(Tindautruongdanchu)-Trên trang mạng xã hội
facebook cá nhân Phạm Chí Dũng nhân danh hội nhà báo độc lập, ngày 16/11/ 2019 đăng
bài viết “Vì sao EU vội vã và dễ dãi ký
kết EVFTA và IPA?” nhằm củng cố cho lập luận của mình về “THƯ KIẾN NGHỊ HOÃN
PHÊ CHUẨN EVFTA VÀ IPA” gửi lên “Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu” từ ngày 13/11/2019.
Tuyên án Châu Văn Khảm phạm tội khủng bố: Đã đến lúc dân biểu C.Hayes nên xem xét lại!
- Luật sư Phùng Tuệ Châu: 'Tôi ủng hộ đất nước và nhân dân tôi'! (Bài 1)
- Phòng, chống 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' của sĩ quan trẻ trong Quân đội hiện nay
- Vì sao Nguyễn Lân Thắng luôn 'nêu' khẩu hiệu 'đồng hành cùng Hong Kong'?
- Đỗ Ngà-Những luận điệu trơ trẽn, vô căn cứ
Nội dung bài viết và thư
kiến nghị của Phạm Chí Dũng đều nhằm mục đích cản trở tiến trình ký kết và phê
chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định
Bảo Vệ Đầu Tư (IPA) mà Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết với Việt Nam ngày 30/6/2019,
theo lộ trình hiệp định này được Hội Đồng Châu Âu phê chuẩn đầu năm 2020 và sẽ
có hiệu lực vào thời điểm do hai bên thống nhất.
Kẻ mang danh nhà báo độc lập -Phạm Chí Dũng
Để củng cố cho quan điểm
mang tính độc lập, lập luận chặt chẽ có thực tế minh chứng, trong thư kiến nghị ông Dũng tự đưa ra câu hỏi“Cho tới nay, tôi vẫn ngạc nhiên không biết vì nguyên do đặc biệt
nào mà một số quan chức của EU lại tỏ ra vồ vập EVFTA và IPA, luôn tìm cách
thúc đẩy để hai hiệp định này được ký kết và phê chuẩn sớm nhưng lại không hề
quan tâm đến khía cạnh mất cân bằng nghiêm trọng...” có hai nhóm vấn đề cơ bản
được ông Dũng đưa ra, thứ nhất “Trong quan hệ thương mại song phương và đa
phương giữa EU và Việt Nam trong nhiều năm qua, hầu như năm nào EU cũng phải
nhập siêu từ Việt Nam đến 20 - 25 tỷ USD, và giá trị nhập siêu này ngày càng
tăng theo thời gian” quan điểm cho rằng mất cân bằng về cán cân thương mại hai
chiều.
Vấn đề lớn thứ hai ông Dũng cho rằng tình hình nhân quyền ở
Việt Nam vẫn diễn biến xấu bất lợi cho người lao động khi hai bên hợp tác
“Chúng tôi có thể đánh giá rằng đến 95% những khuyến nghị của EU về cải thiện
nhân quyền trong những năm qua đã bị chính quyền Việt Nam bỏ qua...”.
Những lập luận, dẫn chứng thiếu thực tế được ông Dũng sử dụng
để tuyên truyền ngay từ khi hai bên đàm phán, chuẩn bị các điều kiện để ký kết và
đến giai đoạn phê chuẩn hiệp định nhằm mục đích gì thì những ai quan tâm đều biết.
Quan điểm nhìn nhận, đánh giá sai lệch có hệ thống của ông Dũng không đúng thực
tế về môi trường pháp lý vận hành nền kinh tế thị trường nhằm thỏa mãn các điều
kiện làm ăn song phương, đa phương và những tiến bộ xã hội về dân chủ, nhân
quyền mà Việt Nam đã đạt được. Phạm Chí Dũng đã cố tình không hiểu và thừa nhận,Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu
và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA) là mong muốn của hai phía là
kết quả tất yếu của quá trình tìm hiểu, đàm phán và nỗ lực cố gắng của cả hai
bên trong gần 10 năm vừa qua.
Thực tế đã không thể phủ
nhận ngaytừ khi hiệp định còn chưa được ký kết,Việt Nam đã trở thành đối tác
thương mại lớn thứ hai của EU trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ
sau Singapore; với giá trị thương mại đạt gần 50 tỷ euro mỗi năm, đầu tư của EU
tại Việt Nam đạt gần 10 tỷ euro trong năm 2018, con số này sẽ còn tăng mạnh
trong những năm tới và ngày càng có nhiều công ty lớn của châu Âu được thành
lập tại Việt Nam là một minh chứng sinh động.
Là hiệp định song phương thế hệ mới (EVFTA), bao gồm nhiều
điều khoản quan trọng được hai bên cam kết như: bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do
hóa đầu tư và phát triển bền vững; đặc biệt hai bên đều cam kết thực hiện những
tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế về quyền và nghĩa vụ của người
lao động, cấm sử dụng lao động trẻ em..., cũng như các công ước Liên Hợp Quốc về
an ninh phi truyền thống, những vấn đề liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi
khí hậu hoặc bảo vệ đa dạng sinh học.
Hiệp định được ký kết đánh giá sự nỗ nực cố gắng của cả hai
phía; đặc biệt là sự nỗ lực của một quốc gia trên con đường hội nhập theo tiêu
chuẩn quốc tế; Việt Nam là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong thực
hiện các cam kết. Cái nhìn lệch lạc của Phạm Chí Dũng cần phải loại bỏ.
Trần Định