(Tindautruongdanchu)-Trong thời gian vừa qua,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố
dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, trong đó đề xuất bổ sung thêm
một ngày nghỉ lễ vào dịp 27/7 hàng năm. Mặc dù đang là dự thảo để lấy ý kiến của
quần chúng nhân dân, song trên các trang mạng xã hội đã và đang dồn dập nhiều
thông tin rất trái chiều…
Đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên - một biện pháp quan trọng đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
TheoBộ Lao
động-Thương binh và Xã hội, số ngày nghỉ lễ trong một năm của người lao động Việt
Nam hiện nay còn thấp, do đó có thể bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ vào dịp kỷ niệm
ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7hàng năm để nhân dân có điều kiệnthực hiện những
hoạt động thiết thực tri ân những người có công với cách mạng, tiếp tục tô thắm
truyền thống và đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Ảnh minh họa
Sau khi được
công bố, dự thảo Bộ luật đã được nhân dân hào hứng đón nhận và tham gia đóng góp
ý kiến. Về đề xuất bổ sung một ngày nghỉ lễ vào dịp 27/7 hàng năm, các ý kiến
đã thể hiện sự đồng thuận rất cao. Bởi vì thực tiễn cứ vào dịp ngày 27/7 hằng
năm, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đều tổ chức các hoạt động
thiết thực để tri ân các anh hùng, liệt sỹ; động viên, thăm hỏi, chăm sóc
thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công trên cả nước.Hoạt động này
đã trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc, có định hướng giáo dục sâu sắc cho
các thành phần trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ. Lấy ngày 27/7 làm ngày nghỉ lễ
là phù hợp với nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân và thông lệ quốc tế
như các nước Nga, Mỹ, Pháp, Canada, Hàn Quốc…
Thế nhưng, như một quy luật tất yếu, các thế lực thù địch lại
điên cuồng chống phá và đưa ra những luận điệu hết sức phi lý, kệch cỡm. Lợi dụng
các trang mạng xã hội, với bản chất xấu xa và những ngôn từ xảo biện vừa nhàm lại
vừa nhảm, chúng đã đồng loạt đưa ra các bài viết, bình luận, các hình ảnhkích động
lòng hận thù dân tộc và những tư tưởng phản độngnhằm mục đích chính trị rất đen
tối.
Chúng cho rằng đề xuất nghỉ thêm một ngày chỉ là nhu cầu của
những “người Việt lười biếng” và càng
kéo tụt hậu nền kinh tế vốn “chẳng có bước
tiến nào đáng kể”. Nghiêm trọng hơn, chúng còn cho rằng đó là một sự khẳng
địnhvề những đau thương của chiến tranh và “những
sai lầm to lớn của chế độ Cộng sản”. Chúng còn lập luận rằng, cho nghỉ lễ
ngày 27/7tức là Nhà nước ta đã tạo cơ hội để tổ chức“các hoạt động vui chơi, giải trí”, tức là “một ngày vui của dân tộc”. Thâm độc hơn, chúng còn tuyên truyền,
kích động nhiều đồng chí thương binh, nhiều gia đình liệt sỹ và người có công với
cách mạng ra mặt phản đối dự thảo Bộ luật, coi đó là “tiếng nói của người trong cuộc”. Chúng hô hào tẩy chay Bộ luật,
chúng cho rằng thế hệ cháu con đang “nhảy
múa trên xương máu cha ông”. Chúng lợi dụng một số sai sót trong thực hiện
chính sách đãi ngộ với người có công để thổi phồng khuyết điểm, kích động lòng
thù hận và gây tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ trương, đường lối của
Đảng…
Như vậy là từ một hoạt động rất đáng hoan nghênh trong quy
trình xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước, đã phát huy dân chủ rộng rãi
trong mọi tầng lớp nhân dân, việc đề xuất bổ sung một ngày nghỉ lễ trong dịp
27/7 vẫn bị các thế lực thù địch trắng trợn xuyên tạc. Trong thời gian sắp tới,
chắc chắn hoạt động chống phá của chúngchẳng những không dừng lại mà còn sẽ tiếp
tục với nhiều âm mưu và thủ đoạn ngày càng thâm độc, nham hiểm hơn.Do vậy,
chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh, suy xét và đánh giá sự việc hết sức khách
quan, chính xác. Phải đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, biết phân biệt thật
- giả, đúng - sai; luôn tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước để không bị các thế lực thù địch lợi dụng
nhằm tuyên truyền chống phá.Dự thảo Bộ luật sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của toàn dân tộc.Sắp
tới dù dự thảo có được Quốc hội thông qua hay không thì chúng ta cũng cần nhất
quán quan điểm rằng truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” vẫn sẽ luôn được
các thế hệ đời sau giữ gìn và phát triển. Đó là đạo lý, là trách nhiệm và nghĩa
vụ thiêng liêng của lớp lớp thế cháu contri ân tới các anh hùng liệt sỹ, các đồng
chí thương, bệnh binh; các gia đình chính sách và những người có công với cách
mạng… Đó là nền tảng tinh thần vững chắc để đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu./.