(Tindautruongdanchu)-Ngay sau khi Việt Nam nhận được 192/193 phiếu thuận để
lần thứ hai là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
nhiệm kỳ 2020-2021, một số cá nhân, thế lực đã lên tiếng, đưa ra những nhận
định có tính thù địch với thành quả đó của Việt Nam trên trường quốc tế, hạ
thấp ý nghĩa của việc là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp
quốc của Việt Nam.
31 năm tù cho những kẻ tiến hành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- Xét xử nhóm người âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân
- Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền được thông tin của người dân
- Nhà báo độc lập, nhà báo tự do: Phơi bày 'độc lập giả tạo' của báo chí phương Tây
- Lê Mỹ Hạnh-Kẻ hận thù chỉ biết đến ‘màu đen’!
Vũ Thế Khanh, một luật sư định cư ở Canada cho rằng: "...vai trò của Việt Nam cũng không có gì là
quan trọng lắm", còn luật sư Phạm Lê Vương Các thì bình luận với BBC
rằng: "... chiếc ghế thành viên
không thường trực tại Hội đồng Bảo an là được luân phiên giữa các quốc gia,
được phân bổ theo khu vực địa lý và nhiệm kỳ. Chính sự luân phiên theo nhiệm kỳ
giữa các quốc gia cho thấy, việc một quốc gia nhận ghế không thường trực tại
Hội đồng Bảo an là không có gì đặc biệt, các quốc gia sẽ luân phiên thay nhau
ngồi vào."
Vũ Thế Khanh 'la làng' và được BBC giật tít loan tải
Thành quả mà Việt Nam đạt được trên mặt trận Ngoại
giao, trong thời gian qua, đã thể hiện chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng,
Nhà nước, Chính phủ ta. Ngoại giao Việt Nam đã bám sát chủ trương của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa
phương, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa
phương”, quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về việc
đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, ... Cùng với sự phát
triển không ngừng của đất nước trong hơn 30 năm đổi mới, đối ngoại Việt Nam đã
đạt được những thành công đáng kể tại các sự kiện đa phương lớn, Việt Nam lần
đầu tiên được bầu làm thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của LHQ, trúng
cử vào các vị trí như Phó Tổng Thư ký ASEAN, Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC), lần
thứ hai là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tổ chức
thành công các Hội nghị quốc tế như ASEM, diễn đàn kinh tế thế giới WEF ASIAN
2018, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019, …. Những kết quả đó đã tạo thế đứng
vững chắc, sự tự tin cho Việt Nam khi đảm nhận những trọng trách lớn hơn mà
cộng đồng quốc tế tin tưởng giao phó trong thời gian tới. Những thành quả nổi
bật đó của công tác đối ngoại đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của
Việt Nam trên trường quốc tế.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực rộng
lớn với hơn 30 quốc gia, khu vực. Mặc dù "... chiếc ghế thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an là được
luân phiên giữa các quốc gia, được phân bổ theo khu vực địa lý và nhiệm kỳ".
Tuy nhiên, trong một thời gian tương đối ngắn, Việt Nam, được nhóm các nước châu
Á - Thái Bình Dương đồng thuận là ứng cử viên duy nhất của khu vực, đã hai lần trúng
cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Rõ ràng đây là điều
mà không phải quốc gia nào trên thế giới nói chung, ở khu vực rộng lớn Châu Á -
Thái Bình Dương nó riêng cũng làm được. Như thế có phải "các quốc gia sẽ luân phiên thay nhau ngồi
vào" không Phạm Lê Vương Các?
Phạm Lê Vương Các còn cho rằng "Như cách đây vài năm, Việt Nam được nhận ghế
luân phiên theo nhiệm kỳ trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ngồi chơi
xơi nước ở đó hết nhiệm kỳ rồi đi ra thôi, để lại một hình ảnh vi phạm nhân
quyền trong nước ngày càng leo thang". Thực tế thì sao, tháng 7 năm
2018 Việt Nam[1]
đã chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc về chống
biến đổi khí hậu và quyền con người. Rõ ràng Phạm Lê Vương Các không hiểu biết
gì về vai trò của các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc. Ở nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã thực hiện tốt không những vai trò ủy
viên không thường trực, mà còn thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của chủ tịch[2] luân phiên Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc. Nếu chỉ "ngồi chơi
xơi nước" thì liệu Việt Nam có lại được bầu là ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không Phạm Lê Vương Các?
Để nâng tầm cho vai trò của đất nước trong mắt bạn bè
quốc tế, mỗi người Việt Nam yêu nước, chân chính đều phải có trách nhiệm và
nghĩa vụ cùng với Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam xây dựng, vun
đắp cho những thành tựu xây dựng đất nước nói chung, những thành tựu của ngoại
giao nói riêng đã đạt được trong những năm qua. Những cá nhân, tổ chức dùng
những hành động, lời lẽ, ... để hạ thấp uy tín của đất nước đối với cộng đồng
quốc tế là đi ngược lại với xu thế của thời đại, xu thế hội nhập quốc tế; những
con người, tổ chức đó cần và đáng bị lên án mạnh mẽ.
Nguyễn Yến
Tham khảo các bài viết:
Là người Việt mà lại đi hạ thấp uy tín của đất nước, Vũ Thế Khanh, Phạm Lê Vương Các không đáng mang quốc tịch Việt Nam.
ReplyDelete