Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, May 21, 2019 , 0 bình luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.


Cảnh giác với thông tin sai lệch trên mạng xã hội trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIII

Phạm Chí Dũng lại ‘trổ tài’ phán về Hội nghị Trung ương 10

Không để các vụ án hình sự bị hướng lái 'chính trị hóa'

Truy tố những kẻ đưa tin bịa đặt sai sự thật-Chuyện không chỉ ở Việt Nam

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Trung ương 10-Gáo nước lạnh cho những kẻ cơ hội



Người là tấm gương tiêu biểu cho lối sống giản dị và khiêm tốn, trung thực và trong sáng, bao dung và độ lượng... Đó là những phẩm chất cao quý, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí và nhân cách của người Việt Nam. Không chỉ nhân dân Việt Nam mà loài người tiến bộ trên thế giới cũng luôn dành sự kính trọng đặc biệt, tôn vinh Người là Danh nhân văn hóa, là Anh hùng giải phóng dân tộc, là chiến sĩ cộng sản xuất sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Trò hạ bệ người khác lại chính là sự xỉ nhục đối với dòng họ, dòng tộc của Nguyễn Lân Thắng (Ảnh chụp màn hình-Thành Nam)

Trước tình cảm kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam, của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phần tử cơ hội, phản động đã dùng những luận điệu bịa đặt bỉ ổi để bôi nhọ nhân cách của Người. Chúng không từ một thủ đoạn nào, một hành vi nào, bằng nhiều cách thức khác nhau, từ viết sách, viết báo, làm phim, đến triệt để tận dụng mọi diễn đàn, phương tiện, công cụ để bôi xấu, xuyên tạc về Hồ Chí Minh. Từ những định kiến thâm thù, một số người đã cố tình bóp méo thông tin, đổi trắng thay đen, đánh tráo khái niệm để tô vẽ cho cái gọi là “Sự thật về Hồ Chí Minh”. Họ sẵn sàng tạo dựng nhân chứng, tài liệu, hoặc dựa vào một vài sự kiện có thật để rồi thêm thắt, bình luận sai sự thật về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh. Họ là ai? Đó là những kẻ thâm thù với cách mạng Việt Nam, các phần tử cơ hội chính trị, phản động...; mang danh các “nhà khoa học, “nhà nghiên cứu”, “nhà sử học”, “nhà biên khảo”... ở trong và ngoài nước. Mục đích bôi nhọ, xuyên tạc, nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà chúng gọi là chiến dịch “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh là nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh vào yếu tố tinh thần, hạ thấp giá trị văn hóa của dân tộc và nhân dân ta. Hành động của chúng đã xúc phạm đến lòng tự trọng, tình cảm thiêng liêng và niềm tin yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam, của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã được cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ thừa nhận. Người là tấm gương mẫu mực về thực hành tiết kiệm, giữ liêm chính, trong sạch trở thành phong cách riêng của Người ở mọi lúc, mọi nơi; từ cách ăn, mặc, sinh hoạt đến ngôi nhà sàn mộc mạc, đơn sơ... đã nói lên điều đó. Người đã hiến dâng trọn đời vì dân, vì nước, không màng công danh, không ham chức tước, không tham quyền lực. Đó là điều không thể phủ nhận! Thế nhưng, vẫn có những kẻ nhẫn tâm xuyên tạc phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Người.

Hồ Chí Minh là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, nhưng Người luôn gần gũi với mọi người, nhất là với nhân dân lao động. Ở Người, sự vĩ đại và cao cả được thể hiện thông qua những điều hết sức đời thường và giản dị. Sự giản dị của Hồ Chí Minh không chỉ là biểu hiện của đạo đức, lối sống mà còn là phong cách quần chúng, trọng dân và vì dân. Đó là một sự giản dị không một chút gắng gượng, mà được tỏa ra từ tấm lòng nhân hậu, chân thành, khiêm tốn của một con người đã vượt qua bão tố của đời thường để đạt tới độ thuần phác của tự nhiên. Sự giản dị của Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng mang tầm giá trị văn hóa, nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân, khiến ai cũng có thể học tập và noi theo. Vậy mà, những kẻ thù địch lại tìm mọi cách để xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu về Hồ Chí Minh. Từ phong cách sống giản dị, khiêm tốn và luôn nghiêm khắc với chính bản thân của Người, họ đã suy diễn một cách võ đoán, thiếu căn cứ, rằng: “Hồ Chí Minh là người đi theo chủ nghĩa khổ hạnh, sống ép mình, tự trói buộc mình”.


Nét nổi bật trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đức tính khiêm tốn.  Mặc dù có công lao rất to lớn, nhưng Người luôn day dứt với một suy nghĩ chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Là lãnh tụ của dân tộc, có uy tín lớn nhưng không bao giờ Người coi mình đứng cao hơn nhân dân, không để ai sùng bái cá nhân mình, chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tụy của nhân dân, “như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang tiếp tục tỏa sáng, lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội là minh chứng hùng hồn phản bác tất cả những lời bịa đặt, xảo trá, thâm độc của những kẻ thù.

Mọi điều vu khống, xuyên tạc sự thật nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ danh dự của Hồ Chí Minh chỉ có thể gây hoài nghi cho một vài người, song không thể làm phai mờ hình ảnh cao đẹp và tấm gương đạo đức trong sáng của Người.

Thực tế, kể từ khi Đảng ta tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, với nhiều hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực; nhiều đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác, thực hiện tác phong công tác gần dân, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân... Học tập và làm theo Bác đã hướng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân đến những giá trị chân, thiện, mỹ: Đó là tinh thần tự lực cách sinh không đầu hàng số phận; là sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; là thái độ yêu thương con người, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; là tinh thần nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực sự, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Không chỉ có sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân Việt Nam ngưỡng mộ và kính trọng, Hồ Chí Minh còn là người có sức hút lạ thường, chiếm được trái tim và khối óc của nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà nghiên cứu trên thế giới. Ông Mark Delphin, nguyên Chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Cộng hòa dân chủ Đức từng nói: “Tôi đã đi nhiều nước, đã gặp nhiều nhân vật chính trị trên thế giới, kể cả châu Âu, châu Á, nhưng tôi chưa thấy ai đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa chủ nghĩa nhân đạo và tầm cao chính trị, giữa đức tính giản dị, khiêm tốn và sự hiểu biết sâu rộng, giữa tình cảm ấm áp và nghị lực phi thường đến mức tuyệt vời như Bác Hồ” (John Stern: Bác Hồ như chúng ta đã biết, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1985, tr.56.). Còn Ngài Salvader Allende, cố Tổng thống nước Cộng hòa Chilê thì khẳng định: “Nếu như muốn tìm một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là đức tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường” (Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.378.). Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Kennedy đã thừa nhận: “Dù chúng ta nghĩ thế nào về ông Hồ Chí Minh và biết rằng ông là người cộng sản kiên cường tận tụy, chúng ta cũng cần phải công nhận rằng ông trước hết là một nhà yêu nước” (Hãng thông tấn Mỹ AP, phát ngày 4-9-1969.). Một nhà khoa học Ba Lan cũng tự hỏi: Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được người Việt Nam yêu mến đến thế và liệu trong trường hợp này sự sùng bái cá nhân có đóng vai trò nào đó hay không? Sau khi tìm hiểu, phân tích tính cách và hoạt động của Hồ Chí Minh, chính nhà khoa học này đã tự trả lời, khẳng định rằng: Không! Người đã và vẫn là nhà lãnh đạo sáng suốt của dân tộc, người thầy tận tụy và người bạn của mỗi người dân Việt Nam (Theo: Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1999, tr.185.).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại. Đối với Việt Nam, Người đã làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc, từ thân phận một dân tộc nô lệ, thành một dân tộc độc lập, tự do. Với thế giới, Người đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng ngời về sự cống hiến to lớn vào sự nghiệp chung giải phóng con người, giải phóng giai cấp. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” chính là để ghi nhận những cống hiến to lớn của Người cho hòa bình, độc lập dân tộc, tình hữu nghị và sự phát triển các quan hệ văn hóa theo lý tưởng nhân văn của thời đại. Điều này một lần nữa khẳng định, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người là những giá trị mang tầm vóc thời đại, được nhân loại ca ngợi và tôn vinh.

Sự thật tự nó đã nói lên tất cả - nhân cách đạo đức cao đẹp và sáng ngời của Hồ Chí Minh vẫn luôn trường tồn, hiện hữu với mọi người Việt Nam và đông đảo bạn bè quốc tế. Sự bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch, phản động là không thể chấp nhận. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người luôn tỏa sáng, mãi mãi là tấm gương vĩ đại để các thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. 

PGS. TS Trần Quang Tám (Công an nhân dân)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X