(Tindautruongdanchu)-Tối 7/6 (giờ Việt Nam),
tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Việt Nam đã chính thức
trở thành Ủy viên không thường trực Liên hợp quốc với số phiếu bầu cao kỷ
lục 192/193 phiếu bầu. Việc Việt Nam được bầu là ủy viên không thường trực của
HĐBA Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 cho thấy vai trò ngày càng tăng của Việt
Nam trên mặt trận thương mại, ngoại giao quốc tế cũng như an ninh khu vực ở
Đông Nam Á. Nhưng đối với
phản động chống phá trong và ngoài nước thì đây như một chuyện không vui. Chúng
đưa ra các lí do xuyên tạc để cho là nguyên
nhân Việt Nam nhận được số phiếu cao như vậy.
Không thể vì cá nhân mà có thể làm thay đổi lịch sử của một dân tộc
- Không thể xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng: Để nền tảng tư tưởng của Đảng có sức sống trường tồn (bài cuối)
- Cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam
- Kẻ tị nạn phản Quốc Nguyễn Văn Đài đừng 'xảo trá'!
- Ý đồ của ông Lý Hiển Long là gì?
Luận điệu ‘tự rên rỉ’ của Nguyễn Văn Đài đăng tải trên trang
facebook có tên Việt tân cho rằng:
1/ Chúng cho rằng chúng ta
đã dùng biện pháp trao đổi về chính trị, kinh tế để đổi lấy phiếu bầu.
2/
Theo chúng một số quốc gia dân chủ văn minh thì bỏ phiếu với hy vọng Việt Nam
được ngồi vào đó và họ có thể gây sức ép với chúng ta về nhân quyền...
3/ Chúng
lại lập luận rằng đến hẹn lại lên, các quốc gia thay nhau, luân phiên được bầu
vào ghế thành viên không thường trực chứ không có gì tự hào.
Kẻ tị nạn phản Quốc Nguyễn Văn Đài lại 'tự rên rỉ' trên trang facebook Việt tân
Vậy
chúng ta cùng phân tích xem những lập luận xuyên tạc chống phá của các thế lực
thù địch là như thế nào với cách mạng nước ta:
Thứ
nhất việc chúng cho rằng Việt Nam dung các lợi ích về kinh tế chính trị để đổi
lấy phiếu bầu, theo dữ liệu thống kê của International Monetary Fund (IMF)
năm 2018 kinh tế Việt Nam đang xếp hạng thứ 49 thế giới, thuộc tốp các nước
phát triển nhanh của thế giới. Nhưng ngược lại nếu một trong năm quốc gia
thường trực HĐBA không đồng ý thì chúng ta cũng không thể chúng cử. Hay chúng
nghĩ rằng Việt Nam chúng ta đã mua luôn cả các cường quốc thường trực HĐBA, tôi
xin nói rằng đây là điều không thể xảy ra.
Thứ
hai, theo ý kiến của chúng các cường quốc nhất trí cho ta phiếu bầu là vì muốn
lấy vị trí này để gây sức ép lên vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Vấn đề
dân chủ nhân quyền là một lí do chống phá muôn thủa của thế lực thù địch, chúng
cho rằng dân chủ tự do ở nước ta có vấn đề? Nhưng ở các nước lớn hiện nay liệu
dân chủ nhân quyền có bị vi phạm? “Vào thứ bảy, 17 tháng 11 năm 2018 ở Pháp đã
diễn ra cuộc biểu tình áo Vàng và sau đó lan sang các quốc gia lân cận như Italia,
Bỉ và Hà Lan.
Nguyên nhân là bởi sự tăng giá nhiên liệu, chi phí sinh hoạt cao,
và tuyên bố rằng gánh nặng không cân xứng của cải cách thuế của chính phủ rơi vào các tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao
động (đặc biệt là ở nông thôn và khu vực bán thành thị)”, quan trọng hơn
cả là họ đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng Quốc Kỳ của Việt Nam với mong muốn có
được dân chủ như ở nước ta. Vậy luận điệu của chúng là đúng hay sai thì đã quá
rõ ràng.
Thứ
ba chúng cho rằng vị trí không thường trực HĐBA là luân phiên các nước thay
nhau nắm giữ, đây là sụ xuyên tạc tráng trợn nhất của lực lượng phản động bởi
vì Thành viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc có 10 nước được bầu chọn tại Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai
năm, khởi đầu từ ngày 1 tháng 1. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành
viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê
chuẩn bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên;
các nhóm Bắc/Nam Mỹ, Á châu và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu
vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên
mỗi hai năm một lần giữa các nhóm Á châu, Phi châu mà hiện nay là Phi châu. Và
quan trọng nhất đó là để trở thành thành viên không thường trực HĐBA Liên Hợp
Quốc phải có được ít nhất 2/3 số phiếu bầu. Với quy định như vậy thì làm gì có
chuyện luân phiên làm thành viên không thường trực HĐBA, các nước được bầu đều
là những quốc gia tiêu biểu của khu vực, điều này khẳng định vị thế uy tín ngày
càng cao của Việt Nam trên trường Quốc tế là không thể phủ nhận.
Việc Việt Nam được bầu là thành viên không
thường trực HĐBA là thể hiện vị thế uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Sự
tin tưởng tín nhiệm của bạn bè quốc tế với nước ta ngày càng tăng. Họ tin tưởng
sự tiến bộ trong kinh tế xã hội của nước ta. Các thế lực thù địch dù muốn chống
phá cách mạng nước ta nhưng chúng không thể nào phủ nhận được sự ghi nhận của
thế giới với sự phát triển và vị thế của nước ta, những đóng góp của Việt Nam
đối với hòa bình và dân chủ thế giới.
Chúng ta nhũng thế hệ trẻ của nước nhà phải
luôn cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, phải luôn
tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng kiên định với mục tiêu lí tưởng xây dựng chủ
nghĩa xã hội mà Bác Hồ đảng ta đã xác định. Tránh để những luận điệu của chúng
làm lung lạc thế hệ trẻ.
Thành
Công