(Tindautruongdanchu)-Thời
gian gần đây, sau bài viết
“Truyền thông
xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” của ông Nguyễn Văn Thưởng
- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo
Trung ương, trong đó có nội dung nhấn mạnh về mặt trái, tác hại và việc cần nghiêm túc xử phạt
hành vi tung tin giả, sai sự thật, một số trang mạng chống phá Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã tung một số bài viết, bình luận của các nhà báo tự do cố tình bóp
méo sự thật, xuyên tạc ý nghĩa, chúng kích động, gây
hoang mang trong dư luận về vấn đề truyền thông xã hội ở nước ta. Chúng dùng những lời lẽ, lập luận rất tinh vi xảo quyệt, phủ nhận quyền tự do truyền thông ở Việt Nam, cho
rằng “bối cảnh ở Việt Nam với sự tuyên truyền một chiều và bưng bít sự thật,
những ai dám nói sự thật đều bị phạt, bị đàn áp, bị bỏ tù”, ...
Thêm một chiêu trò 'nắn dòng' của thế lực thù địch và cách phòng, chống!
Có thể khẳng định ngay rằng giọng điệu trên là sự dối trá, lừa bịp
trơ trẽn, bịa đặt vô căn cứ, trắng trợn xuyên tạc việc
bảo đảm các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tự do thông tin ở Việt
Nam nói riêng. Hành động ấy lộ rõ ý đồ, động cơ đen tối của các thế lực thù
địch đối với Việt Nam. Luật pháp và thực tế ở Việt Nam là minh chứng rõ nét
nhất bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái ấy.
BBC tiếp tay cho những kẻ la làng ăn vạ
Thứ nhất, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều nhất
quán khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân, tổ chức được tham
gia và được quyền tự do ngôn luận trên báo chí cũng như các phương tiện truyền
thông khác trên cơ sở phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội,
hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các
quyền tự do cơ bản của nhân dân. Cụ thể: Luật Báo chí Việt Nam 2016, tại điều 4
đã quy định rõ, báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn “Thông tin trung thực về tình
hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân”;
đồng thời “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của Nhân dân”. Tại điều 11 về quyền tự do ngôn luận trên báo
chí của công dân cũng quy định mọi công dân
đều có quyền: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới”, “Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, “Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”. Đồng thời, Nghị định số
72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng cũng thể hiện quan điểm về chính
sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng của Đảng và Nhà nước ta là:
“Thúc đẩy việc sử dụng
Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục,
đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo
việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống” và “ Khuyến khích phát triển các nội
dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet.
Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet”;…Chúng ta có thể thấy rằng chính sách và luật pháp của Việt Nam hoàn
toàn không tồn tại cái gọi là “bối cảnh ở
Việt Nam với sự tuyên truyền một chiều và bưng bít sự thật” như những gì các
trang báo nước ngoài vẫn xuyên tạc.
Điều thứ hai cần nhấn mạnh ở đây là thực tế Việt Nam
hoàn toàn không có chuyện “những ai dám nói sự thật đều bị phạt, bị đàn áp, bị
bỏ tù”. Mà ngược lại hoàn toàn với những lời vu khống đó, trong thời gian vừa
qua báo chí đã góp phần tích cực đưa ra trước công luận
những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc. Đặc biệt là những biểu hiện của chủ nghĩa
cá nhân, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, những cán bộ có
chức, có quyền thao túng trong công tác cán bộ...; sử dụng quyền lực được giao
để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để trục lợi... Tiêu biểu có thể kể đến những bài báo phát
hiện những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ bổ
nhiệm cán bộ sai quy định, sai nguyên tắc ở Thanh Hóa... Hoặc gần đây, từ phóng
sự về vụ chùa Ba Vàng ở Uông Bí, Quảng Ninh đã buộc cơ quan chức năng vào cuộc
giải quyết rốt ráo việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bất chính,... Còn
thực chất cái mà những trang báo mạng đó gọi là dám nói sự thật “bị phạt, bị đàn áp, bị bỏ tù” chỉ là những kẻ vi
phạm pháp luật Việt Nam, bị xử lý nhưng các thế lực thù dịch lại chụp mũ dưới
danh nghĩa “bất đồng chính kiến” với Đảng và Nhà nước ta, để vu cáo, bôi nhọ về
quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Một lần nữa trước pháp luật và thực tế ở Việt Nam,
chúng ta có thể khẳng định chắc chắn về chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước
trong việc thi hành quyền tự do ngôn luận của công dân và các tổ chức xã hội.
Vì thế, mỗi người dân cần hết sức tỉnh táo trước những lời lẽ bôi nhọ, lập luận
xuyên tạc của những kẻ đưa tin xấu độc phê phán chế độ, sự lãnh đạo về tự do ngôn luận ở Việt
Nam. Đồng thời,
chúng ta cần kiên quyết đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên
tạc, bóp méo sự thật ấy để đánh sập các âm mưu đen tối của các thế lực thù
địch.
Hồng Phúc
Chống phá, xuyên tạc là nghế kiếm cơm của bọn phản động mà.
ReplyDeleteThủ đoạn chống phá, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch dù không mới nhưng ngày càng tinh vi và thâm độc hơn.
ReplyDelete