Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc Asanzo tổ chức họp báo với nội dung “Chúng tôi được minh oan” khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền là hành động thiếu khôn ngoan. Vấn đề cốt lõi đối với Asanzo chính là bản thân doanh nghiệp phải nhận thức được mình đang ở đâu, đúng cái gì và sai cái gì… như thế mới là cầu thị.
>>Tổng cục Quản lý thị trường bác tuyên bố của Asanzo
Thưa ông, vụ việc của Asanzo bị cáo buộc “gian lận xuất xứ” một lần nữa khiến cho nhiều người nghĩ đến trường hợp của ông hoàng tơ lụa Hoàng Khải, Chủ tịch Khaisilk đã từng xảy ra cách đây không lâu. Liệu Asanzo có phải là trường hợp Khaisilk thứ 2 hay không?
Huyền Anh (Dân Việt)
>>Tổng cục Quản lý thị trường bác tuyên bố của Asanzo
Việc Công ty CP tập đoàn Asanzo của ông Phạm Văn Tam bị cáo buộc gian lận xuất xứ nhận nhiều quan điểm trái chiều từ dư luận. Đến nay, kết luận điều tra chính thức vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, ngày 17/9 vừa qua, Asanzo đã tổ chức họp báo với nội dung “Chúng tôi được minh oan”.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Văn Tam, chủ tịch HĐQT tập đoàn Asanzo cho biết, hiện nay, Asanzo đã có tất cả kết luận về các cáo buộc trong thời gian vừa qua, tuy nhiên, việc các cơ quan chức năng không công bố chính thức nên tập đoàn phải tổ chức họp báo để “tự cứu lấy mình”.
Các nội dung được ông Phạm Văn Tam đưa ra để “minh oan” cáo buộc gian lận xuất xứ, thương mại gồm văn bản của các đơn vị Tổng cục Hải quan, VCCI, Cục Kiểm tra sau thông quan.
PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh
- Trong trường hợp của Khaisilk, doanh nghiệp này mua hàng từ Trung Quốc về Việt Nam và chỉ cần cho người xé nhán mác “made in China” và gắn vào đó là nhãn mác của mình. Kể cả tính thế nào chăng nữa thì không có nổi 10% giá trị gia tăng tại Việt Nam, thậm chí tỷ lệ giá trị gia tăng gần như bằng 0. Trường hợp này có thể khẳng định đó là hành động “lừa đảo” và có thể dễ dàng định tội mà không gây ra bất cứ hiểu lầm nào.
Ông Hoàng Khải, Chủ tịch Khaisilk trước khi dính bê bối xuất xứ hàng hóa
Trong sự việc của Asanzo do ông Phạm Văn Tam làm Chủ tịch thì khác. Tất nhiên chúng ta chưa đề cập tới việc các bạn báo Tuổi trẻ điều tra như thế nào nhưng có thể phân thành 2 trường hợp như sau:
Thứ nhất, nếu như thực tế Asanzo của ông Phạm Văn Tam có nhập 1 số linh kiện về và từ đó họ có chế tạo thêm một số linh kiện, thiết kế kiểu dáng các sản phẩm và cuối cùng là lắp ráp các linh kiện điện tử lại thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Với quy trình này, Asanzo đã tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng đáng kể tại Việt Nam. Tất nhiên tỷ lệ này đã tới 30% hay chưa thì chúng ta chưa có cơ sở để khẳng định và cũng chưa bàn đến.
Trường hợp thứ 2, Asanzo của ông Phạm Văn Tam nếu chỉ nhập linh kiện về để lắp ráp thì đương nhiên giá trị gia tăng là thấp. Thế nhưng, nếu so với việc bóc nhãn cũ dán nhẵn mới của ông hoàng tơ lụa Khaisilk thì không thể tương đương và đánh đồng với nhau được.
Cũng phải thừa nhận, dù hàng hóa là sản xuất hay lắp ráp thì cuối cùng mỗi một sản phẩm được tạo ra cũng phải đề tên Asanzo, không có gì sai cả. Còn về xuất xứ của sản phẩm thì rõ ràng, sản xuất hay lắp ráp cũng đều tại Việt Nam chứ đâu? Asanzo không thể đề xuất xứ của linh kiện được vì mỗi loại linh kiện có thể nhập khẩu ở nhiều nơi khác nhau như Trung Quốc, Thái Lan hay Singapore …chẳng hạn.
Với cách nhìn nhận như vậy thì có thể khẳng định đây là 2 sự việc hoàn toàn khác biệt nhau, không tương đồng nhau. Không thể ví Asanzo như trường hợp Khaisilk thứ 2 được.
Vậy vấn đề của Asanzo cho đến thời điểm hiện tại cần hiểu thế nào cho đúng và đủ, thưa ông?
- Theo tôi việc Asanzo có gian lận xuất xứ hay không đến từ “lỗi” của nhà quản lý và nhà làm luật đó chính là không có cái tiêu chuẩn thế nào là hàng Việt Nam.
Hiện nay, quy định về ghi xuất xứ trên nhãn hàng rất bất cập do luật không quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể nên xảy ra tình trạng doanh nghiệp ghi sai hay đúng cũng khó mà “phán” được.
Ngay cả đề xuất mới cũng chưa thể hiện được rõ ràng. Trong trường hợp, tỷ lệ nội địa không đủ 30% thì gọi là hàng gì? Trong khi đó hàng hóa sản xuất cuối cùng tại Việt Nam mà không ghi tại Việt nam thì ghi ở đâu?
Chưa kể, việc hướng dẫn xác định tỷ lệ giá trị gia tăng sau quá trình "chế biến cơ bản" ở mức 30 hay 50% hoặc chỉ 5 hay 10% cũng chưa rõ ràng. Do vậy, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn khi ghi nhãn. Cả 1 vấn đề lớn nhưng cơ quan quản lý, những nhà làm luật cũng không làm rõ được thì doanh nghiệp biết phải làm sao? Luật sai thì không thể “đè” cổ doanh nghiệp.
Nói như vậy không có nghĩa rằng Asanzo không có “vấn đề”.
Thứ nhất, nếu như Asanzo mua tất cả từ phần từ nhựa và các ốc vit…từ Trung Quốc về lắp lại thì giá trị gia tăng rất nhỏ, nên ghi là lắp ráp tại Việt Nam mới đúng. Nhưng nếu chỉ lắp ráp thôi mà lại “xưng danh” hàng Việt Nam chất lượng cao như thời gian qua đó chính là lừa dối khách hàng.
Để “bắt bẻ” về mặt câu chữ thì Asanzo hoàn toàn có thể “cãi” được hàng hóa của Asanzo là hàng Việt Nam. Bởi từ trước đến nay chỉ có quy định hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài phải là phải có 30% giá trị gia tăng sản xuất tại Việt Nam còn hàng Việt Nam bán tại thị trường nội địa thì lại không có quy chuẩn.
Thứ 2, theo một số kết luận điều tra ban đầu thì Asanzo đã thành lập các công ty con và các công ty này không có hóa đơn chứng từ nhập khẩu hàng hóa, không công khai doanh thu, và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Đến bây giờ khi điều tra một số doanh nghiệp đã giải tán hoặc không tồn tại.
Vậy chứng tỏ, việc nhập nhằng trong việc công khai doanh thu, trốn thuế có thể là do công ty con của Asanzo thực hiện hoặc chính bản thân Asanzo đã thực hiện. Nếu như tình trạng này thực sự tồn tại thì có thể nhìn nhận đó là sự nhập nhèm, không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và doanh nghiệp này sẽ phải chịu trách nhiệm.
Dù công tác điều tra đến nay vẫn chưa ngã ngũ song Asanzo đã tự đứng ra tổ chức họp báo với tiêu đề "Asanzo được minh oan". Theo ông, đó có phải là cách làm khôn ngoan đối với một doanh nghiệp đang nằm trong vòng điều tra của cơ quan chức năng hay không?
Tuy ông Phạm Văn Tam đã tự "minh oan" những vẫn chưa thể chắc chắn Asanzo có vi phạm gì hay không?
Tôi có thể khẳng đinh, đó là một hành động không hề khôn ngoan. Xử lý truyền thông không khéo léo.
Nếu xét trên 1 góc độ nào đó thì đúng là luật đang có lỗ hổng về xuất xứ hàng hóa nên dù chưa thể khẳng định Asanzo đúng hoàn toàn nhưng có thể nói Asanzo không sai cũng không vấn đề gì.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp đăng ký là hàng Việt Nam chất lượng cao và có hành vi thành lập công ty con từ đó trốn tránh thuế lại là vấn đề liên quan đến gian lận thương mại. Tất cả những vấn đề này đều đang nằm trong vòng điều tra của cơ quan chức năng và chưa được cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền đưa ra kết luật đúng hay sai.
Trong trường hợp này, Asanzo cần phải đợi kết luận điều tra, lúc đó nếu Asanzo muốn phản đối hay tuyên tuyền đều chưa có gì là muộn.
Cũng phải nói thêm rằng, các văn bản được Asanzo đưa ra làm căn cứ “minh oan” không có tính pháp lý quyết định vì vậy việc viện dẫn vào các văn bản này của doanh nghiệp là không có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng.
Trong khi đó, việc “tự minh oan” bằng việc tổ chức họp báo của Asanzo như con dao 2 lưỡi và đẩy doanh nghiệp này vào những vấn đề không “hay ho”.
Thứ nhất, người ta vẫn nghĩ là Asanzo vẫn cố tình lừa tiêu dùng. Trường hợp của Asanzo có thể gọi là trường hợp luật không bao trùm nên người ta không bắt tội chứ không có nghĩa rằng hàng hóa của Asanzo đúng là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Cố tình “minh oan” khi chưa đủ cơ sở thể hiện thái độ không những không tôn trọng đạo đức kinh doanh mà còn coi thường quyền lợi của người tiêu dùng, thiếu tôn trọng pháp luật.
Đồng thời, dư luận cũng sẽ đặt ra câu hỏi, việc tổ chức họp báo với mục đích thông tin những vấn đề “nóng” khi chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như của Asanzo phải chăng nhằm dẫn hướng dư luận?
Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo tại họp báo ngày 17/9. Ảnh: H.Thu
Về phía cơ quan chức năng, họ sẽ nghĩ rằng, Asanzo đang cố tình “tung hỏa mù” làm rồi quá trình điều tra. Nếu mà xét về phương diện này, Asanzo đang tự làm khó mình vì rõ ràng Asanzo đã làm cho “nhẹ” của cái tội không còn nữa (đánh mất cả phần “được ưu tiên giảm nhẹ”).
Thứ ba, việc này cũng cho thấy, Asanzo của ông Phạm Văn Tam đã không nhìn nhận thực tế lỗi của mình. Như tôi đã nói, nếu như Asanzo gian lận thương mại bằng việc thành lập doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện về lắp ráp nhưng quan trọng hơn là các công ty Asanzo không kê khai, trốn thuế thì lúc này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không còn là xử lý hành chính nữa.
Chính sự phức tạp của những vấn đề này khiến cho quá trình điều tra kéo dài ra như thế. Trong trường hợp này doanh nghiệp nên giữ “im lặng” và tự nhìn nhận vấn đề thay vì “khơi khơi” coi như chẳng có lỗi gì như thế là không ổn. Đến nay, nếu phát hiện sai phạm thì đương nhiên cơ quan chức năng họ sẽ “thẳng tay” xử lý.
Nói như vậy có nghĩa rằng Asanzo đã không còn đường lùi phải không, thưa ông?
- Người ta thường nói “quay đầu là bờ”. Là người Việt Nam với nhau và ngay cả cơ quan quản lý cũng thế xử lý thế nào cho hợp lý để cho doanh nghiệp “sống”. Như thế vừa nuôi dưỡng được một thương hiệu Việt, vừa tạo công ăn việc làm…Nếu thực sự mất đi một thương hiệu Việt thì quả thật rất xót xa.
Tôi cũng phải nhấn mạnh lại rằng, vấn đề cốt lõi hơn đó chính là bản thân doanh nghiệp phải nhận thức xem anh đang ở đâu, đúng cái gì và sai ở đâu? Doanh nghiệp đang cần cơ quan quản lý tháo gỡ những vấn đề gì như thế mới là cầu thị.
“Quay đầu” không có lúc nào là muộn cả. Trường hợp của Asanzo, đến thời điểm này, nếu “quay đầu” sẽ khó khăn hơn và tốn chi phí hơn so với trước đây. Hiện tại, Asanzo đã lấn quá sâu, bơi quá xa nên khi muốn bơi trở lại bờ rõ ràng sẽ phải bơi dài hơn thì sẽ mệt mỏi hơn và vất vả hơn.
Huyền Anh (Dân Việt)