Cũng như nhiều nước, tình trạng bạo lực học đường ở Mỹ cũng phổ biến. Tuy nhiên, Mỹ khác các nước khác ở chỗ có một số vụ bạo lực học đường liên quan tới súng đạn.
>>Bạo lực học đường – Vấn nạn không chỉ của Việt Nam: Châu Á căng mình đối phó vấn nạn bạo lực học đường (bài 1)
>>Bạo lực học đường – Vấn nạn không chỉ của Việt Nam: Tảng băng bạo lực học đường ở châu Âu (bài 2)
Một nghiên cứu mới đây cho thấy 1/3 số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Mỹ bị bạo lực học đường dưới nhiều hình thức. Theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận YouthTruth thực hiện năm 2018 với 160.000 học sinh trung học ở 27 bang, tỷ lệ 1/3 nói trên cho thấy bạo lực học đường tăng so với 2 năm trước đó.
Nghiên cứu cho thấy học sinh trung học cơ sở có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn học sinh trung học phổ thông. Gần 40% học sinh trung học cơ sở cho biết bị bắt nạt. Tỷ lệ này ở học sinh trung học phổ thông là 27%. Đáng lưu ý, tỷ lệ bắt nạt ở mức cao ở các trường có đa số học sinh là người da trắng. Học sinh da màu trong các trường này bị bắt nạt ngày càng nhiều.
Mới đây nhất, ngày 3/4, một học sinh da màu ở New York đã bị bạn học đá thẳng vào mặt tại trường. Đó là cậu bé Marquese Dukes 14 tuổi, một học sinh danh dự hạng A. Dukes bị đánh tới mức bị choáng nặng và phải nhập viện. Bà Hope Dukes, mẹ của học sinh nói trên cho biết: “Con trai tôi bị đánh. Từ tháng 10/2018, tuần nào tôi cũng gửi thư cho trường ít nhất một lần để nói về tình trạng con bắt nạt”.
Bắt nạt và súng đạn
Đáng lưu ý, một số vụ bạo lực học đường của Mỹ gắn với súng đạn. Theo tờ The Conversation, với giới trẻ ở độ tuổi đi học, tiếp cận súng có thể làm gia tăng rủi ro trở thành nạn nhân của súng hoặc trở thành người có hành vi bạo lực, như tự tử hoặc giết người. Giới trẻ có thể tiếp cận súng ở trường học, nhà bạn bè hoặc nơi khác. Cho dù ở đâu thì tiếp cận súng cũng khiến các em dễ bị thương hoặc dính líu tới một hành vi phạm tội.
Bằng chứng cho thấy học sinh bị bạn bắt nạt dù là ở trường hay trên mạng thì cũng đặc biệt dễ bị tổn thương với bạo lực súng đạn. Học sinh bị bắt nạt có xu hướng mang súng nhiều hơn những học sinh không bị bắt nạt.
Một nghiên cứu gần đây đã kiểm tra về khả năng học sinh bị bắt nạt tiếp cận súng mà không được người lớn cho phép. Người được hỏi là học sinh từ 12 đến 18 tuổi. Các em được hỏi về những gì đã trải qua trong năm học hiện tại liên quan tới tình trạng bắt nạt, an ninh học đường, tiếp cận vũ khí và chất cấm, băng nhóm học đường.
Trong số 10.704 học sinh trả lời, có 4% cho biết có thể tiếp cận súng đã có đạn mà không cần người lớn cho phép. Con số này là cao và đáng quan ngại sâu sắc trong bối cảnh Mỹ thường xuyên xảy ra xả súng trong trường học. Đáng lo ngại hơn khi những học sinh có thể tiếp cận súng bị bạn học bắt nạt.
Kết quả nghiên cứu trên không có nghĩa là tình trạng bắt nạt khiến học sinh tiếp cận súng, cũng không có nghĩa là tiếp cận súng dẫn tới tình trạng bắt nạt. Kết quả chỉ ra rằng giới trẻ bị bắt nạt có xu hướng tiếp cận súng nhiều hơn, khiến các em gặp rủi ro đặc biệt cao trong tự gây thương tích và gây thương tích cho người khác.
Bạo lực súng đạn làm hàng nghìn người thương vong mỗi năm ở Mỹ. Các nhân tố như hiện diện băng nhóm trong trường học, thói quen cất giữ súng của bố mẹ và tình trạng bị bắt nạt tại trường có thể ảnh hưởng tới bạo lực súng đạn ở học sinh tuổi 12 đến 18.
Bắt nạt tại trường là một mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Trẻ bị bắt nạt dễ bị trầm cảm, lo lắng, cô đơn và tự trọng thấp. Các em sẽ bị thương, có thể tự tử và sử dụng chất cấm.
Hai vấn đề nghiêm trọng nói trên cần được giải quyết và cần là một phần trong đối thoại quốc gia về tình trạng bắt nạt. Tất nhiên, trường học không phải lúc nào cũng có cả chục học sinh nhét súng trong ba lô đi học hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải hiểu học sinh nào dễ tiếp cận súng nhất và dễ mang theo súng nhất để có thể có biện pháp can thiệp và ngăn chặn các em sử dụng bạo lực súng đạn tại trường học.
Tình trạng bắt nạt và tiếp cận súng trong giới trẻ có thể kiểm soát được và ngăn chặn thông qua các chiến dịch giáo dục, đối thoại trong trường học, gia đình và cơ sở y tế. Nghiên cứu những nhân tố này có thể giúp các nhà chức trách tập huấn cho cha mẹ của học sinh bị bắt nạt, dạy học cách cất giữ súng an toàn và nói chuyện với con cái về súng đạn.
Giải quyết bạo lực học đường bằng kỹ năng cảm xúc-xã hội
Theo trang USNews, trong nhiều thập kỷ qua, người ta thường cho rằng bắt nạt là một phần của quá trình trưởng thành, rằng cha mẹ và giáo viên không cần quá lo lắng về tình trạng học sinh bắt nạt lẫn nhau.
Tuy nhiên, xét những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tâm lý mà tình trạng bắt nạt hay bạo lực học đường gây ra, người lớn không thể làm ngơ và cần phải đảm bảo mọi trẻ em tới trường hàng ngày mà không sợ bị bạn bè gây thương tích về thể xác và cảm xúc.
Nghiên cứu về tình trạng bắt nạt cho thấy có nhiều bằng chứng về tầm quan trọng của việc giúp học sinh phát triển kỹ năng cảm xúc-xã hội để giảm tình trạng bắt nạt và giúp trẻ thành công trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Nhiều học giả cho rằng việc thể hiện cảm thông với người khác cũng quan trọng như việc học môn đại số.
Tuy nhiên, giúp học sinh phát triển kỹ năng cảm xúc-xã hội có thể là thách thức với một số trường học. Ban giáo hiệu trường học chịu áp lực lớn trong nâng cao thành tích học tập của học sinh nên quá nhiều trường bỏ qua việc dạy về cảm xúc và xã hội. Hơn nữa, kỹ năng này có thể hơi mơ hồ nên nhiều giáo viên không được hướng dẫn về việc dạy cái gì và như thế nào để phòng ngừa tình trạng bắt nạt.
Cách đây vài năm, một nhóm trường Đại học Virginia đã phát triển một giải pháp ngăn chặn tình trạng bắt nạt quy mô toàn trường nhằm nâng cao môi trường học đường và hành vi của học sinh. Biện pháp này nhằm vào toàn trường và mọi cán bộ giáo viên trong trường đều tham gia vào quá trình thực hiện, đặt ra những chuẩn mực rõ ràng cho hành vi học sinh trong giao tiếp hàng ngày ở trường. Giáo viên sẽ giúp học sinh gặp rắc rối trong tuân thủ các chuẩn mực. Điều này có nghĩa là trường học nỗ lực ngăn chặn tình trạng bắt nạt trước khi nó xảy ra, phát hiện sớm để ngăn chặn thay vì thả lỏng và để nó tự do phát triển.
Một điểm mạnh của khung là hỗ trợ cụ thể cho cả nạn nhân và thủ phạm bắt nạt. Các em sẽ được tư vấn riêng và theo nhóm để phát triển kỹ năng cảm xúc-xã hội, phát triển sự cảm thông và biết cách đối mặt thách thức.
Cách tiếp cận nói trên có tác dụng. Những trường áp dụng khung của Đại học Virginia có môi trường học đường tốt hơn và ít học sinh bị kỷ luật hơn. Các vụ bắt nạt cũng thấp hơn nhiều.
Dù một biện pháp không thể giải quyết mọi hình thức bắt nạt tại trường học, nhưng qua biện pháp này, có thể khẳng định rằng người lớn ngăn chặn được tình trạng bắt nạt bằng cách dạy trẻ em kỹ năng cảm xúc-xã hội. Nói cách khác, khi người lớn hiểu và quan tâm tới vấn đề bắt nạt, họ sẽ biết cách ngăn chặn nó.
Thùy Dương/Báo Tin tức
>>Bạo lực học đường – Vấn nạn không chỉ của Việt Nam: Châu Á căng mình đối phó vấn nạn bạo lực học đường (bài 1)
>>Bạo lực học đường – Vấn nạn không chỉ của Việt Nam: Tảng băng bạo lực học đường ở châu Âu (bài 2)
Một nghiên cứu mới đây cho thấy 1/3 số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Mỹ bị bạo lực học đường dưới nhiều hình thức. Theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận YouthTruth thực hiện năm 2018 với 160.000 học sinh trung học ở 27 bang, tỷ lệ 1/3 nói trên cho thấy bạo lực học đường tăng so với 2 năm trước đó.
Nghiên cứu cho thấy học sinh trung học cơ sở có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn học sinh trung học phổ thông. Gần 40% học sinh trung học cơ sở cho biết bị bắt nạt. Tỷ lệ này ở học sinh trung học phổ thông là 27%. Đáng lưu ý, tỷ lệ bắt nạt ở mức cao ở các trường có đa số học sinh là người da trắng. Học sinh da màu trong các trường này bị bắt nạt ngày càng nhiều.
Học sinh Marquese Dukes phải nhập viện vì bị bạn đánh. Ảnh: Pix 11
Mới đây nhất, ngày 3/4, một học sinh da màu ở New York đã bị bạn học đá thẳng vào mặt tại trường. Đó là cậu bé Marquese Dukes 14 tuổi, một học sinh danh dự hạng A. Dukes bị đánh tới mức bị choáng nặng và phải nhập viện. Bà Hope Dukes, mẹ của học sinh nói trên cho biết: “Con trai tôi bị đánh. Từ tháng 10/2018, tuần nào tôi cũng gửi thư cho trường ít nhất một lần để nói về tình trạng con bắt nạt”.
Bắt nạt và súng đạn
Đáng lưu ý, một số vụ bạo lực học đường của Mỹ gắn với súng đạn. Theo tờ The Conversation, với giới trẻ ở độ tuổi đi học, tiếp cận súng có thể làm gia tăng rủi ro trở thành nạn nhân của súng hoặc trở thành người có hành vi bạo lực, như tự tử hoặc giết người. Giới trẻ có thể tiếp cận súng ở trường học, nhà bạn bè hoặc nơi khác. Cho dù ở đâu thì tiếp cận súng cũng khiến các em dễ bị thương hoặc dính líu tới một hành vi phạm tội.
Bạo lực học đường ám ảnh nhiều học sinh. Ảnh: Getty)
Bằng chứng cho thấy học sinh bị bạn bắt nạt dù là ở trường hay trên mạng thì cũng đặc biệt dễ bị tổn thương với bạo lực súng đạn. Học sinh bị bắt nạt có xu hướng mang súng nhiều hơn những học sinh không bị bắt nạt.
Một nghiên cứu gần đây đã kiểm tra về khả năng học sinh bị bắt nạt tiếp cận súng mà không được người lớn cho phép. Người được hỏi là học sinh từ 12 đến 18 tuổi. Các em được hỏi về những gì đã trải qua trong năm học hiện tại liên quan tới tình trạng bắt nạt, an ninh học đường, tiếp cận vũ khí và chất cấm, băng nhóm học đường.
Trong số 10.704 học sinh trả lời, có 4% cho biết có thể tiếp cận súng đã có đạn mà không cần người lớn cho phép. Con số này là cao và đáng quan ngại sâu sắc trong bối cảnh Mỹ thường xuyên xảy ra xả súng trong trường học. Đáng lo ngại hơn khi những học sinh có thể tiếp cận súng bị bạn học bắt nạt.
Kết quả nghiên cứu trên không có nghĩa là tình trạng bắt nạt khiến học sinh tiếp cận súng, cũng không có nghĩa là tiếp cận súng dẫn tới tình trạng bắt nạt. Kết quả chỉ ra rằng giới trẻ bị bắt nạt có xu hướng tiếp cận súng nhiều hơn, khiến các em gặp rủi ro đặc biệt cao trong tự gây thương tích và gây thương tích cho người khác.
Bạo lực súng đạn làm hàng nghìn người thương vong mỗi năm ở Mỹ. Các nhân tố như hiện diện băng nhóm trong trường học, thói quen cất giữ súng của bố mẹ và tình trạng bị bắt nạt tại trường có thể ảnh hưởng tới bạo lực súng đạn ở học sinh tuổi 12 đến 18.
Bắt nạt tại trường là một mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Trẻ bị bắt nạt dễ bị trầm cảm, lo lắng, cô đơn và tự trọng thấp. Các em sẽ bị thương, có thể tự tử và sử dụng chất cấm.
Hai vấn đề nghiêm trọng nói trên cần được giải quyết và cần là một phần trong đối thoại quốc gia về tình trạng bắt nạt. Tất nhiên, trường học không phải lúc nào cũng có cả chục học sinh nhét súng trong ba lô đi học hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải hiểu học sinh nào dễ tiếp cận súng nhất và dễ mang theo súng nhất để có thể có biện pháp can thiệp và ngăn chặn các em sử dụng bạo lực súng đạn tại trường học.
Tình trạng bắt nạt và tiếp cận súng trong giới trẻ có thể kiểm soát được và ngăn chặn thông qua các chiến dịch giáo dục, đối thoại trong trường học, gia đình và cơ sở y tế. Nghiên cứu những nhân tố này có thể giúp các nhà chức trách tập huấn cho cha mẹ của học sinh bị bắt nạt, dạy học cách cất giữ súng an toàn và nói chuyện với con cái về súng đạn.
Giải quyết bạo lực học đường bằng kỹ năng cảm xúc-xã hội
Theo trang USNews, trong nhiều thập kỷ qua, người ta thường cho rằng bắt nạt là một phần của quá trình trưởng thành, rằng cha mẹ và giáo viên không cần quá lo lắng về tình trạng học sinh bắt nạt lẫn nhau.
Ảnh minh họa (nguồn: Avivaeducation)
Tuy nhiên, xét những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tâm lý mà tình trạng bắt nạt hay bạo lực học đường gây ra, người lớn không thể làm ngơ và cần phải đảm bảo mọi trẻ em tới trường hàng ngày mà không sợ bị bạn bè gây thương tích về thể xác và cảm xúc.
Nghiên cứu về tình trạng bắt nạt cho thấy có nhiều bằng chứng về tầm quan trọng của việc giúp học sinh phát triển kỹ năng cảm xúc-xã hội để giảm tình trạng bắt nạt và giúp trẻ thành công trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Nhiều học giả cho rằng việc thể hiện cảm thông với người khác cũng quan trọng như việc học môn đại số.
Tuy nhiên, giúp học sinh phát triển kỹ năng cảm xúc-xã hội có thể là thách thức với một số trường học. Ban giáo hiệu trường học chịu áp lực lớn trong nâng cao thành tích học tập của học sinh nên quá nhiều trường bỏ qua việc dạy về cảm xúc và xã hội. Hơn nữa, kỹ năng này có thể hơi mơ hồ nên nhiều giáo viên không được hướng dẫn về việc dạy cái gì và như thế nào để phòng ngừa tình trạng bắt nạt.
Cách đây vài năm, một nhóm trường Đại học Virginia đã phát triển một giải pháp ngăn chặn tình trạng bắt nạt quy mô toàn trường nhằm nâng cao môi trường học đường và hành vi của học sinh. Biện pháp này nhằm vào toàn trường và mọi cán bộ giáo viên trong trường đều tham gia vào quá trình thực hiện, đặt ra những chuẩn mực rõ ràng cho hành vi học sinh trong giao tiếp hàng ngày ở trường. Giáo viên sẽ giúp học sinh gặp rắc rối trong tuân thủ các chuẩn mực. Điều này có nghĩa là trường học nỗ lực ngăn chặn tình trạng bắt nạt trước khi nó xảy ra, phát hiện sớm để ngăn chặn thay vì thả lỏng và để nó tự do phát triển.
Một điểm mạnh của khung là hỗ trợ cụ thể cho cả nạn nhân và thủ phạm bắt nạt. Các em sẽ được tư vấn riêng và theo nhóm để phát triển kỹ năng cảm xúc-xã hội, phát triển sự cảm thông và biết cách đối mặt thách thức.
Cách tiếp cận nói trên có tác dụng. Những trường áp dụng khung của Đại học Virginia có môi trường học đường tốt hơn và ít học sinh bị kỷ luật hơn. Các vụ bắt nạt cũng thấp hơn nhiều.
Dù một biện pháp không thể giải quyết mọi hình thức bắt nạt tại trường học, nhưng qua biện pháp này, có thể khẳng định rằng người lớn ngăn chặn được tình trạng bắt nạt bằng cách dạy trẻ em kỹ năng cảm xúc-xã hội. Nói cách khác, khi người lớn hiểu và quan tâm tới vấn đề bắt nạt, họ sẽ biết cách ngăn chặn nó.