(Tindautruongdanchu)Ngày
19/9/2019, RFA tiếng Việt đưa tin “Việt
Nam tiếp tục bị cáo buộc đàn áp tự do tôn giáo và các nhóm xã hội dân sự độc lập”.
Bài báo dẫn lời Võ Văn Ái, kẻ cầm đầu cái gọi là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người
Việt Nam cho rằng Luật Tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam có hiệu lực từ năm 2018
hoàn toàn đi ngược lại luật pháp nhân quyền quốc tế.
Cảnh giác, phòng, chống âm mưu lợi dụng hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật để chống phá Việt Nam
- Sao phải hỏi ‘bao giờ đất nước đứng lên’?
- Đừng ‘lên cơn’ xuyên tạc về những năm cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- JB Nguyễn Hữu Vinh có thấy xấu hổ?
- Trò hề của những kẻ ‘dâng 9 kế sách cho Đảng, Nhà nước về Biển Đông’
Phát ngôn trên bộc lộ
rõ bộ mặt và tư tưởng phản động, xuyên tạc sự thật với mục đích vu khống Nhà nước
Việt Nam. Chúng ta biết rằng tín ngưỡng, tôn giáo là quyền tự do của mọi người;
để bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Tín ngưỡng tôn
giáo được ban hành là tất yếu. Khi xây dựng Luật Tín ngưỡng tôn giáo, quy trình
được tiến hành hết sức chặt chẽ, trong đó có cả việc xin ý kiến các tổ chức tôn
giáo, đại diện chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo. Đồng thời,
nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế và đại sứ quán các nước đã tìm hiểu, góp ý bằng
văn bản, thậm chí gặp và làm việc trực tiếp với Thường trực Ban soạn thảo về
các nội dung của Luật. Hầu hết các ý kiến đều đồng tình, ủng hộ Luật Tín ngưỡng
tôn giáo của Việt Nam. Như vậy, giả thử Luật
Tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam hoàn toàn đi ngược lại luật pháp nhân quyền quốc
tế như lời của Ái thì liệu có nhận được sự đồng thuận từ các đối tượng
chịu sự tác động của dự Luật cả trong và ngoài nước?! Hiện
95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là
tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53 ngàn chức sắc, 134
ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự; những con số đó là bằng chứng đanh thép chứng
minh chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”.
Tờ tin RFA chuyên 'lộng ngôn' xuyên tạc có tính chất vu cáo về Việt Nam (Ảnh chụp màn hình -Vũ Hùng)
Vẫn với luận điệu xuyên tạc thô thiển, Võ Văn Ái còn cho rằng “Việt Nam khước từ mọi cuộc đối thoại về lãnh vực nhân
quyền và tự do tôn giáo”, có lẽ Ái đã cố
tình phớt lờ sự thật mà chính hắn cũng biết, đó là ở cấp độ song phương, Việt
Nam hiện có cơ chế Đối thoại nhân quyền chính thức với năm nước (đối tác), bao
gồm EU, Thụy Sỹ, Na Uy, Australia và Mỹ. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tham gia
nghiêm túc vào quá trình xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, Ủy ban liên
chính phủ ASEAN về quyền con người, đóng góp tích cực trong các Ủy ban ASEAN về
phụ nữ và trẻ em, về lao động di cư. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đang ngày
càng chủ động và tích cực hơn tại các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người,
đặc biệt là đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2014 - 2016. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều kênh trao đổi không chính
thức về các vấn đề quyền con người, tham gia nhiều diễn đàn liên quan đến các
khía cạnh khác nhau của quyền con người.
Với
sự phụ họa từ RFA, Võ Văn Ái với bản chất phản động đã hoàn toàn không khảo sát
thực tế nhân quyền ở Việt Nam, chỉ khai thác, dựa trên các loại tin giả, tin bịa
đặt, cố tình bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen; đồng thời tảng lờ mọi thành tựu
nhân quyền mà Việt Nam đạt được; đánh tráo khái niệm để thực hiện âm mưu chống
phá khối đại đoàn kết các dân tộc, chia rẽ tôn giáo ở Việt Nam. Nhưng “bàn tay
không che nổi mặt trời”, dù Võ Văn Ái có điên cuồng chống phá như thế nào cũng
không thể phủ nhận được sự thật đang hiện hữu hằng ngày trên đất nước Việt Nam.
Vũ Hùng