Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, February 17, 2019 , 3 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Để đảm bảo cảnh quan cũng như giữ gìn nét đẹp truyền thống thờ cúng tổ tiên tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, việc di dời 'lư hương' ở chân tượng đài Trần Hưng Đạo là điều cần thiết và nên làm nhưng những kẻ luôn làm vấy bẩn đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tục thờ cúng tổ tiên lại 'lu loa' một cách vô văn hóa.


Trương Duy Nhất liệu có 'mất tích' ?


Hàng ngàn năm lịch sử tục thờ cúng tổ tiên của người Việt gắn liền với văn hóa làng xã và tạo nên một một nét đẹp trong văn hóa bản sắc tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không phải cứ 'bát hương, lập ban thờ' là chúng ta thực hiện thờ cúng tổ tiên theo đúng bản sắc văn hóa tâm linh của người Việt và cũng không nhất thiết phải 'mâm cao, cỗ đầy', đồ thờ sơn son thiếp vàng... mới được công nhận là 'báo hiếu', 'tri ân'.



RFA lại vô lối 'can thiệp' vào hoạt động văn hóa của người dân Việt Nam. Việc di dời lư hương là cần thiết vì đây không phải là nơi thờ tự, hoạt động tín ngưỡng mà là tượng đài gắn liền với đường phố và cảnh quan kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh



Nói về việc di dời 'lư hương' ở chân tượng đài Trần Hưng Đạo đó cũng là một điều cần thiết để tôn trọng và để tri ân. Bởi lẽ, tượng đài Trần Hưng Đạo bản thân là tượng đài chứ không phải là nơi thờ tự riêng hoặc chung với một quần thể thờ tự khác. Nếu để 'lư hương' vô hình chung chúng ta lại biến một 'tượng đài' vừa để giáo dục, nhắc nhở vừa để tạo dựng cảnh quan văn hóa sẽ thành nơi thực hiện tín ngưỡng thờ cúng và làm mất đi giá trị của 'tượng đài' ở khu vực đường phố. Người dân vui mừng vì năm nay, tượng đài Trần Hưng Đạo được trả lại không gian của một tượng đài không còn là nơi để cho những ai 'cuồng tín' đến hoạt động mê tín dị đoan. 


Chỉ có những kẻ 'bất nhân, bất lương, bất  kính' mới xuyên tạc, chửi bới khi Thành phố có quyết định di dời lư hương để đảm bảo đúng nghĩa 'tượng đài. Biết bao năm qua, tượng đài này đã bị đám người thiếu văn hóa làm ô uế, gây mất trật tự. Thử hỏi các nhà đấu tranh khoác áo dân chủ là có nhà đấu tranh dân chủ nào giám mang di ảnh cha, ông của mình ra đường để thờ không ? và cũng có quốc gia nào, nơi nào cho phép thờ cúng ở ngoài đường chưa ?


Những năm qua, làng đấu tranh dân chủ vẫn lợi dụng nét đẹp văn hóa truyền thống này đến chân tượng đài Trần Hưng Đạo (Thành phố Hồ Chí Minh) và Lý Thái Tổ (Hà Nội) làm ô uế nơi linh thiêng. Đám người này cười nói ầm ĩ, thắp hương tùm lum, khấn vái,... thậm chí còn gây mất vệ sinh cảnh quan môi trường và mất trật tự an toàn. Bất kỳ một lý do gì, tưởng niệm một sự kiện nào của lịch sử Việt Nam đám người này đều kéo nhau đến đây để 'bày đặt tri ân' gây phản cảm, ảnh hưởng đến hoạt động trong khu vực.


>>Hành vi phản văn hóa của những nhà dân chủ khi tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma

>>Trả lại không gian văn hóa cho tượng đài Lý Thái Tổ: Đám ô hợp Nguyễn Quang A thất bại trước người phụ nữ Thủ đô
>>Thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc đảm bảo văn hóa nơi tượng đài Vua Lý Thái Tổ



Sáng nay 17/2/2109 cũng vậy, để tượng niệm những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh 10 năm bảo vệ Tổ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979-1989, đám người này cũng đã có kế hoạch đến tượng đài Lý Thái Tổ để 'bày đặt tri ân' nhưng vì nơi đây đã được đảm bảo, bảo vệ nghiêm ngặt không cho phép bất kỳ hành vi phản văn hóa, hay vi mê tín dị đoan nên đám người này lại kéo nhau đến trước của đền Ngọc Sơn để bày trò 'tri ân-tưởng nhớ'. 

Hành vi của Nguyễn Chí Tuyến cùng đám khoác áo đấu tranh dân chủ ngày hôm nay tại cửa đền Ngọc Sơn cho thấy sự phản văn hóa, làm ô uế nơi linh thiêng, nơi thờ tự khi hắn múa may, quay cuồng, tay cầm giấy mồm thì gào thét. Bên cạnh đó, đám khoác áo dân chủ kẻ nói, người cười người thì tay chắp mắt nhắm kẻ thì hô hố cười hay thậm chí còn ăn uống; trang phục thì đủ loại tạp nham... Nhiều người dân Thủ đô đi qua hiếu kỳ cũng dừng lại xem và ngao ngán 'lắc đầu'. Họ băn khoăn không biết đây có phải là 'đám thầy cúng' mới về đây để 'lên đồng' ở đền Ngọc Sơn.


Phải chăng, cứ cúng bái, nhảy múa như Nguyễn Chí Tuyến cùng những kẻ khoác áo dân chủ như vậy là tri ân, là tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ? Cũng giống như một số người Việt Nam hiện nay lạm dụng tín ngưỡng cúng bái như hiện tượng dâng sao giải hạn thì liệu phật pháp nào phù hộ ? 



Nguyễn Chí Tuyến cùng đám ô hợp tay cầm giấy, múa may hét loạn ở cửa đền Ngọc Sơn. Một hành vi phản văn hóa tín ngưỡng cần dẹp bỏ


Như chúng tôi đã đề cập, tục thờ cúng tổ tiên, tri ân người có công với đất nước là một nét đẹp truyền thống cần lưu giữ và giữ gìn nhưng không được phép lạm dụng hay làm một điều gì đó ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp này. 


Cha ông ta vẫn nói 'ăn tùy nơi, chơi tùy chốn', 'Phật tại tâm' -nên không phải chỗ nào chúng ta cũng ăn, cũng chơi, chỗ nào cũng thờ, cũng cúng mà cần thờ cúng đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc và có văn hóa. Đối với các liệt sĩ đã hy sinh phải chăng chúng ta 'thiếu chỗ tri ân' và 'thiếu cách làm để tưởng niệm' thay vì 'bày đặt đến những nơi không đúng, nơi đông dân cư để phô bày một cách thái quá'? 


Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền vẫn thiết thực với những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, dâng hương, tưởng niệm đúng dịp, đúng nơi và đúng chỗ. Mọi hoạt động đều diễn ra trang trọng, uy nghiêm điều này không chỉ bày tỏ tri ân của nhân dân Việt Nam đến những người đã hy sinh cho Tổ quốc mà còn giáo dục truyền thống tốt đẹp đến các thế hệ mai sau.


Song, việc làm của các nhà khoác áo đấu tranh dân chủ dường như 'ngược lại' với truyền thống ấy, ở những nơi cần tri ân, cần dâng hương thì không đến, không làm mà cứ đến những nơi linh thiêng khác để bày trò. 


Vào đúng ngày 17/2/2019 biết bao bà mẹ có con đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 79 vẫn chỉ biết âm thầm thắp nén hương trên bàn thờ gia tiên mà chưa biết con mình vẫn đang ở nơi đâu, biết bao nhiêu liệt sĩ đã được về nghĩa trang và nghĩa trang vẫn rộng chỗ để tưởng niệm nhưng sao không thấy nhà đấu tranh khoác áo dân chủ nào thể hiện tri ân tưởng niệm dù chỉ là một nén hương được thắp đúng chỗ, đúng nơi. Liệu, các nhà đấu tranh khoác áo dân chủ 'bày trò lên đồng' ở cửa đền Ngọc Sơn hôm nay có thấy hổ thẹn với lương tâm khi 'bày trò lên đồng' như vậy và có tận thấy được nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ đã hy sinh khi họ biết rằng con họ đã hy sinh cho Tổ quốc này nay lại bị lợi dụng, bị đem ra để các nhà đấu tranh khoác áo dân chủ 'làm trò'...


Những hành vi phản cảm, phản văn hóa của những kẻ khoác áo dân chủ cần phải lên án chứ không khuyến khích và chính quyền các cấp cần phải có quy chế về hoạt động văn hóa tín ngưỡng ở những nơi công cộng, những nơi có tượng đài. Đối với những nơi thờ tự cần nhắc nhở những người đến thăm, viếng tuân thủ theo nội quy nhằm đảm bảo văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt.


Mộc Lan

Tags:
  1. ai quay lưng với văn hóa tín ngưỡng, ai quay lưng với tiền nhân ...?

    ReplyDelete
  2. Cần lắm những quy chế, quy định để hoạt động tưởng niệm, tri ân giữ được truyền thống dân tộc và được giữ gìn muôn đời sau

    ReplyDelete
  3. Một lũ hề nhảy múa kiếm cơm... không biết nhục

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X