Bày tỏ chính kiến, quan điểm là quyền của mỗi người. Nếu quan điểm, chính kiến là những kiến nghị thiết thực, xuất phát từ động cơ xây dựng thì đó là điều rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, một thực tế là trên các trang mạng xã hội, việc “bày tỏ chính kiến” về một vấn đề, sự việc đang trở nên rất hỗn độn, rất nhiều người tự cho mình có hiểu biết, có trình độ rồi tự lên lớp làm “thầy phán”, nói chỗ này, kích bác chỗ kia gây nhiễu loạn thông tin, phức tạp tình hình.
Có thể thấy rõ thực tế này từ thông tin mạng xã hội về hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải dương 8, Trung Quốc.
Hồi tháng 8 vừa qua, một nhóm người dưới danh nghĩa “nhân sĩ trí thức” đã tự soạn thảo văn bản “Tuyên bố Biển Đông”, rêu rao rằng đã thu thập được hơn 1.000 chữ ký để gửi cho các nhà lập pháp tại Hà Nội. Số này đã tập hợp, ước chừng chục người, đi bộ đến tòa nhà Quốc hội để “trao bản tuyên bố cho Chủ tịch Quốc hội”, tuy nhiên không gặp được người có thẩm quyền nên văn bản được gửi qua đường bưu điện.
Để tạo dư luận, họ tụ tập, tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, cho người quay clip tung lên mạng. Bản tuyên bố này có 4 điểm, trong đó đưa ra đề nghị Việt Nam hoàn chỉnh hồ sơ để kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, giống như việc Philippines đã làm trước đây. Việc thu thập chữ ký cũng chính là nhằm mục đích “tạo trọng lượng” cho bản tuyên bố mà họ đưa ra.
Bản tuyên bố được phát tán trên mạng, thu hút bình luận, trong đó có những lời lẽ rất tiêu cực của những người thiếu hiểu biết hoặc những người có tâm lý thù địch, bất mãn với chế độ. Thậm chí, có người còn châm chỉa rằng tại sao một bản tuyên bố “sâu sắc, khoa học” như vậy mà Nhà nước Việt Nam lại bàng quan, không tiếp thu! Họ còn miệt thị rằng, tại sao vấn đề Biển Đông, chủ quyền biển đảo nguy nan mà “chính quyền vẫn bình chân”, để cho những “chí sĩ yêu nước” phải “ngày đêm dày vò, lo nghĩ kế sách cứu nguy”!...
Đọc qua những câu từ này cho thấy, sự tung hứng rất kệch cỡm của những người đưa ra tuyên bố mà người “bày tỏ chính kiến”, thực chất là hành vi tạo cớ để gây nhiễu dư luận, bôi nhọ, miệt thị Đảng, Nhà nước về đường lối đối ngoại, đường lối quốc phòng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Theo dõi nhiều năm qua thì việc những nhóm người nhân danh nhân sĩ trí thức, đưa ra cái gọi là “thư ngỏ, tuyên bố, kiến nghị, thư góp ý...” đã lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là thời điểm Quốc hội lấy ý kiến góp ý dự thảo bản Hiến pháp mới (năm 2013), rồi việc giải quyết các vấn đề phức tạp về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại một buổi họp báo
Đọc qua những câu từ này cho thấy, sự tung hứng rất kệch cỡm của những người đưa ra tuyên bố mà người “bày tỏ chính kiến”, thực chất là hành vi tạo cớ để gây nhiễu dư luận, bôi nhọ, miệt thị Đảng, Nhà nước về đường lối đối ngoại, đường lối quốc phòng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Theo dõi nhiều năm qua thì việc những nhóm người nhân danh nhân sĩ trí thức, đưa ra cái gọi là “thư ngỏ, tuyên bố, kiến nghị, thư góp ý...” đã lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là thời điểm Quốc hội lấy ý kiến góp ý dự thảo bản Hiến pháp mới (năm 2013), rồi việc giải quyết các vấn đề phức tạp về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
Sau “thư ngỏ, thư góp ý, tuyên bố” là chiêu thu thập chữ ký. Họ trưng ra bản thu thập chữ ký của “nhân sĩ trí thức” với những cái tên quen thuộc về tư duy ngược, quan điểm ngược với đường lối bảo vệ Tổ quốc, đường lối quốc phòng, an ninh, ngoại giao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Quan điểm sai lệch, phản khoa học nhưng lại được họ tự cho là khẩn thiết nhằm “cứu nguy” an ninh, chủ quyền đất nước nhằm đánh lạc hướng dư luận. Riêng về chữ ký, thực tế cũng chỉ quanh quẩn ở những “nhà dân chủ” nhẵn mặt, còn cái gọi là chữ ký, sự ủng hộ trên mạng với con số hàng vạn người thì đó chỉ là số ảo mà thôi.
Về tình cảm yêu nước, mong muốn hiến kế cho Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đó là điều đáng trân trọng. Tuy nhiên, cần phân biệt sự hiến kế, kiến nghị xuất phát từ lòng yêu nước chân chính, từ tình cảm với quê hương, đất nước để đóng góp ý kiến cho Đảng, Nhà nước với việc lợi dụng vấn đề, nhân danh ý kiến, kiến nghị để gây nhiễu, làm phức tạp tình hình, với động cơ xấu.
Trong vấn đề Biển Đông, lâu nay, Đảng, Nhà nước ta cũng luôn trân trọng những tình cảm, ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, từ trí thức, văn nghệ sĩ các bậc lão thành đến thế hệ trẻ. Song, việc nhân danh yêu nước để tụ tập, lấy chữ ký hoặc giả mạo chữ ký, đưa ra các văn bản kiến nghị để gây sức ép với Đảng, Nhà nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch chống phá là không thể được.
Như trong trường hợp trên, nói là kiến nghị nhưng số người này lại tụ tập tuần hành, mang băng rôn, khẩu hiệu đến cổng cơ quan công quyền, cho người quay clip tung lên mạng, phê phán, miệt thị... thì đây thực chất là hành động vin cớ yêu nước, vin cớ kiến nghị để châm mồi, khuấy nước cho các thế lực thù địch chống phá.
“Cần khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế” là chiêu mà nhiều thế lực chống đối vin vào để kích động người dân, từ đó miệt thị chính quyền. Ngày 14-8-2019, trang VOA đưa bài viết “Vụ bãi Tư Chính: Chưa kiện thì chưa tin”. Bài báo này cho rằng, để tránh Trung Quốc có hành động xâm phạm thì Việt Nam phải kiện ra Tòa án Quốc tế như những gì mà Philippines đã làm trước đây. Chỉ khi Việt Nam đâm đơn khởi kiện, thể hiện rõ thái độ quyết liệt thì người dân mới có thể tin, chứ nay chỉ phản ứng mà chưa kiện thì chưa tin!
Rõ ràng, đây là kiểu đánh tráo khái niệm, vờ mượn dẫn chứng của nước ngoài khi kiện ra Tòa án Quốc tế để “vẽ đường” cho Việt Nam, để kích động tâm lý người dân khiến họ nghĩ rằng, trong xử lý vi phạm chủ quyền thì “phải kiện” mà không thấy được nguyên tắc, đường lối giải quyết phù hợp, đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Tương tự, trang BBC còn bày trò “vụ bãi Tư Chính và cơ hội thoát Trung”, tự suy diễn rồi “góp ý” phải thế này, phải thế kia.
Thậm chí, trang RFA trước đó còn xuyên tạc vấn đề khi nói rằng, lãnh đạo Việt Nam “vẫn im tiếng” trong vụ việc tại bãi Tư Chính, từ đó kích động người dân “phải có chính kiến”, kêu gọi xuống đường “thể hiện lòng yêu nước”... Họ tỏ ra người có hiểu biết rồi phán “Khả năng đụng độ vũ trang tại bãi Tư Chính tăng cao”; “Bãi Tư Chính, rủi ro đụng độ quân sự khi đối đầu lần hai”...
Có tài khoản suy diễn, xuyên tạc vấn đề thành “Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu từ bỏ chính sách “ba không”, xuyên tạc chính sách nhất quán về quốc phòng, đối ngoại của Đảng và Nhà nước...
Cảnh sát biển tuần tra, bảo đảm an ninh, an toàn trên các vùng biển Việt Nam
Có tài khoản suy diễn, xuyên tạc vấn đề thành “Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu từ bỏ chính sách “ba không”, xuyên tạc chính sách nhất quán về quốc phòng, đối ngoại của Đảng và Nhà nước...
Xâu chuỗi các sự kiện, diễn biến trên Biển Đông những năm qua cho thấy, các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng vấn đề này để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ.
Có thể nhận diện các thủ đoạn của chúng là: Thứ nhất, kích động người dân tuần hành, biểu tình dưới danh nghĩa yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Dưới vỏ bọc tuần hành thể hiện tình yêu nước và bảo vệ Tổ quốc, các đối tượng rêu rao việc xuống đường đấu tranh là ôn hòa, phi bạo lực. Tuy nhiên, mưu đồ là tiến hành ném bom xăng, tấn công trụ sở cơ quan công quyền, tấn công cảnh sát, cán bộ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, bằng những luận điệu xảo trá, họ cho rằng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì người dân phải xuống đường, phải gây áp lực để Nhà nước “vào cuộc”, kêu gọi phải huy động quân đội “thể hiện bản lĩnh”. Cùng với đó, các đối tượng còn cổ súy, đưa luận điệu “tự người dân có thể bảo vệ Tổ quốc”, không cần sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Thứ ba, kẻ địch tìm cách xuyên tạc chủ trương, hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Đảng, Nhà nước ta. Từ việc thông tin về chủ quyền biển đảo bị suy diễn sai lệch, chúng đưa ra các bài viết chế giễu, đả kích đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chúng cho rằng lãnh đạo Đảng, Nhà nước “vì phe này, phe kia” không giải quyết tình hình, để chủ quyền bị xâm lấn. Chúng xuyên tạc Đảng ta bằng luận điệu: khi đất nước chỉ có một đảng lãnh đạo thì không có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ đó hướng lái tư tưởng đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hướng lái thể chế chính trị tại Việt Nam đi theo hướng tư bản.
Điểm nữa, các đối tượng lợi dụng vấn đề chủ quyền để đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý. Chúng bịa chuyện những người phạm pháp bị bắt giữ thành “đàn áp người yêu nước”, “bắt giữ người dân bảo vệ chủ quyền biển đảo”, khoác cho số này tên gọi “tù nhân lương tâm”!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Về hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải dương 8, Việt Nam đã nói rõ nhiều lần. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”.
Tính chất nhất quán của quốc phòng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa, quốc phòng hòa bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nguyện vọng và cũng là lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển...
Trước tình hình vi phạm chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp, đặt ra yêu cầu cao phải tăng cường tổ chức lực lượng và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đấu tranh toàn diện, bằng các hình thức, biện pháp linh hoạt, thông qua chủ trương, kế hoạch chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Trong vấn đề đó, chúng ta cần cảnh giác những kẻ lợi dụng vấn đề Biển Đông, lợi dụng lòng yêu nước của người dân để kích động, chống phá.
An Nhi (Công an nhân dân)