Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, July 29, 2019 , 0 bình luận

Lâu nay, lĩnh vực tôn giáo luôn là mảnh đất để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng khai thác triệt để, coi đó là công cụ hữu hiệu để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng thường tạo dựng sự kiện để xuyên tạc, quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

Không thể phủ nhận kết quả cuộc 'chiến' chống tham nhũng của Đảng


Sự việc hai đối tượng tự xưng là “nhà hoạt động vì tiến bộ tôn giáo” của Việt Nam đã đến Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất.

Hai kẻ bị truy nã “đi lạc” vào Hội nghị

Từ ngày 16 đến 18-7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và sự kiện này được các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách để khuếch trương về mục tiêu mang tính “nhân văn” của những nội dung thảo luận về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới, đưa ra những biện pháp “để đảm bảo sự tự do tôn giáo toàn thế giới”.

Tuy nhiên, trên thực tế lại không như vậy. Chúng cho rằng, tham dự hội nghị này có hơn 1.000 đại diện của nhiều tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự và những nhà hoạt động vì tự do tôn giáo ở các nước. Song, đến dự hội nghị này là sự xuất hiện của 2 đối tượng phạm pháp, hoàn toàn không phải là đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo nào ở Việt Nam. 

Hai tên tội phạm phản quốc bị truy nã không thuộc tôn giáo nào sao lại được chọn vào hội nghị tự do tôn giáo? (Ảnh Hải Anh-dautruongdanchu.org)


Hai đối tượng đã xuyên tạc, bóp méo về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, đưa ra những bịa đặt, quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, nhất là khi các đối tượng đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hai đối tượng người Việt Nam đến dự Hội nghị và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tự xưng là Mục sư Tin Lành A Ga và đạo hữu Cao Đài Dương Xuân Lương có thực sự đại diện cho tôn giáo của Việt Nam? Không hề! Thực tế, cả hai đối tượng này đều là những thành phần bất hảo, có định kiến với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; đã từng có những hành vi vi phạm pháp luật và bị Công an Việt Nam truy nã.

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo lớn, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Vậy, tại sao lại không có đại diện của 6 tôn giáo lớn này đến dự Hội nghị? Thay vào đó lại là 2 đối tượng bị truy nã? Điều này cho thấy sự vụng về trong việc cố tình ngụy tạo nguyên cớ về hình ảnh, diễn biến tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Đặc biệt, 2 đối tượng này đã xuyên tạc, bịa đặt và quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, các tôn giáo luôn luôn bị đàn áp. Đây là những lời lẽ bịa đặt, phản quốc. Hành động đó đã trực tiếp chứng minh sự định hướng lời nói và hành động của các tổ chức phản động trong và ngoài nước.

Hiện thực sinh động về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Bất cứ một tôn giáo nào được coi là tôn giáo đều phải đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: tổ chức (có nhân sự, có giáo lý, giáo luật…), có cơ sở thờ tự và có tín đồ. 

Ở Việt Nam cũng như vậy. Điều 24, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. 

Năm 2017, Nhà nước Việt Nam đã công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 60.799 chức sắc, 133.662 chức việc, 27.916 cơ sở thờ tự… 

Đến ngày 1-11-2018, ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Hầu hết, các tổ chức tôn giáo đã được công nhận đều có sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc nhà tu hành, đều tổ chức xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, các hoạt động tôn giáo đều tuân thủ theo giáo lý, giáo luật và trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

Ngày 18-11-2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó đề cập rõ tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Đồng thời quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. 

Bên cạnh đó, hằng năm, ở Việt Nam có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng từ cấp quốc gia đến địa phương được diễn ra, các tín đồ tôn giáo tự do thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình.

Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, hiện tượng con trẻ trong một gia đình tự nguyện đăng ký tham gia một khóa tu (theo từng tôn giáo cụ thể) trong một thời gian nhất định để tu tâm, dưỡng tính ngày càng được phổ biến rộng rãi. Đây là một trong những căn cứ cho thấy, mọi công dân Việt Nam luôn tự do tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo đều tự do hoạt động theo mục đích cụ thể của tôn chỉ và đều hướng đến sống tốt đời, đẹp đạo.

Lật tẩy mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch, phản động

Có rất nhiều lý do để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Trong đó, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực thi pháp luật, sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ hoặc lý do khác rồi quy chụp “trong chế độ xã hội chủ nghĩa không có cơ sở tồn tại của tôn giáo”.

Trái lại, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng. Trong Nghị quyết 25/NQ-TW, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) xác định rõ, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc.

Bên cạnh đó, một trong những nét đặc thù của tôn giáo là “đức tin và nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân”, tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”. Đức tin không cần phải chứng minh bằng cơ sở khoa học, mà luôn định hướng con người tin theo và hành động, như mệnh lệnh không lời, có sức nặng ghê gớm, có thể hiệu triệu cả nghìn người cùng tham gia hành động. 

Đồng hành với nó là nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân và ngày càng lan tỏa rộng khắp xã hội với chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Các thế lực thù địch, phản động luôn luôn tìm mọi cách để câu móc, lôi kéo đồng bào có đạo, mua chuộc, xuyên tạc tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam, thực hiện các hoạt động hướng dẫn hành động và kích động gây phương hại trật tự an ninh đất nước.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, cần luôn cảnh giác nhận thức đầy đủ các thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo. Nhiều hội nghị về tôn giáo do Mỹ tổ chức có cái nhìn phiến diện, siêu hình trong đánh giá về tình hình tôn giáo của Việt Nam, nhất là thường xuyên có sự góp mặt của những phần tử chống đối, mang danh chức sắc, tín đồ tôn giáo Việt Nam để đưa ra những ngôn từ xuyên tạc, bóp méo, quy chụp, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. 

Những ý kiến nói trên của những kẻ chống đối, đi ngược lại thực tế phát triển sống động trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chỉ là những vở kịch lố bịch, trò hề, không có bất cứ tư cách nào đại diện cho cơ quan chức năng Việt Nam. 

Hồng Phú (Công an nhân dân)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X