Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, April 08, 2019 , 0 bình luận

Nhưng đối với Công giáo, đừng nói là thời gian ba tháng như nhóm phóng viên báo Lao Động đã thực hiện phóng sự điều tra ở chùa Ba Vàng! Chỉ cần một ngày, thậm chí một giờ thôi! Nếu các bạn nhà báo không có kỹ năng của một lính biệt kích, đừng có mơ đột nhập vào các lô cốt, pháo đài của Công giáo La-mã.


Cảnh giác với âm mưu đưa người quay lại Việt Nam của Ca-tô La Mã giáo


Các nhà Tôn giáo học thường chia tôn giáo ra làm ba nhóm chính: Tôn giáo minh triết, tôn giáo khổ hạnh, tôn giáo sủng ái (Panna, Viriya, Bhakti). Phật giáo được xếp vào nhóm tôn giáo minh triết (Panna, Prajna). Kito giáo được xếp vào nhóm sủng ái (Bhakti). Cách phân chia này căn cứ vào tôn chỉ, học thuyết của từng tôn giáo, chỉ có giá trị tương đối về mặt phân loại học. Trong thực tế, do trình độ tâm linh của các tín đồ phát triển không đồng đều trong cùng một tôn giáo, nên việc nhận thức ở mỗi tín đồ nông sâu khác nhau. Đa số tín đồ lại không được học tập về tôn giáo họ đang theo một cách chu đáo. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho mê tín phát triển.



Mê tín bên Công Giáo (Ca-tô Rô-ma giáo)

Hầu đồng - tín ngưỡng dân gian


Các hình thức mê tín luôn tồn tại trong các tôn giáo như một thách thức làm nản lòng những tín đồ chân chính. Đó là một thực trạng đáng buồn! nhưng loại bỏ mê tín trong tôn giáo không phải là một việc dễ làm.
Voltaire ví tôn giáo và mê tín như một bà mẹ khôn ngoan với đứa con điên khùng của mình(1). Bà mẹ tôn giáo quá khôn ngoan nhưng lại đẻ ra đứa con mê tín cũng rất điên khùng… Khi đứa con điên khùng mê tín chào đời, dù khôn ngoan, nhưng bà mẹ tôn giáo cũng không thể chối bỏ đứa con do chính bà đã mang nặng đẻ đau!... Sự tồn tại và tính phổ biến của mê tín khiến Bergson phải ngạc nhiên: Sự ngạc nhiên là quá lớn khi những điều mê tín dị đoan thấp kém nhất lại là điều hiện hữu rất lâu dài. Hơn nữa, nó còn tồn tại mãi mãi…
Dĩ nhiên Tôn giáo không khuyến khích mê tín dị đoan, nhưng cũng không thể chối bỏ được nó. Vì không thể chối bỏ được nên tôn giáo luôn có khuynh hướng thỏa hiệp với dị đoan mê tín nhằm hy vọng dần uốn nắn chúng…
Nhìn vào Phật giáo hiện nay, không khó để nhận ra các hình thức mê tín như xin xâm, bói toán, xem ngày giờ, trục vong, thỉnh vong, vốn là những hình thức tiếp biến văn hóa Lão Trang của Phật giáo phát triển Trung Hoa, đã ảnh hưởng sâu đậm đến Phật giáo VN từ hàng ngàn năm nay… 
Công giáo La-mã cũng có những hình thức mê tín không kém như: đuổi ma trừ quỷ, xuất thần nói tiếng lạ, Đức Mẹ chảy dầu chảy máu, làm phép lạ, ban ơn chữa lành mọi bệnh tật v.v… Chỉ khác một chút ở chỗ mê tín trong Phật giáo chỉ là hiện tượng, không có căn bản Phật học. Nhưng đối với Công giáo nó thuộc về bản chất, có căn bản tín lý và Thần học hẳn hoi, việc trừ quỷ của các Linh mục là một ví dụ điển hình.


Vatican Mở Khóa Học Trừ Tà, Bắt Ma Cho 250 Linh Mục (Báo Chí khắp nơi)
Nhưng ở đây, người viết bài này không có ý định bàn về chủ đề mê tín dị đoan trong các tôn giáo. Chủ đích của bài viết này chỉ để trả lời một thắc mắc được nhiều người nêu lên trên mạng xã hội, nhân sự kiện thỉnh vong độ oan gia trái chủ của chùa Ba Vàng. Thắc mắc được nêu cụ thể như sau:
Vì sao truyền thông nhà nước tập kích chùa Ba Vàng mà không dám đụng chạm đến Công giáo khi họ biết rất rõ phía Công giáo cũng truyền bá mê tín công khai như phép lạ, chữa bệnh, trừ quỷ v.v…? (2) Phải chăng đối với giới truyền thông, Phật giáo đã bị liệt kháng nhưng Công giáo lại được miễn nhiễm? 
Để trả lời câu hỏi này, cần xét đến mối quan hệ giữa tôn giáo và Nhà nước. 
Tất cả các tôn giáo hoạt động hợp pháp tại VN hiện nay đều là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trừ Công giáo La-mã!
Phương châm hoạt động của Phật giáo là: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Đây chính là điều các thế lực chống phá Phật giáo bám vào, vu khống, chụp mũ Phật giáo là Cộng sản! Thực ra đây là chủ trương tùy thuận thế gian. Đạo Phật có thể tùy thuận với bất kỳ chính thể cầm quyền nào, miễn sao đạt được mục đích mưu cầu lợi ích chúng sinh… Pháp môn “tùy thuận thế gian” đã được đạo Phật ứng dụng một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả. Điều này đã được chứng minh Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc ở bất cứ thể chế chính trị nào qua hàng ngàn năm lịch sử… 


Giáo hoàng Pi-ô XII
Công giáo La-mã hoàn toàn ngược lại. Họ không thể “tùy thuận” Cộng sản như Phật giáo… Án “vạ tuyệt thông” (3) dành cho người Công giáo nào hợp tác với Cộng sản của Giáo hoàng Pi-ô XII vẫn còn đó. Giáo hội Công giáo Việt Nam dù được Nhà nước thừa nhận là tôn giáo hoạt động hợp pháp, nhưng vẫn không hợp tác với nhà cầm quyền Cộng sản, không chịu gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng là điều dễ hiểu… 
Tuy nhiên, thực tế trong Mặt trận Tổ Quốc hiện tồn tại một tổ chức với danh xưng “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam”. Trớ trêu thay! Tổ chức này không phải của Giáo hội Công giáo, không được Giáo hội thừa nhận. Không chỉ thế, những thành viên trong tổ chức này như Lm Võ Thành Trinh, Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ, bị chỉ trích làm tay sai Cộng sản và bị gọi miệt thị là “linh mục quốc doanh!”... 
Người Công giáo không thể “đồng hành cùng dân tộc”, nhưng họ sẵn sàng đồng hành với lợi ích của nhà nước chuyên chính Vatican. Điều này thấy rõ qua sự kiện Ủy ban Đoàn kết Công giáo của nhóm Lm Trương Bá Cần, Võ Thành Trinh, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ, khi họ vận dụng“Thư chung 1980” của Hội đồng Giám mục VN, đề ra phương hướng hoạt động: “Giáo hội đồng hành với Dân tộc”, “Sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc”… Ngay lập tức họ bị cho là đã xuyên tạc “Thư chung 1980”… 


Linh mục Chân Tín
Theo Lm Chân Tín. (Trích) Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra một đường hướng mục vụ với chủ đề: “Giáo hội đồng hành với Dân tộc”, và kêu gọi người Công giáo: “Sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc”. Dân tộc mà Hội đồng Giám mục và toàn thể nhân dân Việt Nam đang bị đảng Cộng sản đầy đọa, áp bức, bóc lột, mất hết tự do. Người Công giáo phải đồng hành với nhân dân Việt Nam, chia sẻ nỗi đau khổ, mất mát về tinh thần cũng như vật chất, quyết đấu tranh cho con người, chống lại một chế độ vô thần Cộng sản (hết trích). Lm Chân Tín khẳng định “Thư chung 1980” đã bị nhóm Lm trong Ủy ban Đoàn kết xuyên tạc, khai thác theo hướng tuyên truyền có lợi cho cộng sản(?)…

Khi có sự xung đột lợi ích giữa tôn giáo và nhà nước, phương cách giải quyết theo hệ thống hàng dọc được thực hiện, cơ quan quản lý các tôn giáo của nhà nước sẽ cùng với tôn giáo thảo luận, đề ra phương hướng giải quyết sao cho hài hòa lợi ích đôi bên… Nhưng đối với Công giáo La-mã, họ không chấp nhận hệ thống hàng dọc này, đó là lý do họ từ chối làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Họ tự xem mình là tổ chức của nhà nước Vatican, muốn nhà nước Việt Nam phải quan hệ hàng ngang với họ, hay nói cách khác là quan hệ song phương… Khi có mâu thuẫn xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước phải gửi công văn đến Hội đồng Giám mục đề nghị phối hợp giải quyết. Các “Đấng bản quyền” ở đây là quan chức địa phương của nước Vatican, sẽ quyết định có hợp tác hay không. Nếu họ thấy bất lợi, không hợp tác, thì nhà nước cũng chẳng làm gì được họ… 

Điều lạ là dù Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng các quan chức địa phương của Vatican đồn trú trong các Hội đồng Giám mục địa phận, gọi là “ĐẤNG BẢN QUYỀN”, vẫn có thể tự tung tự tác, dung túng cho các giáo xứ khắp nơi tác oai tác quái. Điển hình là giáo xứ Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội, giáo xứ Thọ Hòa thuộc giáo phận Xuân Lộc, giáo xứ Song Ngọc thuộc giáo phận Vinh v.v… Vai trò quản lý nhà nước đối với Công giáo La-mã trên lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng… 
Tổ chức giáo quyền của Vatican ở các giáo hội địa phương là một hệ thống quyền lực khép kín. Linh mục cấp tiến Nguyễn Ngọc Lan gọi đó là “giáo hội pháo đài” hay “giáo hội lô cốt”… Giáo hội đồn trú trong các lô cốt, pháo đài này có thể đánh phá ra ngoài dễ dàng. Để minh chứng, cứ nhìn vào các lô cốt của Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong, dưới sự bảo trợ của “đấng bản quyền” Nguyễn Thái Hợp… Ngược lại, từ ngoài muốn thâm nhập vào bên trong là điều không tưởng…


LM Nguyễn Ngọc Nam Phong, LM Nguyễn Duy Tân "quậy" trên tòa giảng!
LM Nguyễn Đình Thục, LM Đặng Hữu Nam "quậy" ngoài đường.
Trở lại với câu hỏi: Vì sao truyền thông nhà nước tập kích chùa Ba Vàng mà không dám đụng chạm đến Công giáo khi họ biết rất rõ phía Công giáo cũng truyền bá mê tín công khai như phép lạ, chữa bệnh, trừ quỷ v.v…? Phải chăng đối với giới truyền thông, Phật giáo đã bị liệt kháng nhưng Công giáo lại được miễn nhiễm?
Câu trả lời vắn gọn là Phật giáo không liệt kháng, Công giáo cũng không miễn nhiễm. Thành ngữ “cửa chùa rộng mở” đã nói lên tất cả tính chất “tùy thuận” mà đạo Phật đã và đang xiển dương. Nhưng đối với Công giáo, đừng nói là thời gian ba tháng như nhóm phóng viên báo Lao Động đã thực hiện phóng sự điều tra ở chùa Ba Vàng! Chỉ cần một ngày(4) thậm chí một giờ thôi! Nếu các bạn nhà báo không có kỹ năng của một lính biệt kích, đừng có mơ đột nhập vào các lô cốt, pháo đài của Công giáo La-mã…

Bài viết và hình ảnh thể hiện văn phong của tác giả!


Ngô Triệu Lịch (Sách hiếm)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X