Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, March 26, 2019 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Để thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người, Việt Nam đã tham gia 7 trong tổng số 9 Công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người và một số Nghị định thư của các Công ước này. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia nhiều công ước quốc tế khác có nội dung liên quan đến việc ghi nhận, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Ngày 16-12 Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch, viết tắt: HRW) công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC). Sau khi xem xét, nghiên cứu những nội dung Báo cáo mà HRW đệ trình cho thấy, những cáo buộc của tổ chức phi chính phủ này là hoàn toàn phi lý, thiếu khách quan và đi ngược lại xu thế hợp tác, hòa bình, phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế.

Luật sư Ngô Ngọc Trai thừa nhận Hà Văn Nam gây rối và xin được 'thông cảm'!


Báo cáo của tổ chức này cho rằng: “Kể từ năm 1954 cho đến hiện tại, Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Đại biểu Quốc hội hầu hết là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam được chọn lựa vào. Tòa án và các bộ, ngành đều dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam…”? Họ cũng lờ đi tình hình thực tế là, trong Hiến pháp, văn bản luật, pháp lệnh ở Việt Nam đều nhấn mạnh quyền con người, trong đó có những văn bản hết sức quan trọng như Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự...

RFA loan tải nhiều thông tin thiếu thiện chí, không đúng sự thật đang diễn ra


Đây đều là những báo cáo hoàn toàn sai sự thật. Ở nước ta các quyền bầu cử, ứng cử luôn được quy định trong Hiến pháp và Luật. Cụ thể Hiến pháp năm 2013 khẳng định, nêu rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính chị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14). Các quyền cơ bản như: quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, quyền và cơ hội bình đẳng giới… đều được nhất quán trong hệ thống quy phạm pháp luật và điều chỉnh, thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.

Mọi người dân đều có quyền ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc Hội. Việc lựa chọn ai đều do người dân thông qua lá phiếu bầu cử của mình quyết định. Và thực tế là, trong Quốc Hội có đa dạng thành phần, có đại biểu là đảng viên, có đại biểu ngoài đảng, có đại biểu là chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc khác nhau… Quốc hội là cơ quan của dân, vì dân, do dân quyết định. Với thực tế như vậy, những cáo buộc trên của HRW là không khách quan và xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam.

Cùng với bản báo cáo quy chụp, phi lí này thì ngày 22/01/2019, tại Geneva, Thụy Sĩ các NGO thuộc mạng lưới Không gian Nhân quyền (HRS) tổ chức cái gọi là Hội nghị kiểm điểm nhân quyền Việt nam lần thứ hai và có sự tham gia của "Nhóm làm việc UPR 2019", bao gồm các tổ chức, cá nhân chống đối thân Việt Tân như Lao Động Việt, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân và COSUNAM; cùng 5 tổ chức nước ngoài hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là RSF và ACAT. Đám người nhà của Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Tôn... tổ chức họp kiểm điểm lại nhân quyền ở Việt Nam lần thứ hai. Tuy nhiên xét lại vấn đề vừa nêu ra thì cái phiên kiểm điểm về nhân quyền lần thứ hai ở trên chỉ là trò hề, là hình thức; là cách mà đám chống đối bên ngoài đang tự sướng với nhau và quan trọng nhất là giải ngân nguồn tiền chúng nhận được từ những người nhẹ dạ cả tin. 

Song song với đó chúng còn đăng các bài báo đòi xét lại nhân quyền ở nước ta như :  HRW: Nhân quyền Việt Nam 'xuống cấp nghiêm trọng,Việt Nam: Gia tăng đàn áp nhân quyền… đây đều là nhừng bài viết sai sự thật, luận điệu quy chụp, sai trái nhằm lôi kéo kích động nhân dân.

Trong 2 ngày 21 và 22-3 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 29 Nghị quyết tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 40. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva làm Trưởng đoàn.

Tại khóa họp, đoàn Việt Nam tích cực đóng góp xây dựng nội dung nhiều dự thảo nghị quyết, tham gia đồng bảo trợ 3 nghị quyết về quyền lương thực, quyền văn hóa, tác động của nợ nước ngoài và các ràng buộc tài chính quốc tế khác đối với việc thụ hưởng quyền con người.

Đại sứ Dương Chí Dũng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chủ nghĩa đa phương, phiên đối thoại với Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực, phiên thảo luận về tình hình nhân quyền Myanmar, về quyền của người khuyết tật.

Trước đó, ngày 14/3/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo thường niên về nhân quyền năm 2018, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Tuy đã ghi nhận những thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2018 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chứa đựng một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế của Việt Nam.

Những quyền tự do cơ bản của công dân Việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế. Nỗ lực của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Về kinh tế xã hội, trong năm 2018, tổng thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người/năm tiếp tục tăng; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,35% (giảm 1,35% so với năm 2017); 87,7% người dân được bảo hiểm y tế (tăng 2,31% so với năm 2017); năm học 2018-2019, cả nước có hơn 23,5 triệu học sinh, sinh viên tăng hơn 1 triệu so với năm học trước; gần 70% dân số sử dụng Internet với trung bình 7 tiếng truy cập mỗi ngày/người; hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo được tổ chức.

Ngày 25/1/2019, Nhóm làm việc về Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo về kết quả Rà soát của Việt Nam. Được sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) vào tháng 5/2019.

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ trong các khuôn khổ hiện có về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước”.

Từ những điều trên bản thân chúng ta phải thấy rằng các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ này trong nhiều năm qua là để thúc đẩy “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “xã hội dân sự” ở Việt Nam… Đây là âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam, cần phải cảnh giác, đấu tranh. Tránh nhẹ dạ, cả tin để các thế lực thù địch lôi kéo, kích động, biểu tình, hay có những hành động, phát ngôn vượt quyền đi ngược lại với các chủ trương, chính sách của Đảng, vi phạm Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước.


Công Chung (Tổng hợp)

Tags:
  1. Việt Nam thuộc 10 quốc gia không có xung đột trên thế giới, nền an ninh chính trị được giữ vững có được điều đó là vì quyền lợi của mọi người dân luôn bình đẳng trươc pháp luật. Nền an ninh chính trị dduojc giữ vững đó là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X