Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, May 06, 2019 , 1 comment


(Tindautruongdanchu)-Hơn sáu thập kỷ đã trôi qua, có thể khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang nhất trong lịch sử đấu tranh chống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là chiến thắng của lòng quyết tâm và tinh thần quả cảm của nhân dân Việt Nam thể hiện được tinh thần và trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có ý kiến cho rằng Chiến thắng Điện Biên Phủ công lớn thuộc về Liên Xô và Trung Quốc và họ cho rằng Việt Nam nay có đầu óc thực tiễn nên quên đi những tình cảm mà Liên Xô và Trung Quốc đã giúp đỡ, tình cảm đó mờ nhạt theo năm tháng. Nhũng ý kiến đó hoàn toàn không có cở sở, nó chia rẽ mối quan hệ mà nhân dân ta đã nhiều năm vun đắp.


Trơ tráo phủ nhận thành tựu xóa đói, giảm nghèo tại Việt Nam


Trong chiến dich Điên Biên Phủ, bộ đội ta tác chiến trong điều kiện hết sức khó khăn, địa hình có nhiều đèo cao, vực sâu, vùng Tây Bắc kinh tế chậm phát triển… Đảng và nhà nước ta đã huy động hàng chục vạn đồng bào đi dân công, thanh niên xung phong, tham gia làm đường, vận tải, phục vụ chiến trường. Số vật chất và nhân lực mà nhân dân Việt Nam đóng góp cho chiến dịch là rất lớn. Các địa phương đã huy động trên 26 vạn dân công phục vụ tiền tuyến. Huy động 20.991 xe đạp thồ và hàng chục nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ và nửa thô sơ; cung cấp cho chiến dịch 250.056 tấn lương thực, 907 tấn thịt và hàng nghìn tấn thực phẩm khác. Trước yêu cầu to lớn và khẩn trương của chiến dịch, từng đoàn dân công Việt Bắc ngày đêm vượt núi, băng rừng, vận chuyển vũ khí và lương thực... Nhiều tổ, đội nhân dân được lập ra đầy sáng tạo, ngày đêm bám sát bảo vệ các cung đường, bảo đảm giao thông thường xuyên thông suốt.
Ngày 7-5-1954, toàn bộ Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. Ảnh tư liệu

Mặc dù Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam nhiều loại vũ khí, phương tiện nhưng việc sử dụng các loại vũ khí, phương tiện đó đều do bộ đội Việt Nam sử dụng. Còn về đường lối kháng chiến, ngay từ đầu Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm xác định đường lối và tư tưởng chỉ đạo kháng chiến là “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”. Đảng đã động viên, tổ chức toàn dân tộc vào công cuộc kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt của cuộc kháng chiến. Ta đã sớm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp vững chắc với phương châm “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi chi bộ là một bộ tham mưu”. Đặc biệt ở Điện Biên Phủ, ban đầu, Ban Tham mưu chiến dịch và cố vấn Trung Quốc đề xuất phương án tác chiến đánh nhanh giải quyết nhanh, dự kiến đánh trong ba đêm hai ngày. Nhưng qua kết quả nghiên cứu chiến trường, phân tích ý kiến của nhiều chỉ huy và ý chí quyết đoán, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chọn phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định bước ngoặt mang lại thắng lợi của chiến dich Điện Biên Phủ. Việc chuyển sang phương châm đánh chắc, tiến chắc là sự quán triệt tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, với cách đánh truyền thống Việt Nam, thể hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Trong lịch sử nhân loại, không có một dân tộc nào có thể tự mình phát triển mà không cần sự giúp đỡ của dân tộc khác. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Liên Xô và Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều nhưng truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Việt Nam, dân tôc Việt Nam luôn ghi nhớ công lao giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trên thế giới”. Ngày nay, trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử của dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ 20, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc.
Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân Việt Nam. Có thể nói, thực dân pháp và can thiệp Mỹ đã hoàn toàn bất ngờ trước sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, trước việc “Việt Minh” có đủ lương thực và vũ khí để chiến đấu liên tục trong suốt gần hai tháng trên địa bàn hiểm trở, xa hậu cứ trước việc xuất hiện của trọng pháo trên trận địa đỉnh núi…
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký Hiệp định Geneva chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneva đã tạo được cục diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý rất quan trọng để dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Nguyễn Minh

Tags:
  1. Sự thật lịch sử không có gì phải bàn cãi. Bọn phản động đừng có nói xằng.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X