵn sàng “gỡ bài”, “xóa trạng thái”, thậm chí “trở bàn phím” ca tụng người trước đó còn bị họ hoạnh họe bằng thứ ngôn từ mạt sát nặng nề. Đáng quan ngại là trong khi mạng xã hội có khả năng lan truyền thông tin với tốc độ chóng mặt, thì khi cần, người tạo ra loại chủ đề đó lại có thể xóa bỏ dấu vết nhanh chóng. Cho nên, không ngẫu nhiên các mạng xã hội phổ biến hiện nay lại được mệnh danh như “con quái vật lan truyền tin giả”.
Trước những thách thức từ mạng xã hội đối với đạo đức báo chí, ngày 25-12-2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam (Quy tắc), có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Quy tắc được soạn thảo công phu, cẩn trọng, có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhà báo, nhà nghiên cứu uy tín được xem như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của báo chí thời đại kỹ thuật số, là sự bổ sung cần thiết cho 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đã được Hội Nhà báo Việt Nam ban hành. Đây là cơ sở quan trọng để Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp của Hội Nhà báo Việt Nam xử lý các hành vi sai phạm của người làm báo trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng. Trong đó, các khoản 02, 03, 04, 06 tại Điều 4 “Những việc/điều người làm báo không được làm khi tham gia mạng xã hội” là các quy tắc đặc biệt nghiêm minh, chặt chẽ, cần thiết.
Cụ thể, người làm báo Việt Nam tuyệt đối không được có những hành vi như: “Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác”; “Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác”; “Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội”; “Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ xúy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc”.
Trên thực tế, nếu người làm báo vi phạm các quy định nêu trên sẽ không chỉ vi phạm Luật Báo chí, mà còn vi phạm Bộ luật Hình sự, và Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra các quy định này là trực tiếp xác định tiêu chí đạo đức nghề nghiệp có tính chất răn đe, để hội viên không vi phạm. Có thể coi Quy tắc là văn bản đầu tiên mà một tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp ở Việt Nam đưa ra, để yêu cầu thành viên của mình thực hiện khi sử dụng mạng xã hội.
Không như những gì về Quy tắc mà các ý kiến thiếu thiện chí xuyên tạc, vu cáo đăng tải trên mạng xã hội, việc ban hành những quy định đối với phóng viên, nhà báo khi phát ngôn, thông tin trên mạng xã hội là công việc bình thường, quen thuộc với nhiều cơ quan báo chí trên thế giới. Chưa kể, nếu đi sâu vào chi tiết, nội dung Quy tắc được xem là phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí kỹ thuật số, nhất là so sánh với các chuẩn mực, quy tắc đạo đức báo chí (Journalism ethics and standards) đang hiện hành tại nhiều nước. Như Tổ chức mạng lưới đạo đức báo chí đã công bố 5 nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của người làm báo bao gồm: 1 - Sự thật và tính chính xác, 2 - Tính độc lập, 3 - Thái độ công bằng và vô tư, 4 - Tính nhân văn, 5 - Trách nhiệm.
Hay báo Washington Post (Bưu điện Oa-sinh-tơn) cũng quy định rõ: “Khi sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter... để đưa tin hay đăng tải thông tin đời sống cá nhân, chúng ta vẫn phải bảo đảm tính liêm chính của mình và luôn nhớ rằng: chúng ta vẫn là những nhà báo của tờ Washington Post (dù ở bất kỳ đâu). Các thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của phóng viên tờ Washington Post cần phải được xác minh bởi phòng biên tập tin tức... Mỗi bình luận và liên kết do chúng ta chia sẻ đều được coi là phát ngôn chính thức, bất kể thông tin đó được cài đặt ở chế độ quyền riêng tư...”.
Tương tự, Hãng tin AFP cũng công bố bản Hướng dẫn phóng viên của AFP sử dụng truyền thông xã hội gồm 4 chương: 1 - Quản lý trang cá nhân, 2 - Hướng dẫn cách hành xử khi đăng nhập tài khoản trực tuyến, 3 - Những nội dung được phép đăng tải, 4 - Đăng tải các nội dung của AFP. Văn bản của AFP nhấn mạnh: các nhà báo cần hiểu rằng họ phải quản lý các thông tin đăng tải trên Facebook, Twitter cá nhân, chịu trách nhiệm pháp lý trước các vấn đề phát sinh từ nội dung đó...
Thực tế cho thấy, những quy định về trách nhiệm đối với người làm báo khi tham gia mạng xã hội mà Washington Post và AFP là hai thí dụ cụ thể đã thể hiện quan điểm của các cơ quan báo chí trên thế giới về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trước thách thức từ không gian mạng. Dù có những khác nhau về tổ chức, cơ quan quản lý, chủ quản, điều hành... giữa báo chí Việt Nam và báo chí các quốc gia trên thế giới, thì những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo khi tham gia mạng xã hội về cơ bản không có khác biệt.
Rõ ràng, trong thời đại số và xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0, quyền thông tin, tự do thông tin là không thể ngăn cấm. Tuy nhiên với tư cách nhà báo, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ xã hội và đặc thù nghề nghiệp của mình, càng cần phải giữ gìn đạo đức, vững vàng quan điểm trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và tham gia thông tin. Với người làm báo Việt Nam, cùng với đó còn cần nắm vững, thấm nhuần các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền đúng, không chỉ qua bài viết mà còn cả khi tham gia mạng xã hội. Hơn lúc nào hết, mỗi người làm báo Việt Nam cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức nghiêm túc về trách nhiệm xã hội của mình. Quá trình đổi mới toàn diện hoạt động báo chí Việt Nam chỉ có thể đạt được khi mỗi người làm báo thật sự là công dân gương mẫu, thật sự là người vừa có trình độ chuyên môn, vừa có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, lành mạnh.
Việt Quang (Nhân dân)