(Tindautruongdanchu)-Để
chống phá cách mạng Việt Nam, một trong những thủ đoạn của những thế lực thù địch
đó là lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, đưa ra những nhận định, đánh giá sai
về sự thật ở Việt Nam.
Đáp lại quan điểm của luật sư Lê Công Định: Không hiểu gì về 'sở hữu toàn dân'!
Mới
đây, ngày 17-01-2019, Tổ chức Theo dõi nhân quyền
(Human Rights Watch - HRW), trong bản
“Phúc trình toàn cầu 2019” đã cho rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam “xuống
cấp nghiêm trọng”; Việt Nam “xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản như
quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập
hội và nhóm họp, quyền tự do thực hành tôn giáo”...
RFA sao cứ phải 'la làng' về những tiêu chí thiếu khách quan, không đúng thực tế
Trước
hết, cần khẳng định ngay rằng việc làm của HRW là can thiệp thô bạo vào công việc
nội bộ của Việt Nam, vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định: “Hiến chương này hoàn
toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất
thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành
viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy
định của Hiến chương”. Điều này được hiểu là: không một quốc gia nào, tổ chức,
cá nhân nào có quyền được can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; vấn đề
của quốc gia nào thì quốc gia đó phải tự giải quyết trên cơ sở luật pháp, văn
hóa của quốc gia đó và phù hợp với thông lệ quốc tế. Vậy HRW có quyền gì mà đưa
ra những đánh giá như vậy đối với Việt Nam?
“Phúc
tình toàn cầu nhân quyền 2019” của HRW, thực sự không vì nhân quyền ở Việt Nam.
Những tiến bộ của Việt Nam được nhìn nhận bởi các tổ chức quốc tế, các tổ chức
của Liên hợp quốc thông qua các đánh giá như của UNDP vào tháng 10-2018: “Việt Nam đang có nhiều tiến bộ về phát triển con người
và giảm nghèo đa chiều, ...”, “Việt
Nam có thể tự hào về tiến bộ đạt được trong giảm nghèo đa chiều, giúp 6 triệu
người thoát nghèo trong 4 năm, từ năm 2012 đến năm 2016, theo chuẩn nghèo đa
chiều quốc gia”, ....; ngài Scott Ciment, cố vấn chính sách về pháp quyền của
UNDP tại Việt Nam cho rằng: “Tôi cho rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
đáng tự hào trong lĩnh vực nhân quyền. Các hoạt động hợp tác quốc tế về quyền
con người cũng được Việt Nam đẩy mạnh... Điều này cho thấy Việt Nam luôn cầu
thị, nghiêm túc trong việc thực hiện và đảm bảo quyền con người cho công dân
nước mình”.
Thực tế, uy tín, vị thế, hình ảnh, tiếng nói của Việt Nam
ngày càng được tăng cường, nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam đã được tín
nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như: Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009, Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ
2014-2016, Hội đồng Kinh tế-Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Chấp hành
UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019.... Nếu nhân quyền
ở Việt Nam đúng như HRW đánh giá, thì liệu Việt Nam có được bầu vào các cơ quan
đó của Liên hợp quốc hay không?
Sự thực, Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam luôn coi
trọng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trong bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9-1945, đã khăng định “Tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”. Điều đó cũng khẳng định rằng quyền con người ở
mỗi quốc gia, dân tộc chỉ thực sự được bảo đảm khi gắn liền với quyền độc lập,
tự do của quốc gia, dân tộc đó.
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam luôn quan tâm đến quyền con người, chăm
lo cho đời sống của đông đảo nhân dân lao động, thông qua việc tham gia các
công ước quốc tế, thông qua việc điều chỉnh, xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật,... như: Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế về
quyền con người với 7 trên 9 điều ước quốc tế về quyền con người cơ bản được
thực hiện; công ước chống tra tấn; công ước về quyền của người khuyết tật,....
Gần đây, những điều chỉnh trong Bộ luật Hình sự, Luật Dân sự và nhiều luật khác
cũng là những bước tiến lớn trong việc đảm bảo nhân quyền.
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” khẳng định Việt
Nam luôn kiên trì, nỗ lực bảo đảm “quyền sung sướng và quyền tự do” cho dân tộc
Việt Nam. Những nhận định khiên cưỡng, sai trái của HRW đối với nhân quyền ở Việt
Nam là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, đi ngược lại với xu thế thời đại và
phản ánh không đúng với thực tế ở Việt nam.
Nguyễn
Minh
Nhân quyền tức là mang lại tự do cho đất nước, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Điều đó được Đảng Cộng sản Việt Nam là mục tiêu sống còn.
ReplyDeleteNhân quyền ở Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam quyết định. HRW không có quyền đánh giá nhân quyền ở Việt Nam.
ReplyDeleteThành quả của cách mạng ở Việt Nam hơn bảy mươi năm qua (từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời) là câu trả lời hùng hồn cho những kẻ lẻo mép.
ReplyDelete