Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 không chỉ chứng tỏ vị thế của Phật giáo trong giai đoạn mới, mà còn khẳng định bức tranh sinh động về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, hàng nghìn chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo cũng như các Phật tử từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới, Đại lễ Vesak là cơ hội để Việt Nam giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, hòa hợp và phát triển.
Việc Việt Nam vượt qua 5 nước ứng cử viên để giành quyền đăng cai cũng như việc số lượng các nguyên thủ quốc gia và lượng đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Vesak 2019 đều vượt hai lần tổ chức trước đây chứng tỏ Việt Nam đã gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Đó cũng là minh chứng khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thế giới ghi nhận.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau cùng hoạt động. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế quan trọng, Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền đã được công nhận trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền con người được các công ước ghi nhận.
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều đổi khác và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Theo con số thống kê, hiện nay, 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó hơn 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53.000 chức sắc, 134.000 chức việc, 28.000 cơ sở thờ tự. Đời sống sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam rất phong phú với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức hằng năm.
Trong lĩnh vực kinh tế, nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của đồng bào tôn giáo đã được triển khai trên thực tế. Theo đó, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo.
Thành tựu trên là không thể phủ nhận. Thế nhưng, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội, từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ ấy, các thế lực thù địch dùng thủ đoạn vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vu khống về tự do tôn giáo ở Việt Nam; tìm cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, biến tôn giáo trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng.
Chúng hỗ trợ, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, một số linh mục cực đoan trong nước đẩy mạnh hoạt động chống phá. Chúng xúi giục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài tổ chức các hoạt động chống phá về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam; tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình do các hội, nhóm mang danh tôn giáo hải ngoại nhằm đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi cái gọi là “các quyền tự do tôn giáo”.
Sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đã tác động trực tiếp đến sự ổn định chính trị, làm suy giảm những thành tựu của sự nghiệp Đổi mới . Vì vậy, việc đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân ta. Điều đó đòi hỏi sự kiên quyết, kiên trì của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Hoàng Sơn (ANTĐ)
Ai là 'tù nhân lương tâm'?
Với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, hàng nghìn chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo cũng như các Phật tử từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới, Đại lễ Vesak là cơ hội để Việt Nam giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, hòa hợp và phát triển.
Các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 tại Việt Nam
Việc Việt Nam vượt qua 5 nước ứng cử viên để giành quyền đăng cai cũng như việc số lượng các nguyên thủ quốc gia và lượng đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Vesak 2019 đều vượt hai lần tổ chức trước đây chứng tỏ Việt Nam đã gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Đó cũng là minh chứng khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thế giới ghi nhận.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau cùng hoạt động. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế quan trọng, Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền đã được công nhận trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền con người được các công ước ghi nhận.
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều đổi khác và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Theo con số thống kê, hiện nay, 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó hơn 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53.000 chức sắc, 134.000 chức việc, 28.000 cơ sở thờ tự. Đời sống sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam rất phong phú với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức hằng năm.
Trong lĩnh vực kinh tế, nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của đồng bào tôn giáo đã được triển khai trên thực tế. Theo đó, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo.
Thành tựu trên là không thể phủ nhận. Thế nhưng, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội, từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ ấy, các thế lực thù địch dùng thủ đoạn vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vu khống về tự do tôn giáo ở Việt Nam; tìm cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, biến tôn giáo trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng.
Chúng hỗ trợ, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, một số linh mục cực đoan trong nước đẩy mạnh hoạt động chống phá. Chúng xúi giục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài tổ chức các hoạt động chống phá về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam; tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình do các hội, nhóm mang danh tôn giáo hải ngoại nhằm đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi cái gọi là “các quyền tự do tôn giáo”.
Sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đã tác động trực tiếp đến sự ổn định chính trị, làm suy giảm những thành tựu của sự nghiệp Đổi mới . Vì vậy, việc đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân ta. Điều đó đòi hỏi sự kiên quyết, kiên trì của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Hoàng Sơn (ANTĐ)