(Tindautruongdanchu)-Lợi
dụng những quy chụp thiếu khách quan của bản phúc trình nhân dân, làng báo chí
thiếu thiện chí lại tiếp tục ‘la làng’ về nhân quyền ở Việt Nam.
Phúc trình nhân quyền 2019 - vẫn chiêu 'sói đội lốt cừu'
- Cảnh giác với chiêu trò của nhà đấu tranh dân chủ tung tin 'đập phá tịnh thất Sơn Linh Tự' để xin tiền ủng hộ
- Tinh thần tự tôn dân tộc trong văn hóa giữ nước Việt Nam
- Ông chủ blog 'dân làm báo' phối hợp với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 'ăn chặn' 50 nghìn Euro?
- Cái kết đắng của những kẻ 'ảo tưởng' thành lập 'Vương quốc Mông'
Ngày 17 tháng 01 năm 2019, RFA đài á châu tự do đưa tin tuyên truyền “Việt
Nam đã gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ
bản trong năm 2018”. Một trong những nội dung chủ yếu đưa tin phê phán “Chính
quyền Việt Nam
gia tăng đàn áp quyền con người”. Đây là luận điệu không có thật, bịa đặt vu
khống trắng trợn. Bởi lẽ:
RFA sao cứ phải 'la làng' về những tiêu chí thiếu khách quan, không đúng thực tế
Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
đậm các quyền cơ bản của con người và gắn quyền con người với quyền của dân
tộc: “các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Người nhắc đến Tuyên ngôn Độc lập
của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp để khẳng định
rằng những giá trị quyền con người đó cũng phải được áp dụng cho mọi người dân,
mọi dân tộc, kể cả ở các nước thuộc địa. Người dân Việt Nam , dân tộc Việt Nam cũng có quyền bình đẳng như bất
cứ dân tộc nào khác trên thế giới.
Những nỗ lực đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc trong
nhiều thập kỷ của Việt Nam không nằm ngoài mục đích bảo đảm cho mọi người dân
Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người, trong đó có quyền được
sống trong hòa bình, độc lập, tự do và quyền được quyết định vận mệnh, con
đường phát triển của mình. Chính vì vậy, thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc
lập của Việt Nam đã truyền cảm hứng, khích lệ cho cuộc đấu tranh của hàng chục
quốc gia ở châu Phi, Mỹ La tinh trong những năm 1960, 1970.
Vươn lên từ các cuộc chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây
dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà trước hết là xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải thiện, nâng cao hệ thống pháp luật về quyền
con người. Việc thông qua Hiến pháp 2013 với một chương riêng về “Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ công dân”, và sau đó chỉ trong vòng 4 năm, thông qua
hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền con người, là những nỗ
lực hết sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên
thực tế quyền con người, quyền công dân. Cùng với những bước tiến đó là việc
không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm
tốt hơn quyền con người. Mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế
- xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về
người dân và phục vụ người dân.
Những nỗ lực đó đã mang lại những kết
quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Việt Nam
là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDG) và đang triển khai hiệu quả
các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Trong nhiều năm liền, Việt Nam duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế
trên 6%, trong khi vẫn chú trọng phát triển xã hội, giảm mạnh tỷ lệ nghèo xuống
5,2% năm 2016, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều xuống 7,69% năm 2017. Quyền giáo dục,
y tế, nhà ở đều được cải thiện mạnh mẽ, trong đó 63 tỉnh thành đã phổ cập giáo
dục mầm non và phổ cập giáo dục tiểu học. Quyền bình đẳng giới không ngừng tiến
bộ với tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên
dưới 27%, tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực. Đời sống tín ngưỡng, tôn
giáo ngày càng phát triển phong phú với hàng ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo
diễn ra hàng năm. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng
internet tăng nhanh nhất thế giới, với hơn 60 triệu người sử dụng internet.
Cùng với những thành tựu nêu trên,
Việt Nam cũng luôn nỗ lực đóng góp tích cực vào những giá trị chung, tích cực
và tiến bộ của nhân loại về quyền con người. Việt Nam tham gia tích cực vào các diễn
đàn liên quan đến quyền con người của Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế khác.
Tại các diễn đàn này, Việt Nam đã chủ động đưa ra và được cộng đồng quốc tế
hoan nghênh các sáng kiến về quyền con người, đặc biệt về nội dung liên quan
đến bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, những người chịu tác động
của biến đổi khí hậu. Năm 2016 và 2018, Việt Nam đã chủ trì giới thiệu và được
Hội đồng nhân quyền thông qua 2 nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu đối
với quyền trẻ em và đối với quyền phụ nữ.
Việt Nam cũng luôn nghiêm túc trong thực thi các cam kết quốc tế về
quyền con người, trong đó có việc thực thi 7/9 công ước quốc cơ bản về quyền
con người mà Việt Nam là thành viên, các cam kết theo cơ chế Rà soát định kỳ
phổ quát (UPR) của Liên Hợp Quốc. Vừa qua, Việt Nam đã nộp Hội đồng nhân quyền báo
cáo quốc gia UPR chu kỳ III và dự kiến sẽ tham gia phiên đối thoại với các quốc
gia thành viên Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2019. Báo cáo quốc gia của Việt Nam đã
cập nhật những nỗ lực trong hoàn thiện pháp luật, chính sách về quyền con
người, thành tựu bảo đảm quyền con người trong thực tiễn, đồng thời thông tin,
chia sẻ về kết quả thực hiện các khuyến nghị.
Trong thời gian tới, để bảo đảm tốt
nhất quyền cho mọi người dân, Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thiện nhà nước pháp
quyền, củng cố nền tảng pháp lý và chính sách liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người. Trong đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Chính phủ
kiến tạo vì người dân”, cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ
công, ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, phát huy dân chủ và nâng cao hiệu lực
của bộ máy Nhà nước. Việt Nam cam kết đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các Mục
tiêu phát triển bền vững, chú trọng các chính sách giảm bền vững nghèo đa
chiều, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực địa lý, các nhóm dân cư,
trong đó đặc biệt chú trọng các nhóm dễ bị tổn thương.
Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực quyền
con người, cùng với các quốc gia trên thế giới đóng góp và làm giàu những giá
trị của nhân loại về quyền con người, làm sống động tinh thần của Tuyên ngôn
nhân quyền quốc tế trong thế kỷ XXI.
Như vậy, những chính
sách về quyền con người ở Việt Nam luôn được bảo vệ, đã được nhân dân Việt Nam
và bạn bè quốc tế ghi nhận, đây là minh chứng để bác bỏ những luận điệu tuyên
truyền, xuyên tạc sai sự thật trắng trợn của RFA đài châu á tự do đưa tin cho
rằng: “Việt Nam đã gia tăng chính
sách đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2018”. Mọi người cần tỉnh táo, khi tiếp
nhận và sàng lọc những thông tin tuyên truyền vu khống trắng trợn, kiên quyết
đấu tranh, bác bỏ luận điệu chống phá đất nước của các thế lực thù địch./.
Đình Đồng
RFA-đài châu á tự do đưa tin hoàn toàn quy chụp thiếu căn cứ, đó là luận điệu của kẻ phản động chống phá, chúng ta hay kiên quyết ngăn chặn với nhưng kẻ phản quốc ăn cháo đái bát này
ReplyDelete