(Tindautruongdanchu)-Mới đây ngày 01 tháng 7 năm 2019 trên trang phản động Việt Tân đăng bài “Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc” đây là bài viết nói lên quan điểm của một cá nhân nhưng ẩn sâu trong đó là lời lẽ thể hiện rõ thủ đoạn chính trị, nhằm mục đích làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, kích động mối hận thù dân tộc trong nhân dân. Đây là thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch mà chúng ta cần phải lên án.
Nhận diện 'Diễn biến hòa bình' trên lĩnh vực giáo dục đào tạo
- 'Câu lạc bộ nhà báo tự do'- tự do hay lộng ngôn?
- Lộ bộ mặt của ‘Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình’!
- Linh mục sao ‘cố nhai lại’ vấn đề ‘sự cố Formosa’
- Không thể phủ nhận thành quả công cuộc phòng, chống tham nhũng
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ lâu đời, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử; sự thụt lùi hoặc phát triển trong quan hệ hai nước luôn tác động đa chiều, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình mỗi nước. Từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).
Các đối tượng phản động sử dụng trang facebook Việt tân để kích động 'thoát trung'
Nói về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hai nước có mối quan hệ truyền thống lâu đời, núi liền núi, sông liền sông, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công xây dựng và củng cố. Quan hệ chính trị giữa hai nước được củng cố và duy trì đà phát triển tích cực. Các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai Đảng, hai nước được duy trì thường xuyên; qua đó, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 4/11 (ảnh: TTXVN)
Một trong những bằng chứng nổi bật về thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên giới - lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (năm 2004)…
Thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là khởi đầu tốt và tiền đề có tính nền tảng cho sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại. Với hơn 50 hiệp định hợp tác về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc không chỉ khởi sắc mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và kim ngạch mậu dịch giữa hai nước gia tăng không ngừng. Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy FDI từ Trung Quốc tăng từ hơn 570 triệu USD lên hơn 2,1 tỷ USD trong vòng 10 năm qua. Chỉ trong năm 2017, có 284 dự án mới của Trung Quốc với tổng trị giá hơn 1,4 tỷ USD được đăng ký ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Việt Nam chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc trong khi Trung Quốc chỉ nhập 100 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong sáu năm qua, theo Dân Trí.
Song song với những phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và du lịch cũng diễn ra không kém phần sôi động. Sự hợp tác, giao lưu văn hóa góp phần đắc lực để hai dân tộc Việt, Hoa thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không ngừng nâng cao cả về chất và lượng.
Hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/11 (ảnh: TTXVN)
Bên cạnh những thành tựu chúng ta thấy răng trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc liên quan đến các vấn đề trên Biển Đông. Tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại Biển Đông để hiện thực hóa tuyên bố về “đường lưỡi bò”, tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo... không chỉ khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, dư luận quốc tế lên tiếng mà còn làm cho Việt Nam và các nước trong khu vực hết sức quan ngại. Trong lĩnh vực kinh tế, cán cân thâm hụt thương mại đang nghiêng rất lớn về phía Việt Nam, là thách thức mang tính báo động. Tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam, chủ yếu là nguyên vật liệu phụ trợ, linh kiện và máy móc thiết bị, từ Trung Quốc tăng mạnh qua từng năm.
Những thách thức nêu trên dẫn tới một hệ lụy to lớn, đó là làm xói mòn niềm tin, tác động tiêu cực đến sự tin cậy mà hai nước đã nỗ lực xây dựng trong nhiều năm qua, đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp tích cực, phù hợp và hiệu quả để Việt Nam và Trung Quốc thực sự là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” trong bối cảnh khu vực và quốc tế đầy biến động hiện nay.
Nhận thức rõ thành tựu và những trở ngại trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mỗi người dân chúng ta, phải nêu cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Quyết không để kẻ thù lợi dụng, kích động chống đối.
Chí Hướng