Tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ đóng tại Nhật đang có hoạt động ở Biển Đông, gần các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp.
>>Hành động khiêu khích của tàu tuần duyên Trung Quốc ở biển Đông
>>Hành động khiêu khích của tàu tuần duyên Trung Quốc ở biển Đông
Hình ảnh vệ tinh đăng trên mạng xã hội cho thấy tàu Reagan và một số chiến hạm không xác định khác, có thể là của Mỹ và Trung Quốc, di chuyển trong khu vực phía đông bắc quần đảo Trường Sa vào ngày 28/9.
Khi được hỏi về các hình ảnh và vị trí của tàu Reagan và liệu việc điều động nó có nhằm mục đích gửi thông điệp tới Trung Quốc hay không, một phát ngôn viên Hạm đội 7, hải quân Mỹ, từ chối xác nhận vị trí tàu nhưng cho biết tàu đang trên đường "tiến hành các hoạt động thường lệ".
"Đường đi của tàu không liên quan tới bất kỳ sự kiện cụ thể nào", chỉ huy Reann Mommsen cho hay. Tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc biên chế Hạm đội 7, đơn vị phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Tàu có trọng tải 97.000 tấn, dài 333 m, thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (DH-183) tiến hành các hoạt động ở Biển Đông hồi tháng 6. Ảnh: US Navy
"Đường đi của tàu không liên quan tới bất kỳ sự kiện cụ thể nào", chỉ huy Reann Mommsen cho hay. Tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc biên chế Hạm đội 7, đơn vị phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Tàu có trọng tải 97.000 tấn, dài 333 m, thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 26/9 nói rằng tàu sân bay và nhóm tấn công của nó, có căn cứ ở Kanagawa, tỉnh Kanagawa, đang ở Biển Đông để "thị uy và leo thang quân sự hóa ở khu vực".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, chồng lấn vùng biển của các nước trong khu vực. Bắc Kinh cũng bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép để củng cố tuyên bố chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối từ các nước trên thế giới.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề ra chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" nhằm đối phó với tham vọng của Trung Quốc. Hải quân Mỹ nhiều lần điều tàu chiến đi qua Biển Đông để thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải và thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Vũ Hoàng (vnexpress theo Japan Times)