Năm 2006, hai năm sau khi Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (Nghị quyết 36) được ban hành, nhà báo Etcetera Nguyễn Quang Trường ở tuần báo Viet Weekly (Mỹ) lần đầu tiên từ nước Mỹ về Việt Nam tác nghiệp.
Từ đó, qua tiếp xúc, quan sát, suy nghĩ, anh tự nhận ra mình đã sai lầm, để rồi từ sự thay đổi về nhận thức cũng như tình cảm và trách nhiệm đối với Tổ quốc, Bác Hồ và dân tộc... anh quyết định thường xuyên về Việt Nam lặn lội làm báo để thông tin kịp thời với bạn đọc ở Mỹ và bạn bè quốc tế về tình hình đất nước và làm từ thiện. Qua hàng nghìn video-clip do anh thực hiện trên mọi miền đất nước được công bố trên Văn hóa Việt Nam TV, có thể thấy Etcetera Nguyễn Quang Trường là người rất nặng lòng với quê hương và văn hóa Việt Nam. Bài viết gồm hai kỳ của Etcetera Nguyễn Quang Trường gửi đến Báo Nhân Dân vừa là tâm sự, vừa cho thấy tinh thần của Nghị quyết 36 đã giúp một người Mỹ gốc Việt thay đổi như thế nào. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Những thủ đoạn chống phá 'nham hiểm' của các thế lực thù địch trước thềm đại hội Đảng
Từ đó, qua tiếp xúc, quan sát, suy nghĩ, anh tự nhận ra mình đã sai lầm, để rồi từ sự thay đổi về nhận thức cũng như tình cảm và trách nhiệm đối với Tổ quốc, Bác Hồ và dân tộc... anh quyết định thường xuyên về Việt Nam lặn lội làm báo để thông tin kịp thời với bạn đọc ở Mỹ và bạn bè quốc tế về tình hình đất nước và làm từ thiện. Qua hàng nghìn video-clip do anh thực hiện trên mọi miền đất nước được công bố trên Văn hóa Việt Nam TV, có thể thấy Etcetera Nguyễn Quang Trường là người rất nặng lòng với quê hương và văn hóa Việt Nam. Bài viết gồm hai kỳ của Etcetera Nguyễn Quang Trường gửi đến Báo Nhân Dân vừa là tâm sự, vừa cho thấy tinh thần của Nghị quyết 36 đã giúp một người Mỹ gốc Việt thay đổi như thế nào. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
(Bài 2)
Năm 2003, tuần báo Viet Weekly của một nhóm người Mỹ gốc Việt đã ra đời tại Mỹ, với tôn chỉ đưa tin một cách khách quan và tạo diễn đàn đa chiều cho nhiều khuynh hướng xã hội, chính trị khác nhau. Ðó là lý do vào dịp hội nghị APEC diễn ra tại Việt Nam vào năm 2006, tôi đăng ký với cơ quan chức năng để về nước tác nghiệp. Cùng về với tôi lần đó còn có một số nhà báo người Mỹ gốc Việt khác. Trong sơ yếu lý lịch cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu kê khai, có các mục như đã làm gì, đã cộng tác với ai…
Mời bạn xem video những kẻ chống cộng cực đoan ở Houston - Texas đấu tố nhau:
Ảnh chụp màn hình video
Dù không bị bắt buộc phải kê khai như thế nào, tôi thấy bản thân cần có trách nhiệm, và đã kê khai rất đầy đủ. Tôi nghĩ cơ quan an ninh Việt Nam thừa biết tôi từng là người chống cộng nhưng họ không gây khó khăn, suốt thời gian tác nghiệp tại Việt Nam tôi cũng không bị giám sát. Vì thế anh em ở Viet Weekly đã có cơ hội được phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt (1922 - 2008). Hình ảnh ông Võ Văn Kiệt trên trang bìa và bài phỏng vấn in trang trọng trong trang báo, cùng thông tin và bình luận khách quan về APEC 2006, phóng sự về cuộc sống của đồng bào ở Tây Nguyên; sau đó là bài phỏng vấn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi ông tới thăm nước Mỹ,… được đăng tải trên Viet Weekly đã trở thành "giọt nước tràn ly tức tối" của những người chống cộng ở Mỹ. Họ lấy đó làm cơ sở vu cáo Viet Weekly "thân cộng, làm lợi cho cộng sản".
Họ tụ tập để phê phán, chửi bới, tổ chức biểu tình nhiều tuần trước tòa soạn của Viet Weekly, đồng thời kêu gọi "không mua, không đọc, không quảng cáo cho Viet Weekly". Nghĩa là họ quyết triệt đường sinh nhai để "bóp chết" tờ báo của chúng tôi. Ðến nay nhớ lại, tôi vẫn thấy kinh sợ, không hiểu vì sao họ có thể hành xử như vậy với đồng hương ở nơi đất khách quê người? Vì sao họ kêu gào đòi tự do báo chí ở Việt Nam, nhưng lại tiến công, chà đạp một tờ báo có ý kiến khác họ?
Từ năm 2006, tôi tiếp tục về nước nhiều lần nữa để tham dự một số lễ hội, sự kiện lớn được tổ chức ở Việt Nam. Sau mỗi lần trở về, tôi lại "ngộ" ra nhiều điều và luôn cố gắng đưa thông tin khách quan về đất nước đến với người Việt ở Mỹ. Có một sự kiện quan trọng đến với tôi là năm 2012, được cùng một số nhà báo người Mỹ gốc Việt ra thăm quần đảo Trường Sa theo lời mời của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao). Chuyến đi này và các chuyến đi trong những năm sau đó giúp tôi hiểu Nhà nước cùng nhân dân Việt Nam đã và đang rất quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước luôn đồng lòng hướng về biển đảo của Tổ quốc, đặc biệt gây xúc động và in đậm dấu ấn trong tôi là hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày đêm vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để đứng vững ở nơi đầu sóng ngọn gió...
Trong tâm trí tôi diễn ra cuộc tự vấn nghiêm khắc xem có thực lòng tận tâm với quê hương hay không, và tôi đi từ chỗ manh nha đến chỗ quyết định trở về để được làm một việc gì đó dù nhỏ cho quê hương.
Từ đó, mỗi năm tôi về Mỹ một thời gian thăm gia đình, giải quyết một số việc cá nhân, còn lại chủ yếu ở Việt Nam. Hồi mới về và đến hôm nay, mỗi khi rảnh rang là tôi ngồi bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vẽ tranh chân dung cho khách. Biết tôi từ Mỹ về, anh em họa sĩ làm việc ở đó từ trước đã vui vẻ nhường cho tôi một chỗ ngồi. Mỗi bức tranh giá chỉ một hai trăm nghìn đồng song tôi thích thú, vì vừa đem lại niềm vui cho người khác, vừa là thu nhập từ lao động chân chính. Rồi tôi lang thang khám phá để vẽ tranh phố phường Hà Nội, một thành phố dù tìm hiểu rất nhiều nhưng tôi chưa thỏa mãn. Hà Nội đẹp và người Hà Nội thân thiện. Tôi nhận được từ họ lòng nhân ái, niềm vui và sự khích lệ, mà sống trong cộng đồng ở Mỹ rất ít khi tôi có được.
Rồi tôi cộng tác vẽ tranh minh họa hơn mười cuốn sách của NXB Kim Ðồng, làm chủ biên cuốn Ký sự Trường Sa, Hoàng Sa tập hợp 19 bài báo của tôi và các tác giả là người Việt ở trong nước và ngoài nước, do NXB Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2015. Ðồng tiền gom góp từ những việc làm này, phần giúp tôi sinh sống hằng ngày, phần là kinh phí cho các chuyến đi thực tế làm báo, không nhận tài trợ từ bất cứ cơ quan hay doanh nghiệp nào.
Với tâm nguyện tôn trọng sự thật, trên đủ loại phương tiện từ xe "ôm", xe máy, đến xe khách đường dài, tàu hỏa,... tôi đeo ba-lô đến mọi miền tìm tòi, phát hiện những giá trị nhân văn, văn hóa, con người, kết nối yêu thương qua chuyển những món quà từ thiện đến người có hoàn cảnh khó khăn. Trên lộ trình đó, tôi được bà con dọn cho chỗ ngủ trên nhà sàn giữa núi rừng hiểm trở, nấu cho bữa cơm sau khi vượt qua chặng đường vượt đèo dốc tưởng như bị hụt hơi. Có buổi chiều tối, anh em bộ đội ở một đồn biên phòng rất heo hút đã nhận ra tôi, tay bắt mặt mừng, họ mời ăn nghỉ, dặn dò về luật pháp nơi biên giới. Nụ cười ấm áp của các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. Nghị lực, ý chí của thầy cô giáo ở điểm trường cheo leo đỉnh núi, không chỉ xa nhà mà còn ở xa nơi trung tâm hàng chục cây số...
Tất cả cho tôi thấy Nhà nước dành rất nhiều tiền của, công sức để đưa ánh sáng văn minh, thành tựu khoa học đến với đồng bào nghèo, đến cả nơi hẻo lánh nhất, giúp bảo đảm cuộc sống, tạo cơ hội phát triển. Các hệ thống điện - đường - trường - trạm tôi gặp trên nẻo đường Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,... giúp tôi hiểu cụ thể về nỗ lực này. Và đồng bào của tôi cũng vậy, ở đâu tôi cũng gặp những nụ cười, tâm sự lạc quan, gặp những con người đang nỗ lực học tập nâng cao tri thức, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo... Cho nên, dù từng gặp một số sự việc không thể khích lệ, gặp một số con người có hành vi cần phê phán, tôi vẫn không coi đó là hình ảnh đất nước, không dựa vào đó để bình luận tiêu cực, bởi với chiều hướng phát triển chung, mọi sự việc và hành vi đó rồi sẽ bị đào thải khỏi cuộc sống.
Kết quả những chuyến đi của tôi đã công bố trên trang Văn hóa Việt Nam TV. Hơn 50 nghìn người đăng ký trang mạng này làm cho tôi thấy việc làm của mình đã có ý nghĩa nhất định. Phải chăng vì thế tôi đã làm "mếch lòng" một số người không muốn tôi đưa lên internet (in-tơ-nét) các hình ảnh tốt đẹp về đất nước, nên gần đây có người tiến công làm giảm uy tín của tôi? Họ quyết liệt đến mức mới rồi cha tôi gọi điện bảo: "Họ không chấp nhận, họ ngộ nhận về con thì về đi. Không có việc làm, cha mẹ sẽ nuôi, anh chị em bao bọc. Cộng đồng ở đó chống con thì về với cha mẹ, không ai bỏ con đâu!". Ở tuổi 50, nghe cha nói tôi rơm rớm, nhưng vẫn trả lời: "Cha để con đi trên con đường đã chọn. Về là con tự nhận thất bại. Họ sẽ phỉ nhổ, sẽ nói: Cộng sản đuổi mày về đấy, mày thua cuộc rồi". Và tôi kể cho cha nghe về lòng nhân ái, chia sẻ, động viên, khuyến khích của mọi người ở Việt Nam dành cho tôi sau khi biết tôi bị kẻ xấu cố tình bêu riếu, xúc phạm... Ðó là yếu tố giúp tôi thấy quyết định trở về quê hương luôn là một lựa chọn đúng.
Trở lại với Nghị quyết 36. Nhằm xuyên tạc quan điểm nhân văn, rộng mở của Việt Nam, người chống cộng ở hải ngoại rêu rao Nghị quyết 36 là thủ đoạn "xâm nhập, lôi kéo, lũng đoạn cộng đồng người gốc Việt". Nhưng 44 năm qua chính họ mới là kẻ đã phá hoại cộng đồng, như mới đây ông Ðặng Văn Phong (cựu thiếu tá không quân VNCH trước đây), nói: "Hiện giờ ở hải ngoại niềm tin không còn nữa... bị lừa đảo quá nhiều rồi, họ không còn tin ai được nữa". Tôi là một trong những người không còn tin vào họ, nên tôi tìm cho mình đường về với Tổ quốc. Trên những nẻo đường đã qua, tôi gặp rất nhiều người Việt Nam từ nhiều nước khác nhau. Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,... đọc banner quảng cáo chương trình biểu diễn nghệ thuật có tên một số nghệ sĩ từ hải ngoại trở về tôi thấy vui.
Vui bởi trong đó có nghệ sĩ đã từng bỏ nước ra đi, vì miếng cơm manh áo mà từng phải đứng dưới "cờ vàng" và tôi cũng phỏng vấn họ đăng trên Viet Weekly. Giờ họ về nước biểu diễn, tức là Nhà nước Việt Nam rất rộng lượng, không lấy sai lầm của hàng chục năm trước làm căn cứ để đánh giá họ hôm nay. Mà người như thế nhiều lắm. Kinh doanh, làm ăn tử tế không bị cấm cản. Giảng dạy, nghiên cứu nghiêm túc được khuyến khích. Làm từ thiện, hỗ trợ người nghèo luôn được biểu dương. Người cao tuổi được tạo điều kiện về nước vui cùng con cháu... Người yêu nghề báo như tôi thì được vác máy, đeo ba-lô tới mọi vùng miền, không ai ép buộc phải làm gì, miễn là luôn trung thực, tuân thủ luật pháp, bảo đảm đạo đức người làm báo. Ðiều này không chỉ là yêu cầu đối với người làm báo ở Việt Nam, mà ở nước nào cũng vậy.
Hồi mới về nước, lần đầu tiên tiếp xúc với mệnh đề "đưa nghị quyết vào cuộc sống", quả thật tôi không hiểu. Rồi tìm hiểu, tôi phát hiện đó là điều rất thú vị. Vì mọi nghị quyết chỉ có ý nghĩa, giá trị khi đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Khi Nghị quyết 36 được đưa vào cuộc sống, người Việt Nam ở nước ngoài biết cụ thể, đầy đủ về quan điểm của Nhà nước Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài, từ đó mỗi người tùy vào hoàn cảnh mà trở về quê hương, hoặc thăm ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, hoặc đầu tư kinh doanh, đóng góp xây dựng Tổ quốc, an vui tuổi già...
Và khi Nghị quyết 36 được đưa vào cuộc sống thì tôi, một người Việt Nam ở nước ngoài, mới có niềm vui được làm việc, được góp phần nhỏ của mình vào sự phát triển của quê hương, nguồn cội.
Nguyễn Quang Trường (Nhân dân)