..khi Tông huấn Giáo hội tại Châu Á viết: “Thật nghịch lý khi đại đa số người Châu Á có khuynh hướng coi Đức Giê-su, một người sinh ra trên chính mảnh đất Châu Á, là một người Tây Phương hơn là Á Châu”(s20) là một cách đánh lừa rất vụng về của tác giả bản Tông huấn…
Ngô Triệu Lịch (Sách hiếm)
Ngay trong phần nhập đề văn kiện “Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á”(Ecclesia in Asia), Giáo hoàng Gioan Phao-lô II đã khẳng định: “Thật vậy, chính tại Châu Á, ngay từ đầu, Thiên Chúa đã mặc khải và thực hiện ý định cứu độ của Ngài… Ngài sai con duy nhất của mình xuống, là Đức Giê-su Cứu Thế mang hình hài người Châu Á!” (Tông huấn GHTCA, s1). Cái gọi là “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa khi chọn Châu Á để “khởi sự kế hoạch” cứu độ của mình, là một luận cứ rất vụng về của những nhà hộ giáo ở Vatican. Cụm từ “ngay từ đầu” xác định thời điểm Giê-su sinh ra đã có một thực tại địa lý với tên gọi “Châu Á”.
1. Về một thực tại địa lý với tên gọi “Châu Á”
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, đế quốc Rô-ma đã đặt ách thống trị lên toàn bộ khu vực bao quanh Địa Trung Hải, trong đó khoảng 2/3 thuộc Âu Châu ngày nay. Phạm vi thống trị của Rô-ma rộng lớn như thế nên hoạt động của các nhóm Ki-tô nguyên thủy dù ở đâu, Jê-ru-sa-lem hay Rô-ma cũng đều nằm trong bờ cõi đế quốc La-mã. Các khái niệm địa lý mà ngày nay người ta gọi là“Châu Á, Châu Âu, Châu Phi…” hoàn toàn không tồn tại vào thời La-mã thống trị vùng đất này.
Vào thời đó, ý niệm về thế giới rất hạn hẹp, vùng Địa Trung Hải được xem là trung tâm thế giới, địa cầu là một mặt phẳng mà bầu trời là chiếc lồng bàn úp lên! Với vũ trụ quan thô thiển của người La-mã thời đó không thể có hiểu biết về một thực tại địa lý mà ngày nay người ta gọi là “Châu Á”. Địa danh “Tiểu Á” cũng chỉ là một địa phận nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải, thuộc lãnh thổ đế quốc La-mã, không thể lầm lẫn với Châu Á ngày nay. Do đó, khi nói: “Giê-su sinh ra tại Châu Á, là người Châu Á”, là một kiểu gắn kết “xưa và nay”nhằm muốn chứng minh một điều không quan trọng và không cần thiết về sự có mặt của một đạo “cứu rỗi” tại Châu Á. “Giê-su là người Châu Á và vì vậy Công Giáo La-mã cũng là đạo của người Châu Á?”…
Cái lô-gíc này mới nghe có vẻ hợp lý, nhưng có nhiều điều không ổn. Nó ngây ngô như khi có người muốn cố gắng chứng minh tổ tiên của người da đỏ ở Bắc Mỹ là người Mỹ. Họ lập luận rằng: Tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay, nơi mà ngày xưa tổ tiên của những người da đỏ đã sinh ra, do đó tổ tiên của dân da đỏ là người Mỹ!?… Đành rằng có một lục địa cổ nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, là quê hương của thổ dân da đỏ. Nhưng lục địa đó chỉ mới được người Âu Châu biết đến từ năm 1492, do Kha Luân Bố phát hiện. Miền đất này được người Âu Châu gọi là “tân thế giới” về sau này ta gọi là Mỹ Châu. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một quốc gia sinh sau đẻ muộn, chỉ mới được thành lập cách nay khoảng 300 năm. Quốc gia non trẻ ấy lại có thể sản sinh ra tổ tiên của người dân da đỏ bản địa cách nay mấy ngàn năm?… Đúng là chuyện tiếu lâm!
Giả sử con người Giê-su lịch sử có muốn sử dụng “bản tinh Thiên Chúa” mà nền thần học Ki-tô giáo đã gán cho ông, ít nhất, bằng “quyền năng Thiên Chúa” của mình, ông phải phân định rạch ròi biên giới địa lý một châu lục với tên gọi “Châu Á”, báo cho các tác giả Cựu ước thời đó biết, để họ có thể“tiên tri” trước về một vùng đất mang tên “Châu Á”, nơi “Đấng Cứu Thế”giáng sinh, trước khi ông được sinh ra trên mảnh đất đó… Tiếc rằng điều này lại không xảy ra, thế nhưng tác giả Tông huấn cứ viết: “Chúa Thánh Thần đã từng hoạt động tại Châu Á vào thời các tổ phụ và ngôn sứ (?), rồi hoạt động mạnh hơn nữa vào thời Đức Giê-su Ki-tô và Hội Thánh sơ khai (?), nay vẫn đang hoạt động giữa các Ki-tô hữu Châu Á để củng cố việc làm chứng đức tin của họ giữa các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo của châu lục…” (Tông huấn GHTCA, s18).
2.Giê-su là người Châu Á hay Tây Phương?
2.Giê-su là người Châu Á hay Tây Phương?
Ngày nay khi ranh giới các châu lục Âu, Á, Phi… được phân định rõ ràng (sự phân định này không hề có thời đế quốc Rô-ma chiếm cứ vùng Địa Trung Hải). Quốc gia Do Thái thuộc về Châu Á nên Giê-su là người Châu Á (mặc dù cái gọi là “Châu Á” hoàn toàn không có ở thời điểm Giê-su được sinh ra). Nhưng đó là Giê-su Na-za-rét, “vua dân Do Thái” bị kết án tử hình tại quê hương của ông, chứ không phải Giê-su của Constantine được “khai sinh” trong lãnh địa đế quốc Rô-ma.
Do vậy, khi Tông huấn Giáo hội tại Châu Á viết: “Thật nghịch lý khi đại đa số người Châu Á có khuynh hướng coi Đức Giê-su, một người sinh ra trên chính mảnh đất Châu Á, là một người Tây Phương hơn là Á Châu”(s20) là một cách đánh lừa rất vụng về của tác giả bản Tông huấn…
Chúng ta biết rằng, 97% dân chúng Châu Á không phải là người Ki-tô giáo nên họ không biết Giê-su là ai, họ cũng chẳng quan tâm đến giáo chủ của đạo này là người Tây Phương hay Châu Á. Nên nói: “đại đa số người Châu Á…” chỉ là cách đánh động, gây sự chú ý của quần chúng Châu Á nhằm mục đích muốn giới thiệu “Giê-su cũng là người Châu Á”… Đằng khác, người ta đã cố tình nhầm lẫn “Giê-su lịch sử” và “Giêsu thần học”.
3.Giêsu lịch sử.
3.Giêsu lịch sử.
Đối với Giê-su lịch sử, lý lịch trích ngang của ông thật đơn giản: Người Do Thái, nguyên quán Na-za-rét, tín đồ Do Thái giáo (đã chịu phép cắt bì và phép rửa với Gioan Tẩy Giả trên sông Gio-đan theo giáo điều Do Thái giáo)… Sinh thời tuyên truyền một giáo thuyết về “tình yêu” được nhiều người ngưỡng mộ. Theo truyền thuyết, ông đã thực hiện nhiều “phép lạ” trong lúc thuyết giảng. Chuyện “làm phép lạ” vào lúc những “đấng cứu thế” (Mê-si-a) nhiều như sao trên trời cũng là chuyện bình thường trong bối cảnh xã hội Do Thái đang trông đợi “vị cứu tinh” đến giải phóng dân tộc ra khỏi xiềng xích nô lệ của đế quốc La-mã.
Ngay khi Giê-su đang hoạt động rao giảng, cũng không thiếu kẻ tự nhận mình là “đấng cứu thế”. Thời đó, để chứng tỏ mình là “vị cứu tinh”, người này thường dùng thủ đoạn ma thuật phù phép như chữa bịnh, trừ qủy, làm phép lạ v.v nhằm lôi kéo, thuyết phục người khác. Hiện tượng nhiều người tự nhận mình là “đấng cứu thế” làm pháp thuật đã được Mac-cô nhắc đến trong Mc 9:39…
Vào những thế kỷ đầu công nguyên đã có những tư tưởng chống lại truyền thuyết về Giêsu. Trong cuốn “Nói sự thật” Cel-sô (1) cho rằng Giê-su là con người bịp bợm, phép lạ của ông ta chỉ là sự bịa đặt, người ta theo đạo chỉ vì sợ hỏa ngục… Linh mục Ô-ri-gen (158-225)(2) điều hành học viện A-le-xan-đri-a đã phải làm công việc “hộ giáo” bằng cách viết cuốn “chống lại Cel-sô”(178) phi bác các luận điểm của Cel-sô…
Giê-su bị kết án tử hình năm 33 tuổi. Cho dù sau chết, Giê-su đã “hồi dương”, về trời ngự bên hữu “Đức Chúa Cha”, thì cũng chẳng phải là chuyện lạ đối với nhiều dân tộc Châu Á, như truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương “cưỡi ngựa sắt bay về trời…” trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.
4.Giê-su thần học.
4.Giê-su thần học.
Ngược lại, “Giê-su thần học” được thai nghén từ Phao-lô, 300 năm sau, được Constantine “cho phép sinh ra” và được St. Au-gus-ti-nô “nuôi dưỡng khôn lớn”…
Phao-lô (còn gọi là Sao-lô) gốc Do Thái, quốc tịch La-mã, thuộc phái Pha-ri-sê-ô. Ông là người hoạt động tích cực ngăn chặn các phong trào quần chúng ảnh hưởng Giê-su. Chính ông là người “giữ áo” cho đội thi hành án ném đá đối với Stê-pha-nô, người đệ tử đầu tiên của Giê-su bị kết án tử hình. Sau đó ông nhận thấy phong trào quần chúng chống qúy tộc Do Thái và đế quốc Rô-ma ngày càng mạnh, tác động sâu rộng trong toàn xã hội. Ông đã quyết định bỏ phái qúy tôc Pha-ri-sê-ô đứng về phía quần chúng bị áp bức. Đó là bước ngoặc lớn nhất của chính đời ông.
Truyền thuyết kể rằng: Trên đường đi Đa-mát, cùng với một đội quân võ trang của Công nghị Do Thái do Phao-lô chỉ huy đi tiêu diệt các nhóm phiến loạn. Trên đường đi, ông đã bị sét đánh té ngựa. Trong lúc mê man, ông đã nghe có tiếng: “Sao-lô, sao ông bắt tôi?” - Phao-lô hỏi: “ông là ai?” - Đáp: “Tôi là Giê-su, người ông đang tìm bắt”… Khi Phao-lô tỉnh dậy, mở mắt ra không thấy gì cả. Từ đó ông từ bỏ giai cấp qúy tộc của mình, trở thành “môn đồ gián tiếp” của Giê-su.
Nhờ vỏ bọc quốc tịch La-mã bên ngoài giúp Phao-lô hoạt động khá thành công trong phạm vi đế quốc Rô-ma… Khi Constantine thành lập Công giáo La-mã, tôn giáo này nghiễm nhiên trở thành quốc giáo, Au-gus-ti-nô là người làm hoàn thiện các học thuyết như: Chúa Ba Ngôi, thuyết Tội Nguyên Tổ, thuyết Đức Mẹ Đồng Trinh, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội v.v… Những học thuyết này vốn là sản phẩm của công đồng Ni-kê-a. Ngày nay, thần học Ki-tô giáo nói chung, Công giáo La-mã nói riêng, đều lấy thần học của Au-gus-ti-nô là nền tảng căn bản.
Tóm lại Phao-lô chỉ là đệ tử gián tiếp, chưa bao giờ gặp mặt Giê-su, ông chỉ thấy Giê-su bằng ảo giác trong một tai nạn. Constantine vốn là một kẻ ngoại giáo, lại là cha đẻ của công đồng Ni-kê-a, còn Au-gus-ti-nô, người được thừa nhận là một Giáo phụ nổi tiếng nhất của Giáo hội La-tinh, cũng là người vô đạo, có một quá khứ ăn chơi trụy lạc, đến năm 387 ông mới chịu phép Rửa để gia nhập giáo hội Rô-ma… Cả ba nhân vật này, từ Phao-lô chỉ thấy Giê-su bằng ảo giác mà chưa từng gặp mặt, đến kẻ ngoại giáo Constantine, kế tiếp là kẻ tân tòng Au-gus-ti-nô, đã xây dựng nên một “giáo hội”, biến Giê-su lịch sử thành Giê-su thần học như ta biết ngày nay…
Cứ cho rằng:“Giê-su lịch sử” là người Châu Á, vì Do Thái là một quốc gia Châu Á. Nhưng “Giê-su thần học” lại đích thị là “người Tây Phương”, điều này hiển nhiên vì nó được nhào nặn từ nền thần học Phương Tây bằng chính chất liệu triết học Phương Tây. Có thể thấy được điều đó qua các dữ liệu lịch sử…
Tài Ngô đăng FB
Tài Ngô đăng FB
___________________
(1) Celsus là một triết gia Hy Lạp thế kỷ thứ 2 và là đối thủ của Kitô giáo sơ khai. Ông được biết đến với tác phẩm văn học On The True Word, (hoặc True Account, hoặc True Discference) "Lời Thật", xuất bản vào cuối thế kỷ thứ hai (khoảng năm 170 sau công nguyên).
"Lời Thật" là một chuyên luận đã bị mất. "Lời Thật" là sự chỉ trích toàn diện sớm nhất về Kitô giáo trong đó Celsus đề cập đến nhiều điểm chính của đạo Kitô giáo sơ khai và bác bỏ hoặc lập luận chống lại tính hợp lệ của đạo này theo ba cách: bác bỏ các yêu sách triết học của nó, đánh dấu nó là một hiện tượng liên quan đến tầng lớp ít học và giai cấp thấp, và cảnh báo cho khán giả rằng đó là một mối nguy hiểm cho Đế chế La Mã.
Tất cả thông tin liên quan đến tác phẩm này chỉ còn tồn tại trong các trích dẫn từ nó trong Contra Celsum ("Chống lại Celsus") được viết bởi học giả Ki-tô giáo Origen của Alexandria bảy mươi năm sau để phản ứng chống lại Celsus. Sách Contra Celsum được viết vào khoảng c. 175 đến 177 ngay sau cái chết của Justin Martyr (có thể là người xin lỗi Cơ đốc giáo đầu tiên).
[Celsus was a 2nd-century Greek philosopher, On The True Doctrine, https://en.wikipedia.org/wiki/The_True_Word, Contra Celsum ("Against Celsus") written some seventy years later by the Christian Origen.
(2) Origen còn được gọi là Origen Adamantius, là một học giả Kitô giáo đầu tiên, khổ hạnh và là nhà thần học, người đã sinh ra và dành nửa đầu sự nghiệp của mình ở Alexandria. Ông là một nhà văn sung mãn, đã viết khoảng 2.000 chuyên luận trong nhiều nhánh thần học, bao gồm phê bình văn bản, chú giải Kinh thánh và thông diễn kinh thánh, thuyết về đồng tính và tâm linh. Ông đã được mô tả là "thiên tài vĩ đại nhất mà nhà thờ đầu tiên từng tạo ra" ....
[Celsus was a 2nd-century Greek philosopher, On The True Doctrine, https://en.wikipedia.org/wiki/The_True_Word, Contra Celsum ("Against Celsus") written some seventy years later by the Christian Origen.
(2) Origen còn được gọi là Origen Adamantius, là một học giả Kitô giáo đầu tiên, khổ hạnh và là nhà thần học, người đã sinh ra và dành nửa đầu sự nghiệp của mình ở Alexandria. Ông là một nhà văn sung mãn, đã viết khoảng 2.000 chuyên luận trong nhiều nhánh thần học, bao gồm phê bình văn bản, chú giải Kinh thánh và thông diễn kinh thánh, thuyết về đồng tính và tâm linh. Ông đã được mô tả là "thiên tài vĩ đại nhất mà nhà thờ đầu tiên từng tạo ra" ....
Ông cũng là tác giả của quyển Contra Celsum ("Chống lại Celsus"), tác phẩm có ảnh hưởng nhất của những lời xin lỗi Kitô giáo ban đầu, trong đó ông bảo vệ Kitô giáo chống lại triết gia ngoại giáo Celsus, một trong những nhà phê bình đầu tiên của Ki-tô giáo.
Origen, Contra Celsum (1676 edition)
Greek text of Origen's apologetic treatise Contra Celsum, which is considered to be the most important work of early Christian apologetics
Ngô Triệu Lịch (Sách hiếm)